Để có được kết quả của ngày hôm nay tất cả chúng tôi bồi hồi nhớ lại khi thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ. Tháng 1 năm 1992 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế quyết định thành lập đội 192 làm nhiệm vụ tìm kiếm, khảo sát, cất bốc quy tập mộ liệt sỹ ở những vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh về các nghĩa trang. Thể hiện đạo lý: "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. 25 năm trôi qua, lịch sử dân tộc bước tiếp qua nhiều trang mới trước những lo toan của cuộc sống đời thường, thì những người lính của đội 192 bộ chỉ huy quân sự tỉnh hối hả chuẩn bị lực lượng, hành trang cơm đùm, gạo bới, thức ăn khô để vượt suối băng rừng đi tìm đồng đội. Những chiến sỹ tuổi đời mới 18 đôi mươi tiếp bước cha anh viết tiếp trang truyền thống của mình, những trang viết thật tươi thắm cũng không kém phần hào hùng, oanh liệt, họ vinh dự được nhận nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Năm tháng sẽ qua đi nhưng những kỷ niệm của một thời đi tìm đồng đội của cán bộ chiến sỹ đội 192 khắc khoải đợi chờ thực thi nhiệm vụ. Lịch sử đã sang trang, cả nước đang tưng bừng đi lên trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu: "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh" Nhưng người lính chúng tôi nào tăng, võng, bi đông, cuốc xẻng, súng đạn, gạo, muối, nhang đèn... Lại hành quân vào trận mới để tìm đến với đồng đội của mình ở các địa danh trong nước như đường 12, đường 14b, Caleng, Hồng Thủy, Hồng Vân, Aroàng, Ađớt, Asấu, A lưới hay ở trên đất bạn như Tùm lan, Va pi, Na khôn phông, Xa-ra van, Không-xê đôn, Tù muồi, Tà ổi... Bước chân của các anh trài dài khắp 8 huyện, 232 bản làng và các điểm cao, vùng sâu, vùng giáp ranh trên đất bạn Lào với một lòng nặng nghĩa để tìm được hài cốt đồng đội. Nắng - cái nắng những ngày cuối cùng của mùa khô trên đất bạn thật dữ dội, dải đồi cỏ tranh, hay cánh rừng già bạt ngàn vẫn oằn mình trong nắng mặc cho những đợt gió lào quất vào mặt, làm rát thịt da, song cán bộ chiến sỹ đội 192 vẫn chạy đua với thời gian, phát, cốt, đào bới tìm kiếm hài cốt. Có những lúc đơn vị đang hành quân ở rừng sâu để tìm kiếm, khảo sát bị mưa rừng xối xả nước suối dâng cao, không qua được tất cả anh em nhịn đói chờ lũ rút mới về, hoặc cất bốc gặp những hài cốt đang còn tươi nguyên, mùi hôi bốc lên nồng nặc nhưng các anh vẫn tận tụy, chịu khó cắt từng lớp thịt, nhặt từng mẩu xương, cẩn thận đưa vào túi tử sỹ gói chặt đem về lán dùng cồn rửa sạch, sau đó sắp vào tiểu đưa về mai táng tại các nghĩa trang. Đồng chí trung tá Phạm Văn Túc đội trưởng cho biết: Khi được giao nhiệm vụ cấp ủy, chỉ huy đơn vị xác định và làm tốt công tác chính trị tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ, phân công trách nhiệm cho từng tổ, từng mũi đảm nhiệm, xây dựng nội bộ đoàn kết thống nhất cao về ý chí và hành động, phát huy vai trò trách nhiệm của đội ngũ đảng viên do vậy đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều đ/c đã tích cực tự giác rèn luyện chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước. Đặc biệt là đã làm tốt công tác dân vận với nhân dân các bộ tộc Lào nên luôn được nhân dân tin yêu, mến phục. Tiêu biểu như các đ/c Trần Trung Thành, Khắc Ngọc Hải, Nguyễn Văn Chính và nhiều đ/c khác. Là người chiến sỹ nói chung cán bộ chiến sỹ đội 192 nói riêng luôn hiểu rằng Bà mẹ - Đất nước - còn nghèo nên Đứa - con - Lính không tránh khỏi muôn phần vất vả, hôm nay người lính 192 vẫn SSCĐ, dù bữa ăn còn đạm bạc" Nước chấm đại dương và bát canh toàn quốc" dù có phải thiếu rau nhạt muối, mặc cho cơn sốt rét rừng khốc liệt làm cho làm môi tím tái, nhưng họ vẫn một lòng quyết tâm làm trọn vẹn nghĩa tình với biết bao đồng đội. Từ ngày thành lập đến nay cán bộ chiến sỹ đội 192 đã cất bốc đưa vào nghĩa trang 1774 mộ liệt sỹ. Trong đó có 572 mộ quân tình nguyện và chuyên gia ở Lào về nước. Ngoài nhiệm vụ chính trị được giao cán bộ chiến sỹ đội quy tập đã làm tốt công tác vận động quần chúng tranh thủ ngày nghỉ đội đã giúp dân làm giếng, làm đập chắn nước, lợp nhà giúp dân trên 1000 ngày công, huy động 700 công giúp dân gặt 3 ha lúa, vận chuyển 10 tấn gạo, thóc lợp 5 ngôi nhà thắt chặt tình đoàn kết chiến đấu keo sơn Việt - Lào thủy chung như nước Hồng hà - Cửu long. Đồng chí: Nguyễn Văn Chính chiến sỹ đội 192 cho biết Là một chiến sỹ của đội quy tập mộ liệt sỹ chúng em nhận thức được sự hy sinh của biết bao thế hệ cha anh vì nghĩa vụ quốc tế cao cả và sự mất mát đau thương của bao gia đình, của những người mẹ, người vợ, người chị và họ đã ra đi mãi mãi không về. Do đó chúng em quyết tâm khảo sát, tìm kiếm cho được nhiều mộ để phần nào đền đáp công ơn của các anh hùng liệt sỹ, họ đã không tiếc máu xương, tuổi thanh xuân cho đất nước thanh bình hôm nay. Không riêng gì em mà tập thể của đội đều chung ý nghĩ như vậy. Những ngày tháng đội quy tập sống trên đất bạn đi đến đâu anh em quy tập mộ liệt sỹ đều được bà con dân bản đón tiếp ân tình, tìm đường chỉ dẫn để tìm ra từng ngôi mộ trên tổng số 572 mộ đội quy tập làm được đều do đồng bào dân bản chăm sóc hương khói giữ gìn cẩn thận. Nhiều cán bộ nhân dân các bộ tộc Lào đã xúc động nói: Những năm đánh Mỹ ác liệt đã đi qua hơn 1/4 thế kỷ, bộ đội Việt Nam đã có 2,3 thế hệ kế tục nhau làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào, nên việc tìm kiếm quy tụ mộ liệt sỹ về nước gặp rất nhiều khó khăn. Song các anh đều được nhân dân các bộ tộc Lào thương yêu đùm bọc coi họ như con em của chúng tôi. Năm tháng sẽ trôi qua nhưng tình cảm, tình người vẫn tồn tại và không có gì thay đổi. Trong mùa khô 1999 - 2000 được sự phối hợp của các ngành, các cấp, của các bộ tộc Lào đã tạo điều kiện cho việc tìm kiếm quy tập các liệt sỹ quân tình nguyện chiến đấu hy sinh ở đất bạn Lào về các nghĩa trang. Hôm nay được sự giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân trọng thể đón nhận 70 hài cốt liệt sỹ về nước. Trong khói hương nghi ngút của buổi lễ truy điệu theo phong tục Lào và lễ tiễn đưa các anh về với quê hương, đất nước. Cầu chúc cho linh hồn các anh mãi yên giấc ngàn thu trong lòng đất mẹ. Tháng 5/2000 H.T (142/12-00) |
VÕ MẠNH LẬP
Âm vang tiếng nổ ở cầu Ông Thượng chưa dứt thì hàng loạt tiếng súng các cỡ rộ lên chĩa mũi vào làng Lại Thế.
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Trước Mậu Thân 1968, Thành đội Huế lập chiến khu ở giữa rừng phía đông tỉnh. Ban Chỉ huy Thành đội gồm Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần.
NGUYỄN NGỌC PHÚ
Tùy bút
Tôi tin rằng trong đời mỗi con người ai cũng qua quãng thời ấu thơ nghe tiếng ru của mẹ trong cánh võng “ầu ơ”; cứ thế mà lớn lên mà trưởng thành.
NGUYÊN QUÂN
Đôi khi trong sự trầm lặng tĩnh mịch thường hằng, và những con người quen sống với sự tĩnh lặng ấy thường vô tình không nhận thấy những sự thay đổi chung quanh vì nó cũng âm thầm không xôn xao ầm ĩ.
HẢI HẠC PHAN
Bút ký dự thi
Con chim xanh tìm hạt dẻ sa cánh chợt khép mỏ vút bay khi nghe tiếng động cơ xe di chuyển về phía Tây dãy Trường Sơn.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký sự
Tôi là phóng viên của báo Cờ Giải phóng - Thừa Thiên Huế. Sống ở trên chiến khu, đi viết, chúng tôi thường lên các bản vùng cao, đến các đơn vị quân đội đóng trong rừng, gặp các chiến sĩ từ vùng sâu lên,… chứ chưa đi vùng sâu lần nào. Dù biết vùng tranh chấp rất hấp dẫn, nhưng chưa có cơ hội.
NGUYỄN QUANG HÀ
Ký
Viết về bà mẹ anh hùng Nguyễn Thị Lớn, xã Thủy Dương (xã anh hùng) huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
HÀ LÊ
Tản văn
Cây gòn bên bến nước phía sông An Cựu đã bắt đầu bung nở những đám mây trắng đầu tiên.
NGUYÊN QUÂN
Bút ký dự thi
Người đàn bà trung niên dừng lại giữa lưng chừng dốc rồi nói:
- Đã tới nơi rồi chú.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký dự thi
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Ghi chép
A Lưới là một huyện phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế, có biên giới giáp nước bạn Lào.
LÊ HÀ
Cây hoa gạo bên phía cầu Dã Viên sáng nay bỗng thắp lửa đỏ cả một khung trời. Cái màu đỏ chói lòa như ngọn đuốc rực cháy giữa một bầu trời xanh thẳm tháng ba còn vươn mùi ẩm lạnh.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Đã hai năm nay tôi mới lại về thăm nhà máy sợi Huế. Cái đập vào mắt tôi trước tiên là bức tượng những bàn tay con gái rất đẹp, các ngón thon thả, tất cả đều giơ lên, nâng cao búp sợi trắng ngần. Bốn xung quanh là những vòi nước phun, rất mảnh, như những dòng sợi mỏng manh bay lên.
LÊ QUỐC HÁN
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO
Những khoảnh khắc mùa trôi đi trong dòng mưa ngút ngàn. Vùng này, mưa không ngớt mà nắng cũng chát chao. Khoảng khắc không nhớ bỗng dưng lại khiến người ta không thể nguôi ngoai về một điều đã cũ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Tưởng nhớ Phan Thế Phương và Nguyễn Như Tùng
LÊ QUỐC HÁN
Mùa thu mùa của chia ly
Nên con sông chảy chẳng khi nào ngừng
VIỆT HÙNG
Ghi Chép
Vào một đêm mùa thu của Hà Nội ông Nguyễn Ngọc Dũng, vụ trưởng thanh tra Bộ tài chính, trong một giấc mộng, ông thấy người anh ruột của mình hiện về.
TRẦN BĂNG KHUÊ
Bút ký
1.
Bất giác, văng vẳng “con đường cái quan” Phạm Duy ca rằng:
“Người về chưa ghé sông Hương
Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay”