Dù có thể không sinh ra trên mảnh đất này nhưng đã là người Việt Nam ai cũng cảm nhận được một Hà Nội của chúng ta từ sông Hồng đỏ nặng phù sa đến Hồ Gươm lung linh truyền thuyết, Văn miếu - Quốc Tử Giám thâm nghiêm... Và cũng xao xuyến nhận ra một cái gì đó rất Hà Nội, của Hà Nội, từ mùa thu se sẽ lâng lâng đến đêm nồng nàn hoa sữa, cơn mưa tìm về phố cổ với màn sương lan nhẹ mặt Hồ Gươm...
Cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn. Ảnh: John Ramsden
Hà Nội cảm hứng bất tận của thi ca
Các nhà văn, nhà thơ đã gắn bó cùng Hà Nội, luôn tìm thấy ở mảnh đất ngàn năm văn vật này vô vàn thân thương qua những chi tiết của cuộc sống đời thường, trong những thăng trầm suốt chiều dài lịch sử, của bao thế hệ đã gắn bó với Thăng Long - Hà Nội. Với nhà thơ Vũ Quần Phương, người đã có nhiều tác phẩm viết về Hà Nội, thì Hà Nội luôn là những rung cảm mạnh mẽ để ông viết lên những câu thơ sâu nghĩa nặng tình. Ông chia sẻ: Ở nước nào, thủ đô cũng luôn là cảm hứng lớn cho người sáng tác văn thơ, vì tính trữ tình lịch sử và tính trữ tình trí tuệ. Hà Nội đã trở thành một mảng đề tài quan trọng gắn với tên tuổi của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng từ những thứ bình dị nhất, quen thuộc nhất từ món ăn đến nét đẹp văn hóa mang giá trị hồn cốt của đất kinh kỳ, có thể kể đến các tên tuổi như Thạch Lam, Băng Sơn, Nguyễn Tuân, Tô Hoài… mà không cần đến một thứ hộ khẩu nào xét nét họ có phải là người Hà Nội gốc không, đã bao đời được sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tác phẩm văn chương là thứ giấy chứng nhận, vượt qua mọi rào cản để họ được vinh danh và gắn với mảnh đất Hà Nội.
Đi trên mảnh đất Hà Nội, đâu đâu cũng nghe âm vang những câu chuyện từ các triều Lý, Lê vọng về trong từng ký ức. Những câu chuyện lịch sử của Hà Nội cũng chính là nền tảng, để nhà văn Hoàng Quốc Hải xây dựng nên bộ tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa, Tám triều vua Lý và Vương triều sụp đổ, tái hiện không khí lịch sử, sự phát triển đỉnh cao cũng như những biến cố của đất nước Việt Nam thời phong kiến. Sự thật lịch sử là cái nền, là chất liệu để nhà văn sáng tác, làm sống lại không khí của Thăng Long xưa. Niềm đam mê và hiểu biết về lịch sử cùng với sự sáng tạo nhằm giải mã lịch sử, chứ không phải viết lại lịch sử, đã làm nên sức hấp dẫn trong các trang viết của ông. Chia sẻ với khán giả, nhà văn Hoàng Quốc Hải xúc động: “Hà Nội trong tôi vẫn là một biểu tượng văn hóa vô cùng đẹp. Giá trị của Hà Nội là biểu tượng văn hóa của cả dân tộc được hun đúc qua nhiều đời mới trở nên danh tiếng như thế này. Hà Nội có bề dày lịch sử mà hiếm có thủ đô nào trên thế giới có được. Chỉ có điều, chúng ta chưa biết nâng niu, giữ gìn nó”. Theo nhạc sĩ Văn Ký, mảnh đất này góp phần tạo thăng hoa trong sáng tác âm nhạc của ông và tình yêu với Hà Nội là một thứ tình cảm không thể thay đổi trong ông. Với nhạc sĩ Văn Ký thì Hà Nội cũng là quê hương thứ hai của ông. Chính tại nơi này đã chắp bút cho ông những ca khúc lãng mạn, trữ tình như Trời Hà Nội xanh, Hà Nội mùa xuân, Sông Hồng có nhớ… và cả những bài hát góp phần tạo nên tên tuổi của Văn Ký: Bài ca hy vọng, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi, Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh… Thu hanh hao vàng, Hà Nội đẹp đến mơ màng, nồng nàn hương hoa sữa, bỗng bước chân dùng dằng nhớ “cốm sữa vỉa hè”… người yêu nhạc bất chợt ngân nga câu hát của Trịnh Công Sơn hay khúc thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn, hoặc câu hát của nhạc sĩ Phú Quang, ai đi đâu cũng nhớ về Hồ Gươm.
Nhiều công dân ngoại quốc khi đến với Hà Nội, được tìm hiểu khám phá cuộc sống nơi đầy đều nên duyên với mảnh đất này như nhạc trưởng Honna Tetsuji, tiến sĩ Nishimura Masanari, nhà khảo cổ người Nhật... Và John Ramsden, một nhà ngoại giao người Anh làm việc ở Việt Nam 1980 - 1983, cũng đã phải lòng Hà Nội như thế. Ông tâm sự: Đến Hà Nội bốn tháng sau khi nhận quyết định Phó đại sứ tại Việt Nam, với vỏn vẹn vài câu tiếng Việt giao tiếp và trong suy nghĩ chung của phương Tây về một thành phố khép kín sau chiến tranh, tôi đã rất ngạc nhiên và thú vị, khi Hà Nội vẫn chưa hết vết hằn cuộc chiến, nhưng là thành phố có một nhịp tim vẫn đang âm thầm đập - một thành phố có tâm hồn. Trở lại Hà Nội sau 30 năm với kho tư liệu 1.700 bức ảnh về cuộc sống, con người ở đây, John Ramsden vô cùng xúc động. Ông chia sẻ: Hà Nội không còn yên ả như xưa mà dần trở thành thành phố quốc tế, song bản sắc Hà Nội vẫn vẹn nguyên trong từng ngôi nhà, góc phố nhờ những chút tình đằm thắm tiềm ẩn ngàn đời.
Hương xưa phố cũ
Theo nhà thơ Bằng Việt Hà Nội là thủ đô ngàn năm, là mảnh đất “trăm hương đổ về”, luôn tập hợp tinh hoa văn hóa từ những vùng đất khác để gạn đục khơi trong, giữ những nét hay và đào thải những gì không phù hợp với mình. Cùng chung quan điểm ấy, nhà thơ Vũ Quần Phương cũng cho rằng mọi vật chỉ khi chúng được đặt vào đúng chỗ thì mới trở nên yên ổn và có lẽ Hà Nội là một nơi thích hợp hơn cả để tạo nên những sắp xếp ấy. Như món phở gia truyền Nam Định chẳng hạn, khi lên tới Hà Nội, hương vị của phở đã đổi thay, mềm mại, tinh tế hơn và cũng chính cái hương vị này đã lan tỏa khắp mọi miền của đất nước, thậm chí khi vượt qua khỏi biên giới quốc gia, hương vị ấy vẫn luôn được gìn giữ như một hoài niệm đẹp. Có lẽ cũng vì thế mà mặc cho những con phố xô bồ, mặc cho bao tòa nhà cứ chồng lên ngày một cao hơn, hoành tráng hơn, thì ở giữa lòng Hà Nội, những góc hồn phố như cà phê Lâm (phố Nguyễn Hữu Huân), cà phê Giảng... vẫn tiếp tục dòng chảy âm thầm, trầm mặc. Ngồi bên những con phố, bạn có thể nhìn ngắm Hà Nội cả bốn mùa. Bâng khuâng thả hồn, đi tản bộ và đắm chìm trong không gian rất Hà Nội, gọi cho mình một ly cà phê để thưởng thức vị “chậm” của thời gian.
Còn với nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn, người luôn cho rằng cả đời chỉ viết một cuốn sách, đó là cuốn sách về Hà Nội thì “trục” Hà Nội luôn là cái ông đã nhìn ngắm và suy nghiệm. Ông không quá tha thiết hay rên rỉ tiếc nuối khi mất đi những mái phố thâm nâu, những dãy phố cổ nhà ống mà ai ở trong đó cũng đều kêu khó, kêu khổ… Điều ông ấn tượng nhất cũng không phải là xã hội thị dân Hà Nội đang sống bây giờ, mà chính là Hà Nội ở cái thời mà ông và nhiều người đã được may mắn sống. Ở đó, sự giao tiếp đã làm nên cốt cách của con người. Ở đó, sự văn minh công cộng làm người ta tử tế hơn…
Lâu nay chúng ta nói khá nhiều về văn hóa Hà Nội và sự suy thoái của nó nào là Hà Nội với quán hàng nhếch nhác, với những bún “mắng”, cháo “chửi”... song như nhạc sĩ Phú Quang thì đó chỉ là vẻ bên ngoài xù xì, xấu xí vì thế nếu chỉ lướt qua thành phố này thì sẽ không cảm nhận được vẻ đẹp ẩn giấu kín đáo của mảnh đất này.
Nguyễn Việt Hà, nhà văn của Con trai phố cổ, cũng đồng tình với quan điểm ấy. Theo anh, cái tinh hoa, thanh lịch của người Hà Nội luôn tồn tại và là một dòng chảy xuyên suốt. Nó vẫn còn ở trong mỗi bữa cỗ của người dân hàng phố, trong mỗi góc phố, mỗi gánh hàng rong, trong nếp sống của mỗi gia đình Hà Nội. Có thể ở lúc này, ở thời điểm này cái “chất” ấy bị chìm khuất, bị mờ đi trong cuộc sống xô bồ của đô thị, nhưng những điều làm nên hồn cốt của Hà Nội vĩnh viễn không bao giờ biến mất.
Nguồn: Mai An - SGGP
NGUYỄN NHÃ TIÊN Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".
TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".
TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.
TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.
HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đất nước ta, miền Bắc và miền nối liền nhau bằng một dải đất dài và hẹp gọi là miền Trung. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía Tây như một cột sống vươn những chi nhánh dài ra tận biển Đông, làm thành những đèo, trong đó hiểm trở là đèo Hải Vân.
PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.
PHAN THUẬN AN.Nhiều người từng đến Lăng Cô hoặc nghe nói đến địa danh Lăng Cô, nhưng ít ai biết rằng vua Khải Định là người phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát này.Có thể nói vua Khải Định là ông vua thích du lịch nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn (1802- 1945). Trong đời mình, nhà vua đã đi du lịch nhiều nơi tring nước và cả nước ngoài nữa.
Thiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.
Nhân giỗ tổ Hùng Vương 10 tháng 3 Âm lịch
Anh tôi đang giàu lên với nghề nuôi rắn độc, bị con hổ mang hỏi thăm vào tay. Mấy tiếng đồng hồ cáng tắt qua các cánh rừng đến bệnh viện huyện được cứu sống, nhưng vết thương bị hoại tử, hơn tháng sau mới xuất viện, tiêu tốn hơn chục triệu. Năm sau anh tôi lại bị chính con hổ mang ấy hỏi thăm ở tay kia. Lần này thì tôi đánh xe đi mời thầy thuốc rắn bản Lúng.
Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.
Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, trải Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.
"Sang Xuân ta sẽ ăn Tết khai hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng". Vì sao vua Quang Trung dám tuyên bố cả quyết như trên trước mặt ba quân? Tất cả bí mật của cuộc hành binh khôi phục Thăng Long đều được "gói trọn" trong một chiếc bánh chưng.
LGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9.
Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.