TÔN THẤT BÌNH
Cụ Ưng Bình Thúc Giạ (trái) và cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy
Lý do tổ chức lễ sanh điếu của cụ Ưng Bình
Trong một buổi đi đưa đám một người bạn, cụ Thúc Giạ rỉ tai cụ Thảo Am.
- Yêng nghe kìa, cũng một con người ấy, khi sống ở nghị trường chỉ nghe toàn chuyện xấu của mình, đến khi chết, lại được nghe toàn chuyện tốt. Không hiểu họ tìm đâu ra chuyện mà giỏi dữ vậy!
Cụ Thảo Am hóm hỉnh hỏi : "Rứa thì Yêng có muốn nghe chuyện tốt của Yêng không ? Tôi bày cho một cách, Yêng cứ giả chết rồi người ta sẽ làm lễ sanh điếu cho Yêng, lúc đó mặc sức Yêng được nghe chuyện tốt lúc còn sống."
Cụ Thúc Giạ ngẫm nghĩ rồi bật cười:
- Được rồi, tôi sẽ tổ chức lễ sanh điếu, nhưng đích thân Yêng phải làm bài văn tế nghe!
Cụ Thảo Am đồng ý.
Thế là sau đó, cụ Ưng Bình tổ chức lễ sanh điếu thực lúc cụ 75 tuổi. Đây thực là một lễ hiếm thấy ở Huế. Trong ngày ấy bạn bè thân thuộc kéo nhau đến chúc mừng cụ, liễn đối treo chật nhà, không khí ngày đối sống thật nhộn nhịp, chẳng nghe một tiếng khóc mà toàn vang lên những tràng tiếng cười rộn rã. Bạn bè của Hương Bình thi xã đều đến và được cụ Ưng Bình niềm nở tiếp đón. Đến buổi nghe đọc văn tế sống, cụ chủ soái Hương Bình thi xã ngồi trên ghế, đích thân ông bạn phó soái tâm giao xướng đọc sáng tác của mình. Sau bài văn tế công phu, đầy ngôn ngữ trào lộng, cụ Thảo Am còn tặng thêm hai câu đối:
Cô Huệ, cô Na đương đọc vở kép đào, họ quyết yêu cầu thầy ở lại.
Ông Lý, ông Đỗ dẫu ngứa nghề ngâm vịnh, ai cho nghinh tiếp cụ về chơi.
Núi Ngự, sông Hương
Vào những năm 1948 - 1954 những cây thông trên núi Ngự Bình đều bị quân Pháp và lính bảo vệ đốt trụi, còn sông Hương thì vắng khách làng chơi. Nhà thơ trào phúng ở Huế là cụ Thảo Am Nguyễn Khoa Vy đã làm 2 câu thơ :
Núi Ngự không cây cu đậu đất
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời.
Hai câu này ám chỉ cảnh thay đổi của xứ Huế lúc bấy giờ và ngỏ ý mong cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị tiếp thêm hai câu cho trọn câu hò. Cụ Ưng Bình không những làm tiếp 2 câu mà còn làm thêm một bài trả lời để nói lên lòng yêu quê hương đất nước và lòng tin tưởng ở tiền đồ xán lạn của dân tộc như sau :
Hỏi:
"Núi Ngự không cây cu đậu đất
Sông Hương vắng khách đĩ kêu trời"
Ai ơi cho hỏi một lời
Vì sao non nước đổi dời ra ri ?
Trả lời:
Nợ nước này non hãy còn như cũ
Giang sơn hữu chủ ai nhủ em lo
Rồi đây tái tạo cơ đồ
Sẽ có cây cho chim đậu, cũng có đò cho em đi.
(Theo Tôn nữ Hỷ Khương - "Tiếng hát sông Hương")
Sự khẳng định của cụ Ưng Bình nay đã trở thành sự thực.
T.T.B
(TCSH47/05-1991)
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG