BẠCH LÊ QUANG
Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.
Gác Trịnh đón văn nghệ sĩ ghé về
Và nếu nhìn nghệ thuật, âm nhạc trong cuộc lữ đầy đặn tình nhân bản như thế, nhạc Trịnh Công Sơn, mãi mãi và cuối cùng sẽ luôn là một thứ Kinh - Kinh tình yêu - nói như Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Nó làm tươi lại bông hoa đầu tiên mà con người đã mang theo từ vườn Địa Đàng”.
Năm 1990, trong một tuyển tập những ca khúc của mình, Trịnh đã viết: “Thân tặng các bạn đã một thời cùng tôi hát tình ca”. Tình ca nhạc Trịnh như mạch suối bất tận, ngọt lành chảy mãi giữa đời mà con người không thôi uống cạn mỗi khi giật mình nhìn ngắm lại cõi an trú vốn quá vô thường nầy.
Trong lời cuối bài Vẫn nhớ cuộc đời, Trịnh đã thay mặt những bất an, khắc khoải của kiếp nhân sinh để xin tình yêu ở mãi với đôi môi cứu rỗi. Vâng, Trịnh đã hát “Dù còn phút cuối, xin em nụ cười”. Xin em nụ cười, dù có thể, em sẽ đến sẽ đi, dù mộng trùng lai luôn là một cuộc hôn phối bất trắc. Và bởi: “Dù em khẽ bước không thành tiếng, cõi đời bao la vẫn ngân dài” (Vẫn có em bên đời).
Trong Tạ ơn, Trịnh Công Sơn, “người tình lãng du của nhiều thế hệ”, lại biến âm nhạc của mình thành một thứ Kinh để tụng ca sứ mệnh tình yêu trong một nỗ lực gần như là duy nhất của cõi người nhằm hái một nụ hồng vĩnh cữu thoáng bóng thiên đàng. Ừ thì, “Dù đến rồi đi, tôi cũng xin tạ ơn người, tạ ơn đời, tạ ơn ai đã đưa Em về chốn này”.
Với Mưa nguồn, Bùi Giáng, kẻ rong chơi giữa phố thị đìu hiu “Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt - Thấy một người đi lại lang thang - Còn ghì giữ ân tình trong cỏ nhặt - Mưa vi vu vì hẹn với truông ngàn”. Chút ân tình trong cỏ nhặt ấy đã dẫn Trung Niên thi sĩ họ Bùi ngẫu nhĩ trùng phùng với Trịnh trong những mộng ước không mệt mỏi với kiếp người để “hái một nhành hoa của đá”, cũng là nhành hoa tình yêu hóa thạch giữa “từng lời tà dương là lời mộ địa”.
Và có thể, em ơi “Nếu mộng không thành” chúng ta hà cớ gì không mộng ước. Bởi giữa tàn tro của Phúc Âm khi mà con người chỉ là một thứ “cát bụi mệt nhoài”, tình yêu của Trịnh hình như sẽ là địa chỉ tin cậy cuối cùng để trần gian nhờ đó mà thưa gửi cùng thiên thu. Ở đó, những tình khúc đắm đuối của Trịnh sẽ vang ngân những lời kinh tình yêu mê đắm và quyến rũ: “Những khi chiều tới cần có một tiếng cười” (Để gió cuốn đi); “Tình cho nhau môi ấm. Một lần là trăm năm”. (Tình sầu). Ở đó, kinh tình yêu Trịnh cất lên lay thức trần gian với ý nghĩa rằng, tất cả chỉ là một giấc mơ đời phù hoa và tình yêu sẽ mãi là một cám dỗ bình an giữa đến - đi, mất - còn. Trong Rồi như đá ngây ngô, với ý nghĩa đó, Trịnh thảng thốt: “Từng ngày tình đến, thiết ca ân cần - Từng ngày tình đi, một ngày vắng im”.
Có thể “Đường trần đâu có gì”, có thể, một sát na của thiên thu, con người bỗng ngậm ngùi nhận ra “Những hẹn hò từ đây khép lại, thân nhẹ nhàng như mây” (Như một lời chia tay)… Và giữa cái có thể bất ngờ Nghe những tàn phai gọi tên kiếp người ấy, Trịnh đã vươn tay thắp một ngọn nến hồng kết tủa lung linh những ánh sáng mầu nhiệm mang tên tình yêu để cho đời một ngôi nhà an trú. Đó là một ngôi nhà, một Gác Trịnh, mà âm nhạc Trịnh đã dìu những người yêu nhau vào đó, bỏ lại sau lưng những “dấu chân địa đàng” cô đơn và kiều diễm. Ngôi nhà ấy, Gác Trịnh ấy cùng những hàng cây Long Não trên đường luôn “xanh gần với nhau” cho một bảo bọc cứu rỗi.
Sinh thời, Trịnh nói: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất nầy để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.
Và chiều nay, ở Huế, trong căn gác đìu hiu, Gác Trịnh trên đường Nguyễn Trường Tộ xanh mướt hồng nhan, tôi đang hát tiếp cùng bạn bè, những tấm lòng Huế yêu Trịnh những giấc mơ đời hư ảo của Trịnh. Hát để ngỡ ngàng nhận ra trong nỗi cô đơn tột cùng rằng, hình như cuộc đời nầy vẫn quá cần thiết những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu của Trịnh.
Những bản tình ca, những khúc Kinh tình yêu trên Gác Trịnh để “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”.
Huế. Vào hạ. 2013
B.L.Q
(SDB10/09-13)
ĐẶNG YÊN
Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Thừa Thiên Huế đã có sự phát triển ổn định về kinh tế, phát huy các giá trị văn hóa, di sản, là một trong những trung tâm về văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
LÊ THỊ ÁNH TUYẾT
Sinh thời, vua Tự Đức từng có đôi câu thơ ca ngợi truyền thống học tập, khoa bảng của hai dòng họ lớn ở Huế: “Nhất Thân, nhì Hà, thiên hạ vô gia/ Nhất Hà, nhì Thân, thiên hạ vô dân”.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Trong thời kỳ đen tối của những năm 1925 - 1927, tại thành phố Huế, bắt đầu có những biến động lớn về chính trị. Các phong trào yêu nước và đòi dân chủ dân sinh đang có sự thay đổi về chất.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Chơi chữ (hay còn gọi là lộng ngữ) là một biện pháp nghệ thuật xuất hiện khá phong phú về hình thức trong văn chương, nhất là thi ca. Đó là những hình thức diễn đạt dùng âm thanh, từ ngữ, hàm ý để tạo ra lượng nghĩa mới bất ngờ và thú vị.
PHAN THUẬN THẢO
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lễ tế Đàn Nam Giao là nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới thời nhà Nguyễn. Trong phân cấp hoạt động tế tự, tế Giao được liệt vào hàng đại tự, do triều đình đứng ra tổ chức.
PHẠM HỮU THU
Ngồi trong ngôi nhà Gươl ở huyện Nam Đông, tôi thật sự phấn khích khi được những cô gái Cơ Tu, dịu dàng trong bộ thổ cẩm mời thưởng thức những món ngon được chế biến từ “cây nhà lá vườn” hay sản vật của núi rừng Thừa Thiên Huế.
VÕ TRIỀU SƠN
Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 10 đầu tháng 11/2019, nhiều cuộc họp quan trọng liên quan đến vấn đề phát triển Thừa Thiên Huế trong tương lai đã được xúc tiến.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Khi mãn tang mẹ, Tùng quốc công Miên Thẩm rời lều tranh bên mộ của bà Thục Tần, về phủ của ông ở bờ bắc sông Lợi Nông, đổi Tiêu viên thành nhà thờ bà Thục Tần, biến Ký thưởng viên thành nơi Đức Thầy Tùng Thiện đào tạo học trò…
VÕ VINH QUANG
Hoàng Trung Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) là một danh nhân văn hóa xứ Huế thế kỷ XIX. Tổ quán họ Đặng tương truyền ở làng Hà Trung (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang), rồi dời lên Kinh thành, sau lại về làng Hiền Sĩ (Phong Sơn, Phong Điền).
GẶP GỠ & ĐỐI THOẠI
(Hòa Thượng Thích Thiện Siêu(*) trả lời phỏng vấn của Người Sông Hương)
NGUYỄN THẾ
Làng Thanh Tân thuộc xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xứ đạo hình thành từ thế XIX.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Hệ thống kiến trúc cung đình Huế là những điển hình cho trình độ kỹ thuật xây dựng cũng như trình độ thẩm mỹ của Việt Nam vào thế kỷ XIX.
TRẦN HOÀNG PHI
Không gian ký ức Lê Bá Đảng (Le Ba Dang memory space) ở thôn núi Kim Sơn (Huế), là không gian nghệ thuật với kiến trúc vào loại đẹp nhất ở Việt Nam giữa bốn bề núi rừng với ba màu chủ đạo đen, xám, trắng.
NGUYỄN LÃM THẮNG
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Chính sử triều Nguyễn chép mộ vua Quang Trung được táng ở vùng Nam sông Hương và đã bị quật phá.
VÕ VINH QUANG
Thanh Bình từ đường, thờ tổ nghề hát bội của triều Nguyễn, tọa lạc ở kiệt 281 đường Chi Lăng, thành phố Huế là một địa điểm quan trọng trong truyền thống văn hóa nghệ thuật của đất Cố đô.