BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
Gác Trịnh đón văn nghệ sĩ ghé về
Và nếu nhìn nghệ thuật, âm nhạc trong cuộc lữ đầy đặn tình nhân bản như thế, nhạc Trịnh Công Sơn, mãi mãi và cuối cùng sẽ luôn là một thứ Kinh - Kinh tình yêu - nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Nó làm tươi lại bông hoa đầu tiên mà con người đã mang theo từ vườn Địa Đàng”.
Năm 1990, trong một tuyển tập những ca khúc của mình, Trịnh đã viết: “Thân tặng các bạn đã một thời cùng tôi hát tình ca”. Tình ca nhạc Trịnh như mạch suối bất tận, ngọt lành chảy mãi giữa đời mà con người không thôi uống cạn mỗi khi giật mình nhìn ngắm lại cõi an trú vốn quá vô thường nầy.
Trong lời cuối bài Vẫn nhớ cuộc đời, Trịnh đã thay mặt những bất an, khắc khoải của kiếp nhân sinh để xin tình yêu ở mãi với đôi môi cứu rỗi. Vâng, Trịnh đã hát “Dù còn phút cuối, xin em nụ cười”. Xin em nụ cười, dù có thể, em sẽ đến sẽ đi, dù mộng trùng lai luôn là một cuộc hôn phối bất trắc. Và bởi: “Dù em khẽ bước không thành tiếng, cõi đời bao la vẫn ngân dài” (Vẫn có em bên đời).
Trong Tạ ơn, Trịnh Công Sơn, “người tình lãng du của nhiều thế hệ”, lại biến âm nhạc của mình thành một thứ Kinh để tụng ca sứ mệnh tình yêu trong một nỗ lực gần như là duy nhất của cõi người nhằm hái một nụ hồng vĩnh cữu thoáng bóng thiên đàng. Ừ thì, “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã đưa Em về chốn này”.
Với Mưa nguồn, Bùi Giáng, kẻ rong chơi giữa phố thị đìu hiu “Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt - Thấy một người đi lại lang thang - Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt - Mưa vi vu vì hẹn với truông ngàn”. Chút ân tình trong cỏ nhặt ấy đã dẫn Trung Niên thi sĩ họ Bùi ngẫu nhĩ trùng phùng với Trịnh trong những mộng ước không mệt mỏi với kiếp người để “hái một nhành hoa của đá”, cũng là nhành hoa tình yêu hóa thạch giữa “từng lời tà dương là lời mộ địa”.
Và có thể, em ơi “Nếu mộng không thành” chúng ta hà cớ gì không mộng ước. Bởi giữa tàn tro của Phúc Âm khi mà con người chỉ là một thứ “cát bụi mệt nhoài”, tình yêu của Trịnh hình như sẽ là địa chỉ tin cậy cuối cùng để trần gian nhờ đó mà thưa gửi cùng thiên thu. Ở đó, những tình khúc đắm đuối của Trịnh sẽ vang ngân những lời kinh tình yêu mê đắm và quyến rũ: “Những khi chiều tới cần có một tiếng cười” (Để gió cuốn đi); “Tình cho nhau môi ấm. Một lần là trăm năm”. (Tình sầu). Ở đó, kinh tình yêu Trịnh cất lên lay thức trần gian với ý nghĩa rằng, tất cả chỉ là một giấc mơ đời phù hoa và tình yêu sẽ mãi là một cám dỗ bình an giữa đến - đi, mất - còn. Trong Rồi như đá ngây ngô, với ý nghĩa đó, Trịnh thảng thốt: “Từng ngày tình đến, thiết ca ân cần - Từng ngày tình đi, một ngày vắng im”.
Có thể “Đường trần đâu có gì”, có thể, một sát na của thiên thu, con người bỗng ngậm ngùi nhận ra “Những hẹn hò từ đây khép lại, thân nhẹ nhàng như mây” (Như một lời chia tay)… Và giữa cái có thể bất ngờ Nghe những tàn phai gọi tên kiếp người ấy, Trịnh đã vươn tay thắp một ngọn nến hồng kết tủa lung linh những ánh sáng mầu nhiệm mang tên tình yêu để cho đời một ngôi nhà an trú. Đó là một ngôi nhà, một Gác Trịnh, mà âm nhạc Trịnh đã dìu những người yêu nhau vào đó, bỏ lại sau lưng những “dấu chân địa đàng” cô đơn và kiều diễm. Ngôi nhà ấy, Gác Trịnh ấy cùng những hàng cây Long Não trên đường luôn “xanh gần với nhau” cho một bảo bọc cứu rỗi.
Sinh thời, Trịnh nói: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất nầy để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.
Và chiều nay, ở Huế, trong căn gác đìu hiu, Gác Trịnh trên đường Nguyễn Trường Tộ xanh mướt hồng nhan, tôi đang hát tiếp cùng bạn bè, những tấm lòng Huế yêu Trịnh những giấc mơ đời hư ảo của Trịnh. Hát để ngỡ ngàng nhận ra trong nỗi cô đơn tột cùng rằng, hình như cuộc đời nầy vẫn quá cần thiết những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu của Trịnh.
Những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu trên Gác Trịnh để “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.
Huế. Vào hạ. 2013
B.L.Q
(SDB10/09-13)
CHÂU THU HÀ
Trong những năm qua, xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng quan tâm thực hiện.
PHƯỚC VĨNH
Nói đến những tiềm năng phát triển của Huế là nói đến các yếu tố thiên nhiên, lịch sử văn hóa, trong đó có yếu tố sông, núi, cỏ cây và con người; là nhắc đến những bài thơ sâu lắng, những giai điệu mượt mà…
LGT: Cuốn sách Florette ou la rivière des parfums của tác giả T. Trilby(*) được dịch sang tiếng Việt với nhan đề Chuyện bên dòng sông Hương(**). Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở Huế và vùng phụ cận vào thập niên 1920 của thế kỷ XX.
LƯU TRỌNG VĂN
(thực hiện)
PHAN THUẬN AN
Nghệ thuật cung đình là những loại hình nghệ thuật gắn bó thiết thân với sinh hoạt tinh thần và vật chất của giới cầm quyền tại kinh đô dưới các triều đại quân chủ ngày xưa.
PHAN TÂN
Trong năm 2018 vừa qua, ngoài kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh cũng đã triển khai những chương trình đột phá, công trình trọng điểm, tập trung lãnh đạo, tạo tiền đề, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển theo hướng nhanh, bền vững. Các chương trình này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương…
NGUYỄN VĂN CƯƠNG - NGUYỄN VĂN KHÁNH
Trong chuyến đi điền dã khảo sát di tích tại khu vực Phường Thủy Xuân, TP Huế. Chúng tôi tình cờ phát hiện một di chỉ cổ nằm lẫn khuất trong những tán cây rậm rạp trên vườn đồi của làng Dương Xuân thượng trước đây. Vạch lá dò dẫm tìm vào, chúng tôi mới nhận ra nơi mình đặt chân đến chính là một Văn Miếu, nơi thờ phụng vị Thánh về Văn, người mà được hậu thế tôn vinh là Vạn thế Sư biểu (người thầy của muôn đời), Đức Khổng Tử. Ngôi miếu nằm lọt thỏm trong những tán lá, bụi cây.
HỒ VĨNH
Đại bác là một từ dùng chung cho tất cả các loại trọng pháo hay súng lớn. Tiền thân của chúng là những máy ném đá (Thạch pháo) ra đời cách đây 1.000 năm. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII ở Việt Nam đã xuất hiện các loại pháo bằng đồng và pháo bằng sắt mà ngày nay chúng ta thường gọi là súng thần công.
KIM THOA
Chè bán ban ngày, ban đêm. Chè gánh, chè xách, chè ăn trên bờ, chè thưởng thức dưới đò. Huế bán đủ thứ chè, bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nhưng ít thấy chè hột sen.
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Hoàng tử Cảnh (1780 -1801) là con trưởng của vua Gia Long. Trong thời gian chống nhà Tây Sơn, hoàng tử Cảnh đã theo Bá-đa-lộc sang Pháp cầu viện cho họ Nguyễn. Hoàng tử Cảnh theo Thiên chúa giáo và được giám mục Bá-đa-lộc rất thương yêu.
THƠM QUANG - THANH BIÊN
Trong khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV có khá nhiều tư liệu liên quan đến trường Bách Công xưa (tức trường Cao đẳng Công nghiệp Huế ngày nay). Bên cạnh tài liệu tiếng Pháp thuộc phông Tòa Khâm sứ Trung kỳ, chúng tôi cũng xin được cung cấp thêm một số thông tin quan trọng về trường Bách Công xưa được ghi chép trong các bộ chính sử của triều Nguyễn.
NGUYỄN THÁI SƠN*
Đồng chí Nguyễn Chí Diểu (1908 - 1939) là nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam.
TRẦN ĐÌNH HẰNG - LÊ ĐÌNH HÙNG
Trải qua nhiều vấn nạn của thiên tai, địch họa mà đến nay, tài liệu nghiên cứu về thời chúa Nguyễn Đàng Trong rất hiếm hoi. Vì vậy, tài liệu lưu trữ từ gia tộc sẽ góp phần thiết thực để soi rọi một số chi tiết bổ sung cho chính sử.
LÊ VĂN LÂN
Huế là đô thị không chỉ trong nước mà cả thế giới tôn vinh với nhiều danh hiệu cao quý. Nhưng đứng trước những danh hiệu này, bản thân người Huế cũng thấy đang còn nhiều khoảng cách lớn.
LÊ QUANG THÁI
Ngày xuân còn dài, xin kể vài mẫu chuyện dê tiêu biểu trên đất kinh kỳ văn vật cốt chỉ mua vui chốc lát trong hương vị của ngày Tết cổ truyền.
PHAN THUẬN AN
Cũng như các triều đại quân chủ khác trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đã lập ra tại kinh đô một cơ quan chuyên trách về y tế, gọi là Thái Y Viện, để chăm lo sức khỏe cho hoàng gia và điều hành công việc chữa bệnh cho mọi người trong nước.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Đồi Dương Xuân ở nam sông Kim Trà (sông Hương) từng có phủ Dương Xuân là mặc định nhưng vì đồi lại lớn rộng, có nhiều phần nhấp nhô theo phương thẳng đứng, uốn éo theo bình đồ nên đồi có nhiều gò, cồn.
TRẦN ANH SƠN
Huế mà chúng tôi nhắc đến ở đây là xứ Huế ngày xưa, thuở còn là "Đô thành Thuận Hóa” của Chúa Nguyễn.
VÕ VINH QUANG - HỒ XUÂN THIÊN - HỒ XUÂN DIÊN
CAO CHÍ HẢI
Nghệ thuật sân khấu, âm nhạc vô cùng phong phú và đặc sắc, nhiều lễ hội cổ truyền và thuần phong mỹ tục tiêu biểu của người Việt được lưu truyền đến Nghệ thuật múa của dân tộc Việt xuất hiện cách đây khoảng 4000 năm.