Đọc thơ Hồng Thị Vinh

15:30 28/10/2008
QUÁCH GIAOMùa Xuân Đinh Hợi đến với tôi thật lặng lẽ. Cây Thiết Mộc Lan nơi đầu ngõ năm nay ra hoa muộn song lại tàn trước Tết. Hoa trong sân nhà chỉ lưa thưa vài nụ Bát Tiên. Hai chậu mai không buồn đâm hoa trổ nụ. Đành thưởng xuân bằng thơ văn của bằng hữu.

Tôi đã đọc nhiều lần tập thơ Đời vạn dặm của tác giả Hồng Thị Vinh. Tập thơ có nhiều thể loại. Loại nào cũng gây nhiều hứng thú và suy tư.Có lần tôi phải thốt lên: đọc thơ Hồng Vinh cần có nhiều suy tư và nghiền ngẫm. Hình như thơ Hồng Vinh khiến người đọc phải nhớ lại nhiều bài thơ vào những thời khá xa xưa, đến phong trào thơ lãng mạn, siêu thực khoảng đầu thế kỷ hai mươi.
Nhưng ấn tượng nhất đối với tôi là trang thơ mang đậm hơi hướng Thiền môn.
Một bài thơ đầu:
Bừng đón xuân
Rừng hoa dại
Đôi bướm vàng.
Đây là một cảnh xuân của thiên nhiên nguyên thuỷ. Tác giả không tham dự mà chỉ nhìn ngắm thưởng thức để rồi hoà đồng vào với thiên nhiên.
Núi rừng trùng điệp
Chiếc gậy trúc
Vị sư già.

Đây là cảnh không đơn côi của con người trước núi rừng trùng điệp. Vị sư già không lạc lối với chiếc gậy trúc trong tay. Cuộc đời và niềm tin tràn đầy trong ý thơ. Hình bóng vị sư già với cây gậy trong bài thơ khiến người đọc nhớ đến bài thơ của nhà thiền sư Basho Nhật Bản:
Cánh bướm thiu thiu
Trên đầu gậy
Nhà sư
Đi hành hương.
Trong bài thơ cái tĩnh tràn đầy trong cái động.
Cũng một nhà thơ Nhật đã viết một bài thơ diễn tả mùa hoa anh đào nở chỉ với một từ duy nhất.
Đi
Suy ngẫm trong một thời gian khá lâu tôi mới cảm nhận được cái thú vị của bài thơ. Tôi nghĩ rằng cần phải sống nơi xứ hoa anh đào nhiều mùa hoa nở thì mới cảm nhận được đầy đủ ý nghĩa của từ “Đi”.
Hoa anh đào nở là động lực lớn lao đã đánh thức tâm hồn và khêu dậy thể xác con người bừng sống dậy sau một mùa đông giá lạnh để cùng với hoa anh đào đón mùa xuân mới. Tình hoa và lòng người cùng hoà nhịp với đất trời đón xuân. Người người cùng đi, nhà nhà cùng đi, nơi nơi cùng đi. Đi để ngắm, để thưởng thức, để chiêm ngưỡng màu hoa trinh nguyên như ngọc như ngà, nhìn cánh hoa phơi phới như những vần thơ trác tuyệt, như những cung nhạc vô âm rung động giữa đất trời. Cùng nhau đi xem lễ hội anh đào để nhìn người và được người nhìn, để ngắm hoa và hội nhập vào hoa. Mùa hoa đào trở nên linh thiêng, huyền nhiệm. Và “Đi” là sự hành hương cần thiết.
Hai bài thơ sau của Hồng Vinh:
Hồn trần bụi tục
Nương theo
Gió thoảng ngoài

Là hạt cát
Bay vòng
Vô lượng kiếp

Là:
một nhân sinh quan thấm nhuần hương vị Phật. Bài thơ khiến người đọc nhớ đến những bài thơ của nhà thơ Thao Thao in năm 1943 trong tập thơ “Trăng nước” do nhà xuất bản Tri Tân xuất bản tại Hà Nội:
Bể mịt mùng
cát vàng nhạt
trăng soi
để nói đến cái mênh mông cô quạnh của cõi đời này.
Chuối bâng khuâng   
ngắm bèo ngủ
chân cầu.
Có sự liên tưởng đến thơ của các nhà thơ khác khi đọc thơ Hồng Vinh vì thơ Hồng Vinh gợi nhiều suy tư và gây nhiều cảm xúc.
Đầu xuân đọc được vài câu thơ đẹp và ý vị của Hồng Vinh lòng khoan khoái hơn là ngồi ngắm một chùm hoa lan cắt tỉa đẹp đẽ song lại là hoa giấy.
Xin cảm ơn tác giả.
                                      Q.G

(nguồn: TCSH số 218 - 04 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRIỀU NGUYÊN

    1. Đặt vấn đề
    Nói lái được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thông thường, và trong văn chương (một lối giao tiếp đặc biệt). Để tiện nắm bắt vấn đề, cũng cần trình bày ở đây hai nội dung, là các hình thức nói lái ở tiếng Việt, và việc sử dụng chúng trong văn chương.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ  

    (Đọc tiểu thuyết “Huế ngày ấy” của Lê Khánh Căn, Nxb. Quân đội nhân dân, 2006).

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    (Đọc “Song Tử” của Như Quỳnh de Prelle)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Trần Thiên Thị viết tắt TTT hay đọc là 3 Tê, tôi liên tưởng đến những T thơ ca:

  • GIÁNG VÂN

    Tôi gọi chị là “ Người truyền lửa”.

  • LGT: Trong khi giở lại tài liệu cũ, tình cờ chuỗi thơ xuân năm Ất Dậu 2005 của Thầy Trần Văn Khê xướng họa với chị Tôn Nữ Hỷ Khương và anh Đỗ Hồng Ngọc rơi vào mắt.

  • Là một nhà văn có sự nghiệp cầm bút truân chuyên và rực rỡ, sau cuốn tiểu thuyết “Chuyện ngõ nghèo”, có thể coi như cuốn tự truyện của nhà văn, Nguyễn Xuân Khánh chủ trương gác bút. Bởi ông biết mỗi người đều có giới hạn của mình, đến lúc thấy “mòn”, thấy “cùn” thì cũng là lúc nên nghỉ ngơi.

  • Nhà văn Ngô Minh nhớ ông và bạn văn cứ gặp nhau là đọc thơ và nói chuyện đói khổ, còn nhà thơ Anh Ngọc kể việc bị bao cấp về tư tưởng khiến nhiều người khát khao bày tỏ nỗi lòng riêng.

  • Tháng 4.1938, Toàn quyền Đông Dương đã “đặt hàng” học giả Nguyễn Văn Huyên thực hiện công trình Văn minh Việt Nam để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa VN trong các trường trung học. Một năm sau, công trình hoàn thành nhưng lại không được người Pháp cho phép xuất bản.

  • NGUYỄN VĂN MẠNH
     
    Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Cụ Huỳnh Thúc Kháng

  • MAI VĂN HOAN

    Vào một ngày cuối tháng 5/2016 nhà thơ Vĩnh Nguyên mang tặng tôi tác phẩm Truyện kể của người đánh cắp tượng Phật Thích Ca Mâu Ni vừa mới “xuất xưởng”.

  • Trong đời sống học thuật, nhất là khoa học xã hội, có rất nhiều thân danh dành cho số đông, công chúng (quen xem tivi, nghe đài đọc báo) nhưng cũng có những tiếng nói chỉ được biết đến ở phạm vi rất hẹp, thường là của giới chuyên môn sâu. Học giả Đoàn Văn Chúc là một trường hợp như vậy.

  • Dồn dập trong ba tháng Tám, Chín, Mười vừa qua, tám trong loạt mười cuốn sách của nhà nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam thời Tây Sơn Nguyễn Duy Chính liên tiếp ra đời (hai cuốn kia đã ra không lâu trước đó). Cuộc ra sách ồ ạt này cộng thêm việc tác giả về thăm quê hương đã thu hút sự chú ý của bạn đọc và các nhà nghiên cứu ở Việt Nam.

  • NHƯ MÂY

    Chiều 14/8/2016 không gian thơ nhạc bỗng trải rộng vô cùng ở Huế. Hàng trăm độc giả mến mộ thơ Du Tử Lê và bạn bè văn nghệ sĩ từ các tỉnh Kiên Giang, Đắk Lắk, Quảng Nam, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hà Nội đã về bên sông Hương cùng hội ngộ với nhà thơ Du Tử Lê.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
          Trích Tự truyện “Số phận không định trước”

    Từ ngày “chuyển ngành” thành anh “cán bộ văn nghệ” (1974), một công việc tôi thường được tham gia là “đi thực tế”.

  • NGÔ MINH

    Nhà văn Nhất Lâm (tên thật là Đoàn Việt Lâm) hơn tôi một giáp sống, nhưng anh với tôi là hai người bạn vong niên tri kỷ.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Ở Huế, cho đến hôm nay, vẫn có thể tìm thấy những con người rất lạ. Cái lạ ở đây không phải là sự dị biệt, trái khoáy oái oăm mà là sự lạ về tư duy, tâm hồn, tư tưởng. Thiên nhiên và lịch sử đã vô cùng khoản đãi để Huế trở thành một vùng đất sản sinh ra nhiều cá nhân có tầm ảnh hưởng lan tỏa. Và trong số những tên tuổi của Huế ấy, không thể không nhắc đến cái tên Thái Kim Lan.

  • GIÁNG VÂN

    Cầm trên tay tập thơ với bìa ngoài tràn ngập những con mắt và tựa đề “Khúc lêu hêu mùa hè”(*), một cái tựa đề như để thông báo về một cuộc rong chơi không chủ đích, và vì vậy cũng không có gì quan trọng của tác giả.

  • PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG

    Ở miền Nam trước năm 1975, những ai học đến bậc tú tài đều đã từng đọc, và cả học hoặc thậm chí là nghiền ngẫm Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ - một trong những bộ sách giáo khoa tương đối hoàn chỉnh xuất bản ở các đô thị miền Nam, cho đến nay vẫn còn giá trị học thuật, nhất là trong thời điểm mà ngành giáo dục nước ta đang cố gắng đổi mới, trong đó có việc thay đổi sách giáo khoa.