Khi nhắc tới sân khấu kịch, người ta thường nghĩ tới ánh hào quang, trang phục lộng lẫy và hóa trang cầu kỳ. Thực tế, nghệ thuật kịch có thể được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục, qua đó kích thích các khả năng tiềm ẩn của học sinh.
Tiết mục diễn kịch của học sinh ở Hà Nội
Kích thích khả năng tiềm ẩn
“Trong quá trình biểu diễn nghệ thuật, điều tôi quan tâm là chuyển tải thông điệp cuộc sống. Làm thế nào để mọi người sống hài hòa với bản thân, và cộng đồng? Dần dần, tôi hiểu ra rằng thông qua giáo dục là cách tốt nhất để truyền tải thông điệp ấy tới mọi người. Vì thế, tôi quan tâm tới giáo dục và đưa nghệ thuật kịch vào học đường. Qua nghệ thuật kịch, các em phần nào khám phá bản thân, làm chủ cuộc sống và lựa chọn được tương lai của mình; có khả năng sống hài hòa với mọi người”. Nghệ sĩ, giáo viên kịch Quentin Delorme |
Ở hầu hết các nước phương Tây, nghệ thuật kịch được đưa vào giảng dạy như một bộ môn riêng biệt trong trường học nhằm kích thích các khả năng tiềm ẩn ở học sinh. Cũng giống như trong hội họa hay âm nhạc, người thực hành nghệ thuật kịch trước hết được làm quen và khám phá những góc cạnh khác nhau của bản thân. Họ thực tập thường xuyên với cơ thể, cảm xúc, thông qua sự lắng nghe, cảm nhận chính mình và tương tác với những người khác. Đối với trẻ em, một chương trình kịch phù hợp với nhu cầu phát triển tâm sinh lý có thể giúp trẻ xây dựng cá tính, đồng thời sống hài hòa với tập thể và xã hội.
Bên cạnh đó, nghệ thuật kịch được khai thác trong giảng dạy các bộ môn khác nhau. Hàng năm, hội thảo Kịch trong giáo dục được tổ chức tại Đức bàn luận những nghiên cứu mới của việc sử dụng kịch trong các bộ môn, đặc biệt là ngoại ngữ. Các bài tập về giọng nói, hành động, cử chỉ, sáng tạo tình huống và nhân vật giúp học sinh tăng khả năng tập trung và ghi nhớ bài học một cách thoải mái và dễ dàng hơn. Đặc biệt, giáo viên cũng được tiếp cận và thực hành kịch để làm mới cách truyền đạt của mình: Học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thu hút sự chú ý, giải tỏa căng thẳng, quan sát và lắng nghe học sinh một cách hiệu quả.
Ở nước ta, ứng dụng kịch trong giảng dạy các môn học là vấn đề khá mới. Đến Việt Nam 7 năm qua và dạy học tại các cơ sở giáo dục công và tư tại Hà Nội, nghệ sĩ, giáo viên kịch người Pháp Quentin Delorme đặc biệt quan tâm tới môi trường giáo dục ở đây, nơi nghệ thuật kịch có thể được áp dụng linh hoạt nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập: “Sau khi làm việc trong nhiều ngôi trường, cả công lập và tư thục, tôi thấy cách giảng dạy cho học sinh Việt Nam rất khác châu Âu. Học sinh Việt có điểm mạnh là ghi nhớ, kỷ luật tốt hơn, nhưng yếu về khả năng tưởng tượng, sáng tạo. Do vậy, để các em phát triển toàn diện, có suy nghĩ, tư duy độc lập, và được phép mắc lỗi mà không sợ hãi, cách giảng dạy cần thay đổi”.
Học bằng ngôn ngữ khác
Không thể đưa nghệ thuật kịch tới giới thiệu ở tất cả trường học, Quentin Delorme chọn lựa mở workshop Ứng dụng kịch trong giảng dạy dành cho giáo viên, nhằm giúp họ phát triển cách giáo dục mới, truyền lại cho học sinh, từ đó lan tỏa rộng rãi trong xã hội. “Workshop diễn ra trong 2 ngày 10 và 12.4, tại Hà Nội, không phải dạy các giáo viên diễn kịch, mà để họ nhận thấy được các giá trị mình có thể mang lại cho học sinh” - Quentin Delorme khẳng định.
Nghệ sĩ tập trung hướng dẫn giáo viên dùng tâm thế và ngôn ngữ hình thể nhằm thu hút sự chú ý của học viên và ứng dụng bài tập kịch trong các bộ môn khác nhau. Đây cũng là cơ hội để mỗi người tham gia chia sẻ khó khăn khi đứng lớp và cùng tìm ra giải pháp thông qua cách tiếp cận sáng tạo của nghệ thuật kịch. Nghệ sĩ mong muốn trải nghiệm các bài tập kịch sẽ giúp giáo viên tìm ra cách bắt đầu một tiết học hiệu quả, cải thiện bầu không khí của lớp học, giúp học sinh rèn luyện khả năng ghi nhớ, đồng thời khơi gợi sức sáng tạo và linh hoạt...
“Trước kia tôi không định hình lắm về ứng dụng kịch trong giảng dạy, nhưng nay tôi nghiên cứu kỹ hơn về loại hình này, để hướng dẫn học sinh trong quá trình học tập. Tôi gợi ý các em diễn kịch với các môn Toán và Hóa, dù hơi khó. Môn Văn và các môn xã hội đưa kịch vào dễ hơn, nhưng rất ít khi các em phát hiện ra điều này. Ngoài kịch, các em có thể quay phim, biểu diễn rối, thuyết trình... nhưng tôi vẫn thích kịch, vì lúc ấy học sinh sẽ bộc lộ cảm xúc cao nhất. Khi cảm xúc của trẻ phát triển, các em biết tôn trọng mình và người khác” - chị Thu Thủy, giáo viên môn Công nghệ 10, Trường THPT Trần Phú, Hoàn Kiếm, Hà Nội cho biết. “Thông qua đóng kịch, các em tiếp cận kiến thức bằng một cách khác với ngôn ngữ viết. Đồng thời, phát huy trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo và kỹ năng. Khi có kỹ năng, học sinh có nhiều cách để tiếp nhận kiến thức và truyền đạt kiến thức ấy cho người khác”.
Theo Ngọc Phương - ĐBND
“Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.
Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.
Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.
NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.
HOÀNG XUÂN NHU
(Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)
LÊ TIẾN DŨNG
(Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)
Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.
Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...
Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.
Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.
Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…
Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”.
Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?
Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.
Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.
Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.
Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.