LÊ HUỲNH LÂM
"Bên thác Đỗ Quyên" của HS Mai Châu
Giấc mơ của máu và xác hoa
Bây giờ
Họ đem tên tôi đưa lên thập giá
Giữa một buổi chiều mùa đông
Người con gái khấn nguyện cho tên tôi chết không toàn thây
Tôi nhìn triệu hạt mưa vỡ ra hồn nước
Trong suốt như nước mắt người con gái
Tôi bước vào thế giới của nỗi buồn
Và sự bi tráng của tên hề đang cười trong chiếc thòng lọng
Xa xa có hai chiếc bóng hò hẹn trên địa cầu
Một người đang nằm trong cơn hấp hối đức tin
Một người đang dang hai tay làm thập giá
Mưa như nước mắt
Trong căn nhà không còn hơi ấm của thánh thần
Trong thành phố không còn một gương mặt người
Bây giờ
Tình yêu như chiếc bong bóng vỡ giữa bầu trời
Những đứa trẻ khóc
Đàn kiến vẫn kiên cường bò qua nỗi chết
Tôi trở về ngôi đền xác thân
Lần tìm nơi cất giữ trái tim mình
Những giới luật trở nên thừa mứa
Khi mặt trời không xóa nỗi bóng đêm
Trên bức tường
Nụ cười bí mật ám ảnh cả thế giới
Và vết nứt của mặt đất sẽ mở ra câu chuyện tương lai
Bây giờ
Nhà thơ đã chết lâm sàng
Chỉ còn những ngón tay viết dòng chữ vô hồn
Tôi bước qua dòng sông buổi chiều
Nơi công viên của xã hội quá độ men trong mạch máu
Những bức tượng như muốn bay khỏi mặt đất này
Nơi đây
Chỉ còn dấu chân người con gái trong mịt mù ký ức của bụi sương
Và loài dã nhân từ rừng rú tràn về
Trong tâm tưởng nô lệ của thành phố
Bài thơ phải được mã hóa linh hồn
Và trang giấy được ngụy trang bằng những xác chữ
Tôi trở về khu vườn của mẹ
Chỉ còn tiếng thở của khóm tre già
Và lời thì thầm của dòng sông tình ái
Tôi nghe bài hát quen thuộc của người cha và tiếng đàn mềm trong cõi nhớ
Một vì sao bơ vơ giữa nền trời
Chợt vụt tắt khi nhận ra sự dối lừa của bàn chân
Và bàn tay bày trò ve vuốt
Cùng những lời hứa hão huyền của cái micro
Trên ngọn đồi
Một bông hoa đang nở
Thi sĩ gối đầu lên khe nhớ
Nghe tiếng nhạc vỡ trong từng hạt sương hồng
Và hơi thở gấp của buồng phổi
Hòa nhịp đập trái tim của cánh rừng
Cùng mùi hương lá trắng quyện vào giấc ngủ
Bầy chim vỗ cánh
Đánh thức giấc mơ người con gái trong khu vườn
Đang đặt chiếc vòng gai lên đầu thi sĩ
Chỉ còn
Máu
Xác hoa
Và giấc mơ ái tình
Một mình thi sĩ
bước vào vĩnh cửu...
(SDB8/3-13)
LTS: Thái Ngọc San sinh năm 1947 tại An Thủy, Lệ Ninh. Thơ in trên các báo Sài Gòn cũ từ năm 1963. Trưởng thành qua phong trào đô thị, là nhà thơ tranh đấu của thành phố Huế và các đô thị miền Nam, những bài thơ xuống đường của Thái Ngọc San lưu hành trước năm 1975 đã khẳng định phong cách thơ riêng của anh.
HẢI BẰNGChuông Thiên Mụ
PHẠM TẤN HẦUXứ sở dịu dàng
TRẦN HOÀNG PHỐMùa xuân trong mưa
LÊ THỊ MÂY
NGUYỄN KHOA ĐIỀMmẹ và quả
LÊ HUỲNH LÂMNghĩ về những ngày mưa gió
(Hưởng ứng cuộc thi thơ lục bát)
LTS: Sinh năm 1972, hội viên Hội Nhà văn TT.Huế. Thơ Tường có ấn tượng từ khi còn sinh viên và đã được nhiều giải thưởng như Tác phẩm tuổi xanh, giải VHNT Cố đô Huế, thơ hay Tạp chí Sông Hương, Tạp chí Cửa Việt…Sau 2 tập thơ Hoa cúc mùa thu và Lá tháng chạp, Tường “nín” một thời gian khá dài rồi lại “Quang gánh” với trường ca. Đã vậy, Sông Hương cũng “Quang gánh” lại trường ca này với đề tựa của nhà thơ trẻ Lương Ngọc An.
NGÔ MINHViếng anh Thanh Hải
ĐỖ VĂN KHOÁIMưa trên sông tôi về
NGUYÊN QUÂNĐêm trên Bạch Mã
HẢI TRUNGBờ kè hạnh phúc
THANH TÚĐồng điệu xanh
Ngày 1 - 4 - 2010, Đại tá, nhà thơ Nguyễn Trọng Bính vĩnh viễn không còn làm thơ nữa! Quê gốc Hà Tĩnh, Nguyễn Trọng Bính nguyên là Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, một con người nặng tình với Huế và Tổ quốc ông từng cầm súng bảo vệ này. Viết bài thơ dưới đây, ông như đã đoán định được ngã rẽ phía trước dẫu còn nhiều trăn trở đúng với nỗi lòng của một nhà thơ mang theo mình 40 năm tuổi Đảng.
LÊ VIẾT XUÂNĐi tìm
NGÔ MINHCơm niêu
HẢI BẰNG Rút từ trong di cảo Ký ức thơ
NGUYỄN LÃM THẮNGNgợp tình
NGUYỄN KHOA NHƯ ÝĐắm đuối