Gấu trắng

10:54 27/12/2021


E. RUXACỐP (Nga)

Minh họa: Phạm Đại

- Thôi, không nhắc đến chuyện này nữa, - Khuđônôgôp cau có nhìn vợ, tuyên bố với giọng nghiêm khắc. - Nói thế đủ rồi. Vấn đề coi như đã xong. Phải, anh rất tiếc về chuyện đã xẩy ra. Anh có lỗi. Nhưng thôi, đủ rồi, không phải nói nhiều nữa, em rõ chưa?

- Rõ, - chị vợ gật đầu. - Em hoàn toàn đồng ý với anh.

- Thế là tót. Coi như chúng ta đã thỏa thuận với nhau: không nói một lời nào về chuyện này nữa!

- Được, được. Không một lời nào nữa.

- Vì dù sao chúng ta đều là những người có học cả - sau một phút im lặng người chồng nói - Không nên vì chuyện không đâu mà làm ầm ĩ lên... đúng không?

- Đúng, hoàn toàn đúng, - người vợ gật đầu - Chính em là người có lỗi - giá lúc ấy em đừng đi vào buồng... Giá em không vào... thì đã không có chuyện gì...

- Đấy, em lại nhắc đến chuyện ấy rồi!

- Không, chẳng qua em chỉ muốn nói rằng, giá như em không biết gì, giá như em không nhìn thấy gì... thì mọi việc đã êm thấm.

- Tất nhiên rồi. Nhưng dù sao cũng đã xảy ra chuyện gì đâu. Hơn nữa, em phải biết rằng... lúc đó anh đang trong trạng thái... say rượu.

- Em biết, - người vợ nói.

- Đấy! Thế thì có chuyện gì mà ầm ĩ nào? Có gì nghiêm trọng xảy ra đâu?

- Phải, không có gì cả.

- Em làm sao thế nhỉ?

- Làm sao là làm sao?

- Sao em cứ xị ra thế?

- Xin lỗi, - người vợ cười gượng. Em xin lỗi anh. Em sẽ không buồn nữa.

- Em đúng là dở hơi dở hồn! - Khuđônôgôp ôm lấy vợ và hôn vào thái dương cô một cái. - Thôi, em đừng buồn nữa. Vì em có nhìn thấy chuyện gì khủng khiếp đâu...

- Thôi, anh đừng nói nữa, - người vợ ngắt lời.

- Anh và cô ta... chỉ hôn nhau có một cái thôi...

- Thôi, em xin anh đừng nói nữa! Chính anh vừa đề nghị là không nhắc đến chuyện này nữa cơ mà!

- Tất nhiên rồi, với lại, thực ra cũng chẳng có chuyện gì phải nói cả.

Người vợ thở dài đánh sượt.

- Sao em cứ thở dài thế? - Khuđônôgôp bực mình gắt lên, - Em cứ làm cái bộ mặt sầu não như thế để làm gì?

- Xin lỗi, em không thế nữa.

- Thôi nhé, chấm hết! Không nhắc đến chuyện này nữa, - sau khi im lặng một chút anh chồng lại lên tiếng - Không một lời nào nữa! Chuyện không có gì cứ nhắc đi nhắc lại hoài... bực cả mình.

- Thôi được, thôi được.

- Giá bảo như xảy ra chuyện gì nghiêm trọng cơ. Như anh phản bội em chẳng hạn... lại là chuyện khác, - Khuđônôgôp bắt đầu lý luận. - Đằng này hoàn toàn chưa có chuyện gì cả.

Chị vợ im lặng.

- Sao em im lặng thế? - Khuđônôgôp lại bắt đầu thấy bực.

Thì chúng ta vừa thỏa thuận... không nói gì về chuyện này nữa cơ mà!

- T-u-y-ệ-t! - Anh chồng mặt hằm hằm đi đi lại lại trong phòng. - "Chúng ta đã thỏa thuận"! Theo em, như thế là chúng ta sẽ hoàn toàn không nói gì với nhau nữa à? Không nói đến chuyện ấy nữa, có nghĩa là không còn chuyện gì khác để nói hay sao? Khô-ô-ông. Chúng ta sẽ nói chuyện khác.

- Ừ, thì nói chuyện khác - chị vợ uể oải gật đầu.

Họ không bật đèn, nên trong buồng mỗi lúc một tối. Qua cánh cửa mở hé ngoài ban công, những âm thanh ngoài phố lọt vào trong buồng: tiếng chó sủa xa xa, tiếng người cười, tiếng gió thổi, tiếng cành lá xào xạc, tiếng một chiếc xe máy rú qua.

Người vợ vẫn ngồi thu lu hai chân co sát vào nhau trong góc đi văng. Dáng người bé nhỏ, mắt to, mặc chiếc váy giản dị màu vàng, trong bóng tối trông chị ta giống như một cô bé con ốm yếu, sợ sệt.

Khuđônôgôp - người cao to, vai rộng, tóc dày, có khuôn mặt và dáng dấp của một thủ trưởng lớn - vẫn đi đi lại lại trong căn phòng.

- Hôm nay ở cơ quan anh lại gặp chuyện khó chịu, - anh cố gắng lái câu chuyện sang hướng khác.

- Chuyện gì?

- Bên giao hàng chúng nó lừa anh... Quỷ tha ma bắt chúng đi. Anh đang lo quý này chưa đưa phân xưởng hai vào hoạt động được. Đúng là bọn đểu! Có khi anh phải đích thân lên Cục... hay thậm chí lên thẳng Bộ.

- Việc gì phải lên ngay Bộ? - chị vợ tỏ vẻ ngạc nhiên một cách hờ hững.

- Không thế thì không thể nào bắt chúng nó nhúc nhích được.

Chị vợ lại im lặng.

- Sao em không nói gì cả? - Khuđônôgôp vừa hỏi vừa cố quan sát nét mặt của chị trong bóng tối.

- Em đang nghe anh đây.

- "Đang nghe!"? Đ-a-ng ngh-e!... Trong khi lẽ ra có thể nói một câu gì đó, - anh chồng tức khí. - Cô còn định kéo dài cái trò này bao lâu nữa hả? Vì tôi thấy rõ là cô vẫn chỉ nghĩ đến cái chuyện ấy...

- Em không thế nữa, - chị vợ nói. - em sẽ cố không nghĩ đến chuyện ấy nữa.

- Với lại chẳng có vấn đề gì phải nghĩ ngợi cả.

- Tất nhiên, anh nói đúng, - chị vợ tán thành. - Em sẽ không nghĩ nữa.

- Không, anh nói nghiêm túc đấy: không một lời nào về chuyện nấy nữa nhé, em rõ chưa?

- Rõ... - chị vợ lí nhí đáp.


Khuđônôgôp dừng lại. Anh đang đứng giữa phòng, như viên thuyền trưởng đứng dạng chân trên boong tàu, hai tay đút túi quần. Anh nhìn vợ - và dường như không nhìn thấy chị. Chị ở chỗ nào?... Chị đang cười hay đang khóc? Trong góc đi văng chỉ thấy lờ mờ khuôn mặt của chị và đôi mắt to sẫm.

Bỗng nhiên anh cảm thấy vừa thương chị vừa giận chị. Anh muốn giúp đỡ người phụ nữ mảnh mai yếu đuối mà ngày xưa anh đã từng yêu và bây giờ, trong giây phút buồn tẻ này, anh bỗng nhớ lại những ngày xa xưa và những tình cảm ban đầu - tự dưng anh muốn ra an ủi chị ngay lập tức, vuốt ve, âu yếm chị, nói chuyện bông đùa làm cho chị vui.

- Ôi, em đáng thương của anh, - anh đến gần chị và ngồi xuống bên cạnh. - Em đang suy tư gì thế, em bé bỏng của anh? Em nghĩ gì mà nghĩ hoài vậy?... Chao ôi, giá anh chia sẻ được những lo toan của em...

- Anh đừng giận em, - mủi lòng trước cử chỉ dịu dàng âu yếm của anh, chị nói giọng như khóc, - Em đã cố không nghĩ đến chuyện ấy... nhưng không được, em đã hết sức cố... nhưng không ăn thua gì. Anh đừng trách em.

- Sao em lại nói thế, em bé bỏng của anh. - Anh vuốt nhẹ đầu chị như vuốt ve đứa bé. - Em hãy bình tĩnh, đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa

- Em đã cố không nghĩ rồi... nhưng không được... không được! Em càng tự nhủ mình không được nghĩ đến chuyện ấy bao nhiêu, thì lại càng nghĩ về nó bấy nhiêu...

Rồi chị sụt sịt khóc. Khuđônôgôp không nhìn thấy nước mắt của chị, nhưng những giọt nước nóng bỏng cứ chảy thành dòng xuống bàn tay anh.

- Anh hiểu, - anh ôm chặt chị vào mình, dùng mu bàn tay lau nước mắt cho chị. - Không muốn nghĩ... nhưng vẫn cứ nghĩ đến... anh hiểu... Em có biết không, nó cũng giống như trò chơi của trẻ con ấy: thi trong vòng mười phút không nghĩ đến con gấu trắng...

- Nghĩa là thế nào? - Chị vợ chưa hiểu.

- Đấy nhé, em thử đi - tôi không nghĩ đến gấu trắng. Em cứ thử không nghĩ đến gấu trắng xem. Em sẽ không thể làm được và lúc nào trong đầu em cũng chỉ nghĩ đến nó thôi. Nào... em cứ thử xem nào!

Họ im lặng khoảng nửa phút.

- Chịu... Em không sao nghĩ được con gấu trắng nào như thế cả, - chị vợ nói và thút thít khóc. - Em toàn nghĩ đến chuyện khác.

Khuđônôgôp phì cười, kéo sát chị vào người mình, ôm chặt đôi vai mảnh khảnh của chị - và hai người cứ ngồi im lặng như thế vài phút.

Trong phòng đã tối hẳn.

Cả hai đều không muốn nói gì nữa.

Lòng thương hại vợ vừa thoáng qua trong anh đã nhanh chóng tan biến... nhưng Khuđônôgôp chưa muốn đứng lên vội. Anh muốn dỗ dành cho vợ nguôi hẳn, nên anh tiếp tục ngồi bên chị, ôm chặt chị và dịu dàng vuốt ve chị.

Anh cố nghĩ về chị, về người vợ đáng thương, anh cố nghĩ đến chuyện chị bị cô đơn quá, nhưng anh không tài nào nghĩ như thế được, và không hiểu sao anh cứ toàn nghĩ đến con gấu trắng.

Còn vợ anh, lặng lẽ, và nhút nhát, và gần như đã nguôi ngoai, thì cố gắng nghĩ về con gấu trắng, nhưng tiếc thay, chị cũng không sao làm được chuyện đó.

Thái Hà dịch
(TCSH50/07&8-1992)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: R. Grossmith sinh năm 1954 ở Dagenham thuộc London, nhận bằng tiến sĩ với luận án về Nghệ thuật tiểu thuyết của Vladimir Nabokov và hiện sống ở Glasgow, nơi ông làm việc biên soạn tự điển.

  • L.T.S: Nikom Rayawa là nhà văn trẻ sinh ở một làng phía Bắc thủ đô Băng Cốc. Nikom Rayawa thuộc phái văn học "Trăng lưỡi liềm" có xu hướng nhân bản và tự do.

  • Lỗ Tấn là nhà văn hiện đại Trung Quốc rất đỗi quen thuộc với bạn đọc Việt Nam. Ông quê ở Thiệu Hưng, Triết Giang, sinh ngày 25 tháng 9 năm 1881, mất ngày 19 tháng 10 năm 1936. Năm nay là năm kỉ niệm 130 năm ngày sinh và 75 năm ngày mất của ông.

  • William Butler Yeats (1865 - 1939) là nhà thơ và kịch tác gia lớn của Ailen, sinh ở Dublin. Cùng với T.Eliot, Yeats đã cách tân nền thơ Anh và Ailen. Được giải thưởng Nôbel năm 1923. Sáng lập Hội Văn học Ailen và Nhà hát Quốc gia Ailen.

  • LGT: O. Henry là bút danh của William Sydney Porter. Ông sinh năm 1862 và mất năm 1910, cùng năm qua đời của Mark Twain.

  • LGT: James Ross là nhà văn đương đại của Anh. Ông là một trong số những thành viên của trường phái Không Tưởng. James sống trong một căn nhà cũ, viết bên một chiếc bàn cũ bằng một chiếc máy tính xách tay giá rẻ, theo như lời ông nói. James Ross bắt đầu cầm bút từ năm 1996, cho đến nay đã viết hàng loạt truyện ngắn mang phong cách riêng, đậm chất huyền ảo và giả tưởng.

  • Mia Couto sinh ngày 5 tháng 7.1955 tại Beira, Mozambique. Ông là nhà văn Mozambique nổi tiếng. Các tác phẩm của ông viết bằng tiếng Bồ Đào Nha, đã được dịch rộng rãi ra nhiều thứ tiếng và được in ở trên 22 quốc gia. Truyện ngắn dưới đây được David Brookshaw dịch từ tiếng Bồ Đào Nha sang tiếng Anh. Bản tiếng Việt theo David Brookshaw.

  • LGT: Ngày nay, khi văn học dần rời xa đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì truyện cực ngắn là một trong những thể loại được người sáng tạo và người đồng sáng tạo quan tâm. Tuy nhiên cho đến nay thì dường như vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho cái gọi là “truyện cực ngắn”. Truyện cực ngắn còn được biết đến dưới nhiều dạng thức định danh như “truyện chớp” (flash fiction), “truyện bất ngờ” (sudden fiction), “vi truyện” (micro fiction)...

  • L.T.S: Kurt Kusenberg (1904-1983), sinh ở Göteborg, Thụy Điển, mất tại Đức. Giám đốc văn học suốt ba mươi năm tại một nhà xuất bản trong nước và chủ biên một loại sách viết riêng về các triết gia, bác học và nhà văn. Tác giả của nhiều truyện kể mang màu sắc kỳ dị.

  • L.T.S: Miguel Rojas Mix, sinh năm 1934 tại thủ đô Chi-lê. Giám đốc viện Nghệ thuật châu Mỹ La tinh thủ đô San Chiago. Bỏ Chi lê sang Pháp dạy học ở Đại học Paris VIII. Viết tiểu luận, truyện ngắn, sách thiếu nhi. “Bàn tay Chúa” là truyện ngắn ác liệt tố giác chính quyền Pi-nô-chê khát máu tại Chi-lê chỉ có thể gây ra khổ đau, chết chóc, ly hương và quật khởi cho nhân dân xứ này. Truyện mang ý hướng ngụ ngôn, gợi ý, gợi hình, vừa có nét thần kỳ mà vẫn không xa hiện thực.

  • LTS: Valentin Rasputin sinh năm 1937 tại một ngôi làng ở Siberia, Ust-Uda. Tốt nghiệp xong đại học Irkutsk, ông làm việc cho các tờ báo ở Irkutsk và ở Krasnoyarsk trong nhiều năm. Truyện ngắn đầu tiên của ông xuất hiện năm 1961. Truyện “Tiền bạc cho Ma-ria” đem lại danh tiếng cho ông. Với những truyện xuất hiện sau đó như “Kỳ hạn cuối cùng”, “Hãy sống và nhớ đến tôi”, “Vĩnh biệt Ma-chi-ô-ra”, ông được khẳng định như một trong những nhà văn Xô-viết lớn nhất. Truyện ngắn dưới đây xuất hiện trong một tập truyện mới của ông, tập truyện có đề là “Cuộc sống và tình yêu”.

  • LGT: Hồ Thích là nhà văn, học giả lớn của Trung Quốc. Truyện cực ngắn này đã rạch đôi hai nền văn minh với hai lối sống, hai cách tư duy. Với nền văn minh nông nghiệp, xã hội tiểu nông, mọi thứ chỉ cần tương đối. Đem lối sống, cách tư duy ấy sang nền văn minh đại công nghiệp thì trật khớp hết, và… chết.

  • PHRÊ-ĐRÍCH SI-LAN-ĐE- Tất cả đứng dậy, - viên mõ tòa nói với giọng đều đều.Ông chánh án bước vào, kéo ghế lại gần rồi ngồi xuống.- Tất cả ngồi xuống, - viên mõ tòa làm xong phận sự, chẳng còn buồn để ý đến những gì diễn ra trước mắt.

  • A-ri-en Đot-phơ-man sinh năm 1942 tại Chi-lê. Giáo sư dạy thuyết giảng tại Đại học Văn thuộc Viện Đại học Chi-lê, ông phải rời bỏ Chi-lê vào năm 1973, viết truyện ngắn, tiểu luận và thơ.Truyện ngắn Viên thuốc bọc đường viết theo kỹ thuật chen lồng đối thoại và chen lồng hiện tại và tương lai.Nội dung truyện vạch trần sự vật lộn miếng ăn tại Hoa Kỳ khiến cho lắm kẻ tha phương lao vào một số nghề nghiệp nguy hiểm, khốn nạn.

  • An-ghiêc-đax Pô-xi-ux, sinh năm 1930, tại làng Ketubai - ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Litva ở Học viện Giáo dục Klaipeda - Ông viết văn vào năm 1953, tác giả của nhiều truyện ký, đồng thời ông còn là nhà văn viết nhiều cho tuổi thơ.

  • VLA-ĐI-MIA XÔ-LÔ-KHINThị trấn nhỏ giữa buổi trưa hè bụi bậm, buồn tanh, vắng ngắt. Chẳng biết tự bao giờ, giữa thị trấn đã sừng sững một tòa đại giáo đường năm tháp nhọn. Nổi lên giữa những mái nhà một tầng có vườn cây xanh rì bao quanh trải đều lúp xúp hai bên bờ sông là gần chục nhà thờ, mà tháp của chúng cái thì màu da trời, cái thì màu lục, cái thì màu vàng.

  • Marie Luise Kaschnitz (1901-1974) là một nữ văn sĩ nổi tiếng và tiến bộ của Tây Đức, sinh trưởng ở Cac-lơ Xru-e (Karlsruhe) trong một gia đình sĩ quan. Bắt đầu hoạt động với tư cách cây bút văn xuôi từ những năm 20.

  • K. PAU-TỐP-XKISố phận một nguyên soái của Na-pô-lê-ông - mà chúng ta sẽ không gọi tên để khỏi làm phiền lòng những nhà sử học và những kẻ mọt sách - xứng đáng để đem kể cho các bạn, những người đang phàn nàn về sự nghèo nàn của tình cảm con người.

  • LTS: Vassily Shukshin (1929-1974), một diễn viên tài hoa, một đạo diễn phim lỗi lạc, một nhà văn tên tuổi. Thật khó nói lãnh vực nghệ thuật nào đã quyết định quá trình hình thành tài năng của Shukshin: truyện ngắn, tiểu thuyết hay điện ảnh? Nhưng dẫu sao vẫn không cần bàn cãi gì nữa về giá trị truyện ngắn của Shukshin. Xin giới thiệu một trong những truyện ngắn viết vào những năm cuối đời của nhà văn.

  • LGT: Irving Stone (1903-1989), nhà văn Mỹ hiện đại, nổi tiếng trong nước và trên thế giới nhờ những kịch bản phim lịch sử, những tác phẩm về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng, nhất là những cuốn “Khát vọng cuộc sống” (Lust for Life) viết năm 1934, về Vincent van Gogh, danh hoạ Hà Lan, “Tê tái và Đê mê” (The Agony and the Ecstasy) viết năm 1961, về Michelangelo, danh hoạ và nghệ sĩ điêu khắc Italy, “Thuỷ thủ trên lưng ngựa” (Sailor on Horseback) về Jack London, nhà văn Mỹ lừng danh...).