Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - gọi thân mật là Nguyên “đầu bạc” (vì mái đầu bạc trắng từ lúc còn trẻ) - một người xứ Nghệ “thuần chủng” cha ở Nghệ An, mẹ ở Hà Tĩnh, nhưng đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội.
Nguyên “đầu bạc” trò chuyện với Tiền Phong xung quanh công việc của một người Nghệ đang “quản” Hội nhà văn của Thủ đô. Bằng chất giọng Nghệ đặc sệt- chất giọng mà sống ở Hà Nội già nửa đời người, ông vẫn không có khả năng thay đổi...
Ông là một người con xứ Nghệ nhưng lại được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, ông có cảm giác gì?
Trước khi nói về vị trí tôi đang đảm nhiệm, tôi xin nhắc lại một vài kỷ niệm. Tôi ra Hà Nội (HN) học đại học năm 1975 gắn bó với HN từ đó đến nay. Sau này lập gia đình, vợ tôi là con gái Hà Nội. Sau này con gái tôi cũng tự nhận mình là một người HN.
Hà Nội trong tôi những năm đại học. Nhớ nhất những sáng chủ nhật từ ký túc xá Mễ Trì nhảy tàu điện, ô tô buýt hoặc cưỡi xe đạp ra Ngã Tư Sở, xa nữa là Nam Đồng, xa hơn nữa là Ô Chợ Dừa để chen chúc xếp hàng mua bánh mì về cho chúng bạn. Không phải mua mà là đổi, đổi tem gạo.
Tuổi học đường nghèo tiền nhưng giàu tình, có cuộc gì vui gom góp cùng nhau ra chợ Xanh mua chút gì tươi về cải thiện. Thường ngày món chủ lực, cốt cán vẫn là rau muống. Có hẳn cả một bài thơ trường thiên ca ngợi rau muống trong tình yêu đôi lứa sinh viên. “Hôm nay anh đi chợ Xanh/Mua bó rau muống viết thành trường ca/Em ơi rồi em sẽ già/Riêng cây rau muống mãi là trẻ trung…
Hà Nội trong tôi là con tôi bây giờ mang trong mình nửa dòng máu ngàn năm đất Thăng Long. Tôi thấy HN ở bề sâu bề xa, con tôi nhìn HN ở bề mặt. Chỗ tôi nhắc hố bom giết người, con tôi thấy một building...
Hội Nhà văn HN mang đặc trưng của thủ đô là nơi hội tụ, tập hợp, chung đúc nhiều tinh hóa văn hóa của các miền khác nhau, thu hút nhiều nhân tài về hội tụ. Cho nên tính vùng miền, cục bộ địa phương, kỳ thị không phải là không có, nhưng không quá nặng nề. Vì là vị thế thủ đô, vị thế kinh thành nên tính chất thủ đô, tính chất đại diện nó mạnh hơn các vùng miền khác.
Là một người xứ Nghệ làm chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, ông cảm thấy mình gặp những khó khăn, thuận lợi nào?
Nói về thuận lợi, tôi được sự tín nhiệm của các anh chị em trong Hội, bầu lên bằng lá phiếu của mình. Trong gần một nhiệm kỳ làm việc, tôi được mọi người ủng hộ, tán đồng những quan điểm, hoạt động mà tôi đưa ra.
Bên cạnh đó, tất nhiên là có những trở ngại. Tính từ năm 1975, tôi đã có 40 năm sống ở HN nhưng để du nhập HN, vào văn hóa Thăng Long, để tìm hiểu về HN như một người không sinh ra ở HN mà sống trên đất HN thì đó không phải là một điều dễ dàng.
Để đảm nhiệm vị trí này, tôi đã có quá trình tích lũy cách ứng xử, văn hóa của người HN. Trong quá trình đó, tôi hết sức tránh thể hiện tính địa phương của mình. Nếu hỏi trở ngại lớn nhất thì có lẽ là chất giọng Nghệ. Nhưng ngược lại nhờ nó mọi người lại nhận ra nét riêng trong con người tôi.
Giọng Nghệ vì sao lại là một trở ngại? Người Nghệ sống ở HN lâu năm thường dễ đổi chất giọng như người HN, vì sao ông vẫn khư khư giữ lấy giọng của dân “cá gỗ”?
Đã có nhiều người hỏi tôi câu này. Có một số người nói tôi cố chấp, không đổi giọng Nghệ nhưng thú thực là tôi không thể đổi được giọng như những người khác. Có lẽ, ở cái tuổi mười tám, hai mươi tôi mới rời quê nên cái chất quê cộng với tâm sinh lý đã khiến tôi không đổi giọng được.
Tôi thấy những người lớn tuổi, những người trẻ gốc Nghệ ở HN thì họ nói giọng HN, còn khi về quê họ lại nói giọng Nghệ. Nhưng tôi thì lại không làm được thế. Mà nếu đã không đổi được thì mình không nên cố, cứ để tự nhiên. Bạn bè tôi thương, bảo giọng tôi khó nghe nhưng khi ngâm thơ lại khá hay. Đó không phải là sự cố chấp, cứ tỏ vẻ ta đây vẫn là quê, vẫn là gốc đấy.
Một ngọn gió qua sông Hồng cũng đậm chất Thăng Long
Từ trước đến nay nhiều văn nhân xứ Nghệ đã bồi đắp cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội từ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đến Xuân Diệu, Huy Cận... Họ là những người đã sống nhiều ở Hà Nội và tỏa sáng ở Thủ đô. Ông có nhận xét gì về điều này?
Khi còn 10 năm nữa là kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long HN, trong một cuộc hội thảo tôi đã từng nói: Đến một ngọn gió bay qua sông Hồng cũng đậm chất Thăng Long, đậm chất kinh thành.
Người ta rút ra rằng, không riêng gì HN mà bất kỳ một thủ đô nào có truyền thống bề dày lịch sử, những nhà văn hóa lớn, nhất là các nhà văn, nhà thơ thì dù ở đâu họ cũng trở về thủ đô.
Nguyễn Du từng viết: “Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long” (bạc đầu còn được thấy Thăng Long) thấy chốn đô thành trải thăng trầm lịch sử vẫn “do thị Thăng Long cựu đế kinh” (đây vẫn còn là Thăng Long kinh đô cũ), dẫu cảnh cũ người xưa đã lắm đổi thay theo sự biến thiên của dòng đời và thời cuộc… Tôi thấy Nguyễn như đang về đâu đó giữa Hà Nội những ngày đầu năm 2000, ông không ngủ, văng vẳng tiếng sáo dắt ông đi tìm lại một Thăng Long xưa trong một Hà Nội nay.
Tôi muốn tìm hiểu xem Hồ Văn, nơi mà Nguyễn Du được nghe cô gái ôm đàn cầm chơi để từ đó ông làm thành tuyệt tác Long Thành cầm giả ca. Đó là ví dụ về sự đóng góp của văn hóa vùng miền.
Theo ông, chất văn hóa đặc trưng nhất của HN là gì?
Chất văn hóa của HN đó là chất thủ đô, nó dung hòa và độc lập. Hay nói cách khác, sự tiếp kiến văn hóa nó đan xen với sụ dung hòa. Đó là một đặc trưng của văn hóa Thủ đô. Nhưng hiện nay chất dung hòa đó đang kém bộ lọc. Đời sống xã hội xô bồ, bát nháo nên cái cũ có thể bị mất đi, cái mới, cái tốt đẹp mới chưa được định hình, ổn định.
Thưa ông, nhìn lại Thủ đô, sau 60 năm kể từ ngày giải phóng 10/10/1954, có một dòng văn học vẫn chảy xuyên suốt, những thời điểm này có phải đang là quãng phẳng lặng không?
HN sau ngày 10/10/1954, tính đến nay đã 60 năm giải phóng, quãng thời gian đó có 20 năm là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa và 40 năm thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam. Có thể nói đây là cái nôi của mọi hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật. Vừa rồi chúng tôi có cuộc gặp gỡ với những nhà văn nhà thơ trở về từ sau giải phóng thủ đô. Nhìn vào quang cảnh phố phường hiện nay, họ không khỏi ngậm ngùi, cảm hoài, tiếc nuối. Một HN đô thị có vẻ như đang mất mát, phai nhạt đi.
Dòng chảy văn học 60 năm ấy, nếu kể ra thành tựu thì vẫn kể được. Nhưng để trở thành một trung tâm văn hóa thủ đô, tôi chưa nói là đầu não, thì còn thiếu.
Hội Nhà văn Hà Nội có gần 600 hội viên, với vị thế Thủ đô mà 63 Hội văn nghệ của 63 tỉnh thành trong cả nước không có được. Nên chúng tôi làm gì cũng luôn cố gắng, từ việc trao giải thưởng, kết nạp hội viên, tổ chức các cuộc hội thảo.
Ví dụ: Xét giải thưởng không phải xét cho hội viên mà xét cho những những ai từng sống ở HN và có những tác phẩm xứng đáng. Cũng như chúng tôi tổ chức các cuộc hội thảo phải có vị thế. Tôi cho rằng, Hội có tính phong trào nhưng đó phải có tính thủ đô, chất thủ đô và tính đỉnh cao.
Chưa có tác phẩm đỉnh cao về Hà Nội
Sau quãng thời gian 60 năm nhìn lại, phải chăng những tác phẩm về HN đang ít đi, thưa ông?
Vừa rồi, dịp nhà văn Tô Hoài mất, tôi đã đề xuất sáng lập ra một giải thưởng Tô Hoài để trao giải cho những tác phẩm viết về HN dành cho những người sống ở HN và cả những nguười HN xa quê viết về HN. Hai năm trao giải một lần vào năm chẵn, đúng ngày sinh của Tô Hoài. Tuy nhiên do thời gian gấp quá nên vẫn chưa triển khai được. Chúng tôi đang cố gắng xây dựng để kịp trao giải vào nhiệm kỳ tới nhằm vinh danh nhà văn đích thực của HN, quê HN, có những đóng góp để đời cho HN. Đồng thời kích thích sự sáng tạo, đóng góp của họ...
Tôi đã định tổ chức một cuộc thi sáng tác văn xuôi, tiểu thuyết về HN. Theo tôi, mỗi người đều có một HN riêng của mình, dù là người ngụ cư, người chính gốc, những người ở các vùng miền khác đã từng đến HN.
Cũng phải thừa nhận rằng, những tác phẩm thực sự về HN, đỉnh cao để khi vừa nhắc đến người ta đã nhớ thì chưa có..
Thực tế thưa vắng tác phẩm đỉnh cao về Hà Nội phải chăng cũng có một nguyên nhân là HN đang kém hấp dẫn hơn, chất văn hóa đặc trưng đã loãng?
Nói về sự kém hấp dẫn Hà Nội có lẽ cũng đúng. Phải để ý một điều rằng, nếu các nhà văn viết về hoài niệm quá khứ thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu để viết về một HN xô bồ, nhốn nháo như bây giờ thì có vẻ mang âm hưởng tiêu cực.
Những cây bút viết về HN thường là những người đã có tuổi, nhiều chiêm nghiệm. Còn các cây bút trẻ viết về Hà Nội thì khá hiếm?
Những cây bút trẻ bây giờ họ thường viết về chính họ. Khung cảnh của họ cũng vẫn là khung cảnh HN. Những tác giả trẻ có thể là những người từ Sài Gòn hay nơi khác ra HN để viết về HN. Những tác phẩm đó họ chú tâm vào khung cảnh tự nhiên nhiều hơn là chú tâm vào chính HN. Nhưng cũng có những nhà văn thiết tha với Hà Nội như nhà văn Trần Chiến, nhà văn Nguyễn Việt Hà viết cuốn “Con giai phố cổ”, hầu như chỉ quẩn quanh trên khu phố cổ, nhà thờ mà không ra khỏi thành phố. Đó là người đắm đuối về HN.
Làm ở HN điều gì khiến ông thích thú nhất?
Năm 1982, tôi ra quân. Trước đó, tôi đóng quân ở Sài Gòn. Cũng phân vân nên sống ở HN hay SG nhưng rồi HN lại kéo tôi ra. Hình như với tính cách, lối sống của tôi có vẻ tôi gần với HN hơn. Nếu so sánh HN và SG thì “HN là làng, còn SG là phố”, mà tính tôi lại hợp với làng hơn.
Tôi vẫn tự coi mình là con người của làng xã, mang nếp văn hóa làng xã. Hà Nội dẫu là thủ đô nhưng vẫn mang dáng dấp làng, “một cái làng lớn nhất” như cách nói của bà người Mỹ Lady Borton. Nhà sử học Trần Quốc Vượng có lần trả lời một bạn nước ngoài hỏi địa chỉ gửi thư cho ông đã nói vui rằng: cứ đề tên và địa chỉ Hà Nội là thư khắc đến. Hà Nội như một cái làng ấy mà, trong làng ngoài xóm ai cũng biết nhau cả, nhân viên bưu tá cầm thư là họ biết chuyển cho ai rồi. Nghe tiếng gọi của Hà Nội, qua tiếng gọi của bạn bè, khi cởi áo lính tôi đã trở về Hà Nội.
Chú bé ngày nào đã lớn và Hà Nội đã khác. Cả con người và thành phố đều đang cựa mình để thay đổi. Có một lớp cán bộ trẻ những ngày đầu về cơ quan, gạo chưa có phải ăn đong, nhà không có phải nằm bàn ngay tại phòng làm việc, nói không ngoa, hồi ấy đã có những đứa bé được bố mẹ chúng thụ thai trên chiếc bàn làm việc của cơ quan, vì cưới nhau rồi mà nhà ở không có. “Giai đoạn nằm bàn” không lâu nhưng đáng nhớ. Tôi biết mình đã được chịu đựng cùng Hà Nội.
Cái tôi thích nhất ở HN đó là thời tiết. Nó có 4 mùa, nó dễ dàng đồng điệu với tâm hồn mình, văn thơ.
Cái tôi không thích ở HN đó là cái quan hệ giữa người và người (nói như vậy có vẻ hơi nặng). Ngày xưa, người ta nói lịch sự như người HN, bây giờ người ta nói tự nhiên như người HN, suồng sã như người HN.
Xin cảm ơn ông.
Nguồn: Phùng Nguyên - TP
Ký ức về những tháng ngày mải miết hành quân trên đất Campuchia, những phút giây nén lòng nhớ về quê hương, gia đình… vẫn chưa bao giờ nhạt phai trong tâm thức những người cựu chiến binh Đoàn 367 đặc công-biệt động trong kháng chiến chống Mỹ năm xưa.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố