Nassar Ibrahim là nhà văn, nhà báo người Palestine. Ông còn là nhà hoạt động xã hội, nguyên Tổng Biên tập báo El Hadaf tại Palestine. Truyện ngắn dưới đây được in lần đầu bằng tiếng Ả Rập trong tạp chí Masharef 28, số mùa thu 2005, được Taline Voskeritchian dịch sang tiếng Anh, in trong tạp chí Wordswithoutborders số tháng 11/2006.
NASSAR IBRAHIM
Đôi giày
Có thể đây chỉ là một chuyện đùa sắc sảo, nhưng nó đã trở thành một truyện - truyện dành cho mọi người.
Không ai biết vì sao Nizar kiên quyết phải đi Ramallah(1). Hoàn cảnh không thuận tiện - những trạm kiểm soát quân đội, những tình huống bẽ bàng, hành trình đi bộ mệt lử qua những ngọn đồi và qua những tường chắn làm bằng đất. Dù sao đi nữa, với lòng quyết tâm của một công nhân lao động, Nizar nhất định đi. Có một việc phải được giải quyết ở Ramallah. Anh phải đi. “Tôi sẽ chịu đựng được vất vả của hành trình… chúng ta đã quen với vất vả rồi… vất vả đã trở thành bình thường đối với chúng ta. Người Israel không nhận thấy rằng họ đã quản lý để làm cho mọi chuyện không bình thường trong cuộc sống chúng ta hóa ra bình thường… chúng ta còn có thể làm gì? Ngồi cho tới lúc chết à, đợi cái gì?”
Anh đón xe và ra đi. Anh phải đến được Ramallah, cách này hay cách khác.
Chiếc xe chạy qua vùng đồi, hết một ki lô mét đường nhựa lại đến một ki lô mét đường đất. Nizar hướng mắt về phía vùng đồi. Người ta luôn tìm ra một con đường vòng qua các trạm kiểm soát. Những con đường phụ đã làm họ trở thành những chuyên gia vượt trạm kiểm soát, vượt những mệnh lệnh, sự kiệt sức, sự tồi tệ. Họ giống như một bầy kiến luôn tìm được lối đi, một giải pháp, khi mà tổ và lối đi của chúng bị phá hủy, chúng đủ sức để vượt qua, thích ứng và chịu đựng. Khi đó, bầy kiến đào xới bằng miệng và bằng những cái chân nhỏ bé, mang từng hạt đất đến những điểm xa. Chúng mở một lỗ nhỏ, nhưng như thế là đủ, chúng sẽ tiếp tục trên con đường của chúng như không có gì xảy ra. Có thể sau một phút, vì vô tình hay hữu ý, một trong số chúng sẽ làm hỏng cái lỗ. Bầy kiến dừng lại, khích động ngọ nguậy râu của chúng, xem xét tình thế, tập trung lại chung quanh lỗ và rồi lại bùng ra và bắt đầu làm việc.
Trên những con đường đất, người ta giống như những khối đen nhỏ, đi thành hàng, những dòng người yếu đuối này, dừng lại, bước tới và rồi lùi lại. Họ sẽ leo qua bất cứ thứ gì để đến mục tiêu của họ, họ đi bộ như thể bước qua địa ngục của Dante. Trên con đường thẳng, họ tụ tập lại, họ leo, họ nhảy qua những rào chắn bằng đất. Sau một giờ, những chiếc xe ủi đất có thể phá hủy các lối đi của họ bằng đá, đất, và bằng những khối xi măng. Những khối đen dừng lại, nhìn quanh, tự quay lại, với sự chịu đựng, với nước mắt, mồ hôi, nhưng rồi vẫn tìm ra một lối đi mới, tạo ra lối đi mới, khám phá ra nó và tiếp tục lên đường với sự ngoan cường bất tận của họ.
Nizar di chuyển như những người khác. Hăng tiết, anh leo lên những con đường của kiến, nguyền rủa. Chân anh nhức, anh té xuống, đứng dậy, nắm tay một ông già và cùng nhau họ tiếp tục vượt đồi. Anh phải đến Ramallah. Ngay lúc đó, có thể anh đã quên lý do tại sao anh muốn đến Ramallah. Không quan trọng. Sự đến được đó tự nó là mục đích của anh - năng lực ngoan cường xác quyết với anh rằng chỉ đến được đó cũng là một cách chiến thắng, và như vậy là đủ.
Thời gian trôi qua chậm, nóng và bụi: những rào chắn, súng, lính, kiểm tra thẻ chứng minh, sự chờ đợi dai dẳng, những lời mắng chửi và những tình huống bẽ bàng. Mọi thứ này trộn lẫn với mọi thứ khác, sự tiến tới và sự thoái lui cùng là sự đo lường sức chịu đựng như nhau. Cứ thế, anh tiến tới. Không phải là sự đến được, không phải là sự vượt qua gian khổ được, thách thức việc bị bẻ gãy không là một sự bình đẳng rõ ràng, đơn giản hay sao? Cả một quốc gia tìm những con đường phù hợp, bước qua luận lý và lý do để duy trì cho chính nó điều mà luận lý nói. Kiên trì Tồn tại trước hết, hay là chết.
Miên man với suy nghĩ của mình, Nizar tiếp tục đi trong niềm hy vọng. Mỗi ngọn đồi là một trở ngại anh phải vượt qua, ý nghĩ đó nuôi dưỡng sự kiên định của anh. Mỗi tiếng cười là một cách phản kháng, như thể anh là người vui vẻ nhất trên cõi đời này. Nhưng tiếng cười sảng khoái nhất, là tiếng cười khi anh cảm thấy thực sự vui vẻ.
Anh tiếp tục luồn lách, xoay xở, từ xe này chuyển sang xe khác, từ đồi đến núi, từ trạm kiểm soát này đến trạm kiểm soát khác. Anh tiến tới, con đường ngoằn nghèo, chịu đựng, cho tới khi anh thấy mình mệt nhoài trên ghế của chiếc xe, không biết đến những gì xảy ra chung quanh.
Sáu tiếng đồng hồ từ lúc trời rạng sáng không phải là khoảng thời gian dài, anh nghĩ và mỉm cười. Có nhiều người mất mười tiếng đồng hồ để đến nơi họ muốn đến, để đạt tới cái họ muốn đạt tới. Anh đến gần trạm kiểm soát cuối cùng ở phía trước trại tị nạn Qalandia. Chỉ thêm một bước nữa là anh thắng cuộc chiến.
Một hàng xe dài đậu dọc trên con đường nhựa. Chiếc xe chậm lại và đậu nối đuôi hàng xe. Anh mở cửa bước xuống, nhìn xung quanh. Cả hai bên đường, những con kiến đang di chuyển giữa những chiếc xe, trong bụi bậm, những người phụ nữ, trẻ con, thanh niên và ngừơi già, người bán hàng, sinh viên, những con lừa, tất cả di chuyển lui và tới, những giọng nói, tiếng la, tiếng thì thào, lời xin xỏ - một phức hợp người, của đau đớn và của đất, của sự khẳng định và của bụi, của cuộc đời.
Anh rời xe và bước tới, tham gia vào dòng người tiến lên. Một chiếc xe đen, sạch chạy qua, tạo nên một quầng bụi, mặc cho những tiếng chửi vọng theo.
Nắng đun nóng đầu người, những dòng mồ hôi muối chảy xuống cổ họ, làm mờ mắt họ. Nhưng bất chấp, không có lựa chọn nào ngoài sự tiếp tục.
Nizar kiên quyết bước đi, tai anh nghe những câu nói rời rạc: “Họ không cho ai đi qua ngoài những ai được giấy phép của cơ quan dân chính”.
“Tôi phải đến Ramallah, có phép hay không phép tôi cũng không quay lại”.
Anh đến gần trạm kiểm soát và đứng trước dãy hàng rào xi măng. Có mấy người lính ở gần đó, một số chưa tới mười tám tuổi, còn chưa mọc ria. Phía trước họ là hàng trăm người đàn ông đàn bà, đang chờ đợi, hy vọng, đang nói ngọt với những người lính bằng mọi khả năng của họ để mong được cho đi qua. Nhưng chẳng có ích gì: sự năn nỉ, khóc lóc, tuổi tác, bệnh hoạn, vào đại học, tất cả đều không được… “Không được, không”.
Áp lực và sự đông đúc càng tăng. Một trong những người lính ném một quả bom hơi, gần như không nghe ra tiếng vì nổ giữa đám đông. Người ta chạy, ho, lả người, nhưng không được gì. Không là không.
Đám đông lại bắt đầu tụ tập nhích lên. Nizar tiến tới trước. Anh đứng trước dãy hàng rào bê tông, rồi tiến lên qua lối đi hẹp.
- Nè anh kia, đi đâu? Dừng lại.
- Tôi muốn qua.
- Có giấy phép không?
- Không có giấy phép.
- Vậy quay lại. Cấm qua.
- Nhưng anh à, tôi phải đi qua. Tôi đến từ xa. Tôi có việc quan trọng phải giải quyết ở bên đó.
- Tôi không biết. Cấm qua. Quay lại không tôi bắn.
- Sao lại bắn? Tôi không có vũ khí.
- Tôi nói không, cấm qua.
Nizar do dự. Anh ngoái đầu nhìn đám đông, rồi tiếp tục:
- Làm ơn cho qua. Nếu anh muốn giữ chứng minh thư cho tới khi tôi trở lại, đây, anh cầm lấy.
- Tôi không cần chứng minh thư. Lệnh cấm không được qua. Tôi không nói thêm nữa.
- Sao vậy? Anh muốn gì ở tôi? Tôi phải đến Ramallah.
Người lính nhìn ra xa rồi quay lại nhìn mặt Nizar. Đây là một dịp để đùa chơi, một trò đùa. Người lính hỏi thẻ chứng minh của Nizar. Anh ta nhìn thẻ, rồi bảo Nizar:
- Nghe nè, tôi sẽ cho anh qua nếu anh gỡ nón ra.
Nizar đăm đăm nhìn người lính, rồi gỡ nón ra khỏi đầu và ném ra xa.
- Giờ tôi qua được chưa?
Người lính cười to. Anh ta đưa mắt nhìn cái nón văng vào đám đông và biến mất.
- Chưa xong. Còn những điều kiện khác nếu anh muốn qua.
Nizar cảm thấy anh đang phá vỡ được rào cản ban đầu và sự từ chối thẳng thừng. Anh tìm cách thương lượng:
- Vâng, các anh muốn gì nữa? - Anh hỏi người lính.
- Anh phải cởi giày gởi lại đây và sẽ lấy lại khi quay về.
Nizar nhìn người lính. Đây là trò đùa hay anh ta nói nghiêm chỉnh?
- Sao được! Làm sao tôi đi bộ chân không trong cái nóng này, thủy tinh vỡ, cát bụi…
- Tốt, anh không bằng lòng? Quay lại nơi anh xuất phát.
Nizar cúi đầu và hơi nhìn ngoái lại. Anh đưa mắt lướt qua đám đông đứng trong nắng và bụi. Trong khoảnh khắc, sức chịu đựng lại trỗi dậy.
- Tốt, tôi chấp nhận. - Anh nói rành rẽ.
Anh cúi xuống, cởi giày và đặt chúng ngay trên hàng rào chắn bê tông, trước mặt người lính bàng hoàng, và không cần đợi được phép anh tiến bước.
- Ê, đợi đã, điều kiện chưa hết.
Nizar bước như trong cơn mê. Con đường đất nóng dưới ánh nắng.
- Trước khi anh đi, tôi muốn anh đi lấy cho tôi một ly trà.
Nizar nhìn người lính, nhìn chân mình. Những giọt mồ hôi chảy xuống trên gò má anh, hơi dừng lại một chút ở cằm trước khi rớt giọt xuống ngấm trong đất nóng.
Anh bước đi chầm chậm rồi khuất dạng. Năm phút sau anh trở lại với một ly trà lớn. Anh đưa ly trà cho người lính. Người lính nhấp trà, cười cợt với những người lính khác.
Nizar rời khỏi trạm kiểm soát, sau cùng anh đã vượt qua trạm và đang trên đường tới Ramallah. Điều quan trọng là anh đã vượt qua.
(Đến đây, theo lô gích của thể loại truyện kể, câu chuyện có thể kết thúc. Nhưng như thường lệ một người Palestine điển hình cứ tiếp tục can thiệp vào truyện để làm cho truyện tiếp tục theo một kết cục khác).
Sau nhiều giờ, Nizar quay lại. Trước khi đến trạm kiểm soát, anh cởi đôi giày mới. Anh cất giày vào túi nhựa. Thỏa thuận là anh sẽ đi chân không trở lại.
Anh đi đến trạm kiểm soát, tới chỗ người lính.
- Ê, anh thấy là tôi trở lại đấy. Giày tôi đâu?
Người lính phá ra cười, tay anh ta chỉ đôi giày để kế bên tảng bê tông vuông.
Nizar lại chỗ đôi giày. Anh đút chân phải vào giày và cảm thấy có một chất lỏng nóng. Giật mình, anh lùi lại. Anh cầm chiếc giày và nhìn người lính vừa được bốn người lính khác nhập bọn và tất cả đều cười.
Nizar lật chiếc giày lại, một chất lỏng nhầy, vàng đổ ra. Anh lắc chiếc giày nhiều lần. Anh cố lau khô giày bằng tờ báo, những trang đầy tin tức và hình ảnh các hội nghị thượng đỉnh… Anh bình tĩnh đứng dậy, đút chân vào giày, và đi qua trạm kiểm soát. Ba bước. Chợt anh dừng lại đột ngột. Anh quay lại và đi trở lại, đến gần những hàng rào bê tông.
- Anh muốn gì? - Người lính hỏi anh, cười và ngạc nhiên.
Nizar đứng yên lặng. Anh nhìn đám đông và đoàn xe. Anh cởi giày ra và để chúng lên trên hàng rào xi măng. Anh nhìn thẳng vào mắt người lính. Anh nói rành rẽ:
- Điều cuối cùng tôi muốn nói với anh. Chừng nào anh còn tiểu vào giày của chúng tôi và chúng tôi còn tiểu vào ly trà của anh, sẽ không có hòa bình giữa chúng ta. Anh hiểu không?
Nizar quay nhanh trở lại. Anh biến vào đám đông, chân trần.
Võ Hoàng Minh dịch
(Nguồn: http://www.wordswithoutborders.org)
(TCSH359/01-2019)
...........................................
(1) Ramallah là một thành phố của người Palestine ở quãng giữa Bờ Tây giáp với al-Bireh có dân số gần 25.500 người. Ramallah cách Jerusalem 10 km về hướng bắc hiện là thủ đô hành chính của chính quyền Palestine.
MISHIMA YUKIO (Nhật Bản)Nhà văn Nhật Bản Mishima Yukio (1925 - 1970) bắt đầu in các tác phẩm của mình từ những năm 20 tuổi. Ông được tặng nhiều giải thưởng văn học và ba lần được đề cử vào giải Nobel văn chương.
PAUXTÔPXKIChúng ta yêu mến thứ ánh sáng bảo hiểm của những ngọn hải đăng nhưng ít khi nhìn thẳng vào nó. Thường chỉ có những người bảo vệ và các tay lái tàu dán mắt vào hải đăng để kiểm tra bí mật độ loé sáng của nó. Bởi vì tất cả hải đăng trên biển đều nháy và nhấp nhánh khác nhau, theo những tín hiệu đó, người ta có thể biết được hải đăng nào và con tàu đang ở đâu.
SLAWOMIR MROZEK (Ba Lan)(Lê Bá Thự dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan)
ALPHONSE DAUDETSự kiện phản ánh trong truyện xảy ra năm 1871, thời kỳ chiến tranh Pháp - Phổ, khi quân đội Phổ (Đức) đã chiếm đóng và sáp nhập hai tỉnh Alsace và Lorraine của Pháp vào lãnh thổ Đức.
DOMINIQUE DE VILLEPINTác giả Dominique de Villepin, sinh năm 1953, đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, là người phát ngôn cho chính sách hòa bình đối lập với đường lối chiến tranh Bush-Blair trong vụ tập kích Irak đầu năm 2003. Nơi đầu sóng ngọn gió của bang giao quốc tế, ông đã đồng thời cho xuất bản một khảo luận về Thơ, Ngợi ca những Người Cướp Lửa, tượng trưng cho Người Làm Thơ, qua hình ảnh mượn của Arthur Rimbaud, lấy từ huyền thoại Prométhée.
MARK TWAINTwain, Mark, (Samuel Langhorne Clemens), nhà văn Mỹ, (1835-1910). Sinh tại Florida, bang Missouri. Là con thứ tư trong một gia đình thương nhân nghèo. Chưa đầy 12 tuổi, Clemens đã phải thôi học để học nghề sắp chữ in, rồi làm đủ nghề. Năm 1853, bị thôi thúc bởi ý muốn tìm hiểu thế giới, lên đường đi nhiều nơi, làm thợ in công nhật ở St. Louis, New York và Philadelphia. Đến sông Mississipi, hành trình dự kiến đi Brazil bị đình lại vì Clemens lại mơ ước trở thành hoa tiêu trên sông.
HARUKI MURAKAMI (Nhật Bản)Chàng và nàng đang đi trên một con đường. Dọc bãi tha ma. Lúc nửa đêm. Sương mờ vây phủ. Họ tuyệt nhiên không định đi ở nơi chốn này vào lúc này. Nhưng vì các nguyên do khác nhau họ đã buộc phải đi. Họ bước vội vàng, nắm chặt tay nhau.
GRAHAM GREENE (Anh)Có tám người đàn ông Nhật đang ăn bữa tối ở nhà hàng cá nổi tiếng Bentley's. Họ chỉ trao đổi với nhau dăm ba câu bằng thứ tiếng mẹ đẻ khó hiểu của họ, nhưng luôn có nụ cười nhã nhặn và thường mỗi câu lại kèm một cử chỉ cúi đầu lịch thiệp. Tất cả tám người, trừ có một, đều đeo kính. Thỉnh thoảng cô gái xinh đẹp ngồi phía cửa sổ lại đưa một cái nhìn lướt qua họ, nhưng xem ra chuyện của cô ta quá quan trọng, khiến cô ta không thể thực sự chú ý tới bất kỳ ai trên đời ngoài chính mình và người ngồi cùng bàn.
VICTORIA CHIE (ÚC)Cảm giác xấu hổ như kẻ đang làm điều mờ ám, Anne Peterson đặt bút run run ghi tên mình vào phần trống trong bản tự giới thiệu của văn phòng môi giới hôn nhân. Chẳng lẽ lại đến nông nổi này sao? 49 tuổi, trông còn rất trẻ, duyên dáng, đầy sức sống, thành đạt, vật chất đầy đủ, đã ly dị, thế mà phải nhờ môi giới kiếm cho một tấm chồng. Mà anh ta là ai, cũng là một kẻ nào đấy tìm đến đây với những dòng tự giới thiệu cứng nhắc. Thôi, đành vậy chứ biết sao, chỉ vì quá yêu con gái Cindy mà Anne đã phải chịu đựng nỗi trống trải cô đơn ròng rã suốt bao năm trời.
NGÔ KIM LƯƠNG (Trung Quốc)"Nếu còn gặp người, nhất định phải nói", Trần Tĩnh đang nghĩ, ngước mắt lên nhìn ánh đèn vàng vọt trong ngõ nhỏ. Đêm khuya rồi, khắp nơi là hình ảnh kỳ quái của một màn đêm đen kịt. "Ai cha! Chiếc xe đạp xui xẻo này!" - Cô đẩy chiếc xe, không biết phải nói thế nào.Sau lưng vang lên một hồi chuông xe đạp, Trần Tĩnh "ai cha" một tiếng, chàng trai cưỡi xe đạp đã lướt vèo qua rồi.
S.MROZEKCó một lần tôi đi du lịch.Vì không có tàu trực tiếp đến nơi tôi cần tới nên tôi phải xuống một ga dọc đường để chuyển sang tàu khác.Hôm đó là một buổi tối. Mãi sáng hôm sau con tàu tiếp theo tôi sẽ phải đi mới đến.Tôi rời nhà ga, vào thị trấn để kiếm nơi ở trọ.
JOYCE BEGG (Úc)Bà Firbank trở thành hàng xóm của chúng tôi đã lâu, dễ đến sáu bảy năm nay, nhưng thật sự trong chúng tôi chẳng ai dám khẳng định mình biết rõ về người đàn bà này. Xung quanh bà ta lúc nào cũng bao phủ một bầu không khí bí hiểm, ma quái, ngay cả toà dinh thự cổ của bà ta cũng gợi cho người ta cái vẻ rờn rợn, lạnh lẽo giống như nơi trú ẩn của những linh hồn cõi âm.
KRISHNAN VARMAKrishnan Varma sinh ở Kerala, Ấn Độ. Ông viết bằng hai thứ tiếng Anh và Malayalam. Trong nhiều tác phẩm của mình, ông chia sẻ sự quan sát đối với cuộc sống của lớp người cùng khổ trên đất nước ông.
ARTURO VIVANTELời giới thiệu: Nhà văn Arturo Vivante sinh năm 1923 ở Rome, tốt nghiệp cử nhân đại học McGill, Canada, 1945, tốt nghiệp y khoa đại học Rome, 1949. Ông hành nghề bác sĩ toàn khoa, đồng thời sinh hoạt và nghiên cứu về văn chương ở một số trường đại học Mỹ. Vivante là nhà văn rất nổi tiếng với các truyện cực ngắn và các giai thoại.
KÔNXTANTIN PAUXTÔPXKI Mùa Thu. Những hạt sương mai tháng Chín lạnh giá, mọng nước rơi tung tóe từ những tán lá trên cao xuống và bắn cả vào người tôi. Sương từ các nhành cây nhỏ giọt xuống mặt nước sông đen thẫm, tạo thành những vòng tròn và chậm rãi lan ra xung quanh.
LTS: Mario Bendetti sinh tại Paso de los Toros (Tacuarembó ) ngày 14 tháng 9 năm 1920. Ông theo học tại trường tiểu học tiếng Đức ở Montevideo và trường trung học Miranda, đã từng làm nhiều nghề như nhân viên bán hàng, tốc kí, kế toán, viên chức nhà nước và phóng viên. Từ năm 1938 đến 1941 ông sống chủ yếu ở Buenos Aires . Năm 1945, khi trở về Montevideo, ông viết bài cho tuần báo nổi tiếng Marcha, qua đó trở thành phóng viên bên cạnh Carlos Quijano và rồi trở thành một thành viên trong ê-kíp của ông này cho tới tận năm 1974 khi tuần báo ngừng xuất bản.Năm 1973, vì lí do chính trị, ông phải rời bỏ tổ quốc,bắt đầu cuộc sống lưu vong kéo dài mười hai năm ở những quốc gia: Ác-hen-ti- na và Tây Ban Nha. Quãng thời gian này đã để lại những dấu ấn vô cùng sâu sắc trong cuộc đời ông cũng như trong văn nghiệp.
YUKIO MISHIMA (Nhật Bản)YUKIO MISHIMA tên thật là HIRAOKA KIMITAKE (1925-1970). Sinh tại Tokyo.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Tokyo . Nhà văn, kịch tác gia, đạo diễn sân khấu và điện ảnh, diễn viên.Năm 16 tuổi đã xuất bản truyện vừa lãng mạn Khu rừng nở hoa. Tiểu thuyết Lời thú tội của chiếc mặt nạ ra năm 1949 đã khẳng định tên tuổi của nhà văn trẻ tài năng và trở thành tác phẩm được đánh giá là kinh điển của nền văn học Nhật Bản.
KOMASHU SAKIO (Nhật Bản)Sinh 28/1/1931 tại Osaka (Nhật Bản). Nhà văn chuyên viết truyện khoa học giả tưởng nổi tiếng của Nhật Bản.Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kyoto , chuyên ngành Văn học Italia.Từ năm 1957 là phóng viên Đài Phát thanh Osaka và viết cho một số các báo. Năm 1961 chiến thắng trong cuộc thi truyện ngắn giả tưởng xuất sắc do tạp chí "SF Magasines" tổ chức.Tác phẩm của Komatsu đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.
S. MROZEK (Ba Lan)Có lần tôi bắt gặp một con chó ác bụng đang rượt đuổi một con mèo. Bởi tôi là người yêu động vật nên tôi bèn vớ ngay một cục đá to sụ quẳng vào con chó khiến nó ngã lăn quay, nằm đứ đừ một hồi lâu. Chú mèo nhỏ không nhà, con vật bé xíu nom mệt phờ râu. Không chút do dự - tôi cho nó nương nhờ. Đây quả là một con mèo đẹp mã, lông mịn màng, mắt long lanh. Tôi đem nhốt nó vào trong nhà, đoạn bỏ đi chơi bời trác táng.
KITA MORIO (Nhật Bản)Kita Morio (sinh năm 1927) là nhà văn thuộc thế hệ hậu chiến của Nhật Bản. Tốt nghiệp Đại học Y. Năm 1960 được trao giải thưởng mang tên Akutagawa với truyện ngắn Trong bóng tối đêm, cốt truyện xảy ra trong một bệnh viện tâm thần ở Đức thời kì Chiến Tranh Thế Giới thứ II. Nổi tiếng với các tác phẩm giả tưởng khoa học và chống chiến tranh.