LÊ HUỲNH LÂM
"Bên thác Đỗ Quyên" của HS Mai Châu
Giấc mơ của máu và xác hoa
Bây giờ
Họ đem tên tôi đưa lên thập giá
Giữa một buổi chiều mùa đông
Người con gái khấn nguyện cho tên tôi chết không toàn thây
Tôi nhìn triệu hạt mưa vỡ ra hồn nước
Trong suốt như nước mắt người con gái
Tôi bước vào thế giới của nỗi buồn
Và sự bi tráng của tên hề đang cười trong chiếc thòng lọng
Xa xa có hai chiếc bóng hò hẹn trên địa cầu
Một người đang nằm trong cơn hấp hối đức tin
Một người đang dang hai tay làm thập giá
Mưa như nước mắt
Trong căn nhà không còn hơi ấm của thánh thần
Trong thành phố không còn một gương mặt người
Bây giờ
Tình yêu như chiếc bong bóng vỡ giữa bầu trời
Những đứa trẻ khóc
Đàn kiến vẫn kiên cường bò qua nỗi chết
Tôi trở về ngôi đền xác thân
Lần tìm nơi cất giữ trái tim mình
Những giới luật trở nên thừa mứa
Khi mặt trời không xóa nỗi bóng đêm
Trên bức tường
Nụ cười bí mật ám ảnh cả thế giới
Và vết nứt của mặt đất sẽ mở ra câu chuyện tương lai
Bây giờ
Nhà thơ đã chết lâm sàng
Chỉ còn những ngón tay viết dòng chữ vô hồn
Tôi bước qua dòng sông buổi chiều
Nơi công viên của xã hội quá độ men trong mạch máu
Những bức tượng như muốn bay khỏi mặt đất này
Nơi đây
Chỉ còn dấu chân người con gái trong mịt mù ký ức của bụi sương
Và loài dã nhân từ rừng rú tràn về
Trong tâm tưởng nô lệ của thành phố
Bài thơ phải được mã hóa linh hồn
Và trang giấy được ngụy trang bằng những xác chữ
Tôi trở về khu vườn của mẹ
Chỉ còn tiếng thở của khóm tre già
Và lời thì thầm của dòng sông tình ái
Tôi nghe bài hát quen thuộc của người cha và tiếng đàn mềm trong cõi nhớ
Một vì sao bơ vơ giữa nền trời
Chợt vụt tắt khi nhận ra sự dối lừa của bàn chân
Và bàn tay bày trò ve vuốt
Cùng những lời hứa hão huyền của cái micro
Trên ngọn đồi
Một bông hoa đang nở
Thi sĩ gối đầu lên khe nhớ
Nghe tiếng nhạc vỡ trong từng hạt sương hồng
Và hơi thở gấp của buồng phổi
Hòa nhịp đập trái tim của cánh rừng
Cùng mùi hương lá trắng quyện vào giấc ngủ
Bầy chim vỗ cánh
Đánh thức giấc mơ người con gái trong khu vườn
Đang đặt chiếc vòng gai lên đầu thi sĩ
Chỉ còn
Máu
Xác hoa
Và giấc mơ ái tình
Một mình thi sĩ
bước vào vĩnh cửu...
(SDB8/3-13)
BẠCH DIỆP
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI