Trong sự dung hòa phong vị cảm thụ của nhiều thế hệ độc giả khác nhau, nhất là sự xung đối giữa cách tân và truyền thống, mảng Văn trên Sông Hương số tháng 4 này đăng tải hai truyện ngắn. Tiếng thở dài từ bạn viết trẻ ở Hà Nội thiên về cảm thức phi lý, ở đó căn cước cá nhân thường bị đóng vào trong dấu chỉ của một thứ cảm trạng nhiễu loạn, đầy hồ nghi và khủng hoảng. Truyện Hồ Xuân của một tác giả có tuổi ở Huế nhẹ nhàng, gợn chút sóng lao xao bởi ngọn gió xuân muộn màng thoảng qua tâm hồn của những con người quen nếp sống quê mùa thân thuộc.
Phần Thơ sẽ mang đến cho độc giả những cảm xúc mạnh mẽ, những suy niệm đau đáu từ những thứ bình thường nhất để thình lình rọi ra vệt sáng bất ngờ; những dư chấn ám ảnh về áng văn chương bất hủ như là sự khát khao trở về quá vãng trong veo đã bị thời gian tước mất. Bên cạnh đó, đầu tháng 5 tới đây, nhà thơ Jan Wagner sẽ đến Huế giao lưu với các nhà thơ Huế, nhân dịp này Sông Hương giới thiệu chùm thơ của ông nằm trong tập “Biến tấu thùng nước mưa” (Regentonnenvariationen) đã đoạt giải Hội chợ sách Leipzig (Leipziger Buchmesse) năm 2015 trên lãnh vực mỹ văn (Belletristik), như là một kỷ niệm.
Bài viết mở đầu cho mục Nghiên cứu & Bình luận, ở bài viết này, tác giả đã có những cảm nhận khá tinh tế về thơ của Hàn Mặc Tử, tập trung ở hình tượng trăng cũng như việc đối sánh giữa thơ Hàn Mặc Tử và Hàn Lệ Thu; qua đó thể hiện sự trân quý đối với cõi thơ của hai người lẫn sự cảm thông đối với số phận của họ. “Hàn sinh trong mùa trăng, uống trăng, tắm trăng, mặc áo trăng, mửa ra trăng, bán cả trăng, Chơi giữa mùa trăng… và chết như trăng. Lệ Thu cũng sống giữa vầng trăng huyền ảo, Trăng bệnh… Trăng xanh mét như người đau mới khỏi”. Như một vệt thiên di, từ Trăng của Hàn Mặc Tử đến Trăng của Hàn Lệ Thu là đóa hồng vàng miên man nở rồi tan loãng chảy tràn đến thế hệ say trăng mai sau.
Nghệ thuật ý niệm từ lúc xuất hiện vẫn thường được xem như là một loại hình nghệ thuật khó có được sự tiếp nhận rộng rãi. Bằng khả năng soi chiếu từ những khía cạnh triết học, loại hình nghệ thuật đương đại này đã được thể hiện ra không chỉ nằm ở tính tự quy chiếu mà còn hội tụ ở sự giải vật chất hóa cũng như sự giải thẩm mỹ hóa của tác phẩm nghệ thuật. Tác giả đã có sự tiếp cận thoáng rộng, tránh rơi vào lối mòn lý thuyết hòng khai triển biên độ cho cuộc chơi ý niệm miên viễn “bất khả đắc”.
Qua đây, trong những số báo tới, Sông Hương tiếp tục cập nhật giúp bạn đọc nắm bắt lý thuyết văn hóa - nghệ thuật thịnh hành ở phương Tây trong những năm gần đây, lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam; với hy vọng có thể giúp độc giả, nhất là những người sáng tạo, thông qua tư duy ngôn ngữ của tác phẩm có cơ hội tương giao để khai mở những triết ý sẵn trong tàng thức mỗi chúng ta.
Dưới đây là mục lục
VĂN:
- TIẾNG THỞ DÀI - Tru Sa
- VỀ NGHE NÚI GỌI TÊN MÌNH - Nguyễn Văn Toan
- HỒ XUÂN - Phạm Ngọc Túy
THƠ:
PHẠM THỊ ANH NGA - ĐÀO DUY ANH - NGUYỄN HOÀNG DƯƠNG - VĂN LỢI
XUÂN ĐÀI - TRẦN TỊNH YÊN - TRẦN VẠN GIÃ - LÊ THÀNH NGHỊ
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ - ĐẶNG VĂN SỬ - HÀ VĂN SĨ - LÊ HÀO
LÊ VIẾT XUÂN - PHẠM BÁ THỊNH
NHẠC:
- LỤC BÁT TRẦU CAU - Thơ: Đoàn Đức Hiền & Nhạc: Trịnh Thùy Mỹ
- THÁNG TƯ PHỐ TRỊNH - Nhạc & Lời: Nguyễn Văn Vũ - Bìa 4
NGHIÊN CỨU & BÌNH LUẬN:
- VẦNG TRĂNG DI TỪ HÀN MẶC TỬ ĐẾN HÀN LỆ THU - Lê Từ Hiển
- NHỮNG KHÍA CẠNH TRIẾT HỌC CỦA NGHỆ THUẬT Ý NIỆM - Phạm Tấn Xuân Cao
- NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC THỪA THIÊN HUẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 - 1945) - Phạm Phú Phong
HUẾ DÒNG CHẢY VĂN HÓA:
- VĂN THẦN HỒ QUANG ĐẠI MỞ ĐẦU CÔNG CUỘC ĐO ĐẠC RUỘNG ĐẤT XỨ ĐÀNG TRONG VÀO THẾ KỶ 17 - Huỳnh Đình Kết
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM & DƯ LUẬN:
- DÒNG ĐỜI DỮ DỘI VÀ CỐT CÁCH NHÀ VĂN NGUYỄN KHẮC PHÊ - Nguyễn Thế Quang
- THIỀN SƯ VẠN HẠNH VÀ BÀI THƠ VỀ ĐỜI NGƯỜI - Nguyễn Hữu Sơn - 77
- NGUYỄN HỮU THẬN, NHÀ THIÊN VĂN HỌC THỜI CẬN ĐẠI - Lê Quang Thái
CỬA SỔ NHÌN RA VĂN HỌC THẾ GIỚI ĐƯƠNG ĐẠI:
- Thơ JAN WAGNER (Schriftsteller) - Thái Kim Lan dịch
- TUYÊN NGÔN BIẾN CẢI THƠ - G.M. PALMER - Điểm Thọ dịch
- Thư tín Sông Hương
- Bìa 1: Tác phẩm “NHỮNG NGÔI NHÀ KHÔNG MÀU” (Nhiếp ảnh tạo hình) của nghệ sỹ Phan Đình Khánh
- Phụ bản: BÓNG ÂM CỦA MỘNG MỊ - Khả Hân
- Những khoảnh khắc đẹp: “ĐẦM CẦU HAI” - Ảnh: Nguyễn Hữu Hài
- Minh họa: Đặng Mậu Tựu, Nhím
TG (tổng hợp)
SHO -Sáng 26/7, tại thành phố Thanh Hóa đã diễn ra Hội thảo phát triển báo chí văn nghệ các tỉnh Bắc Miền Trung thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/7, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân, Phòng Văn hóa - Thông tin - huyện Hương Trà, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức bế mạc “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”, diễn ra tại tại Nhà Văn hóa Cộng đồng thôn Lại Bằng.
Tối 17/7, tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế đã diễn ra Chung kết Liên hoan khiêu vũ lần thứ I do Trung tâm tổ chức.
Sáng 15/7, tại xã Hương Vân – huyện Hương Trà, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Hương Trà, Phòng Văn hóa – Thông tin, Ủy ban Nhân dân xã Hương Vân tổ chức “Trại sáng tác Văn học Hương Vân năm 2011”.
SHO - Vào lúc 20 giờ tối ngày 9/7, trên bãi biển Lăng Cô, huyện Phú Lộc đã tổ chức khai mạc lễ hội “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới” năm 2011 nhân kỷ niệm 2 năm Lăng Cô được công nhận là một trong những Vịnh biển đẹp nhất thế giới.
Sáng 3/7, tại Tòa soạn Tạp chí Sông Hương đã diễn ra buổi gặp mặt, giao lưu giữa các nhà thơ, nhà văn Cố đô Huế với các nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hữu Hồng Minh, Văn Cát Tiên, Vương Huy.
Sau gần một năm thi công (từ tháng 8/2010), sáng ngày 30/6, báo Tuổi Trẻ đã tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng trụ sở Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Huế; đây là văn phòng thứ 8 được xây dựng mới trong hệ thống 11 văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ trên các vùng miền của đất nước.
Chiều ngày 24/6/2011 (nhằm ngày 23/5 Ất Mão), tại Đàn Âm hồn (cạnh cửa Nhà Đồ), phường Thuận Hòa, Huế, người dân đã tổ chức Lễ tế Âm hồn nhân sự kiện ngày thất thủ Kinh đô cách đây 126 năm (23/5 Ất Dậu - 5/7/1885).
Nhân kỷ niệm 86 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo tỉnh đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải báo chí Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2011, diễn ra vào tối ngày 20/6, tại Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế.
Sáng ngày 18/6, tại hội trường Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh phối hợp với Viện Văn học Việt Nam và gia tộc bà Đạm Phương Nữ Sử tổ chức hội thảo khoa học “Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Đạm Phương Nữ sử (1881-2011)”.
Hôm qua, 14/6, Cảng hàng không quốc tế Phú Bài (Thừa Thiên-Huế) sẽ hoạt động trở lại, sau khi ngừng các chuyến bay để sửa chữa từ 3/5/2011 đến nay.
“Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX - 2011 đã chính thức khai mạc vào sáng ngày 09/6, tại thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, diễn ra trong hai ngày 09 và 10/6/2011.
Chiều 5/6, tại Trung tâm văn hóa Phương Nam, 15 Lê Lợi- Huế, đã diễn ra triển lãm ảnh “Ấn tượng sắc tộc châu Á”, đây là nhứng bức ảnh được nhà nhiếp ảnh người Pháp Laval Sebatien ghi lại trong các chuyến đi tại nước Việt Nam, Lào và Capuchia.
Chiều ngày 29/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế đã diễn ra buổi giới thiệu tác phẩm “Văn hóa ẩm thực Huế” của GS.Bs Bùi Minh Đức với sự tham dự của đông đảo bạn đọc Huế.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh và UBND huyện Nam Đông vừa thống nhất kế hoạch tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX (diễn ra tại huyện Nam Đông từ ngày 8/6 - 10/6/2011).
Sáng ngày 28/5, Nhà Thiếu nhi Huế đã phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế, Thành đoàn và Phòng GD&ĐT thành phố Huế lễ trao giải cuộc thi viết “Cây bút tuổi hồng”, buổi lễ diễn ra tại sô 8 Lê Lợi, Huế.
Theo lời mời của Hội cứu tế bình dân Pháp, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch do Thứ trưởng Lê Tiến Thọ làm trưởng đoàn đã có chuyến công tác sang Cộng Hòa Pháp để bàn bạc, thảo luận về việc tham gia Festival Huế 2012. Tham gia Đoàn còn có Giám Đốc Trung tâm Festival Huế Nguyễn Duy Hiền.
Sáng ngày 17/5, tại Cố đô Hoa Lư đã diễn ra cuộc Tọa đàm “Sắc thái thơ mỗi vùng kinh đô xưa và nay”, do Hội VHNT Ninh Bình đăng cai tổ chức. Tham dự có lãnh đạo các Hội VHNT và gần một trăm nhà thơ đến từ 5 vùng kinh đô xưa và nay: Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Nội, Phú Thọ.
Chiều ngày 10/5 (08/4 Âm lịch), tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán - Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản đã khai mạc triển lãm “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam”, chương trình nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2555.
Sáng ngày 09/5, tại Nhà khách Bình Dương, thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Tạp chí Sông Hương đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học Miền Trung - Tây Nguyên.