Độc đáo Điện Cần Chánh

14:06 04/04/2014

Tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại nội Huế), sau một thời gian nghiên cứu phục dựng, mô hình nghiên cứu Điện Cần Chánh tỷ lệ 1:10 đã hoàn thiện và vừa đưa ra trưng bày.

Một góc kiến trúc Điện Cần Chánh xưa

Đây là kết quả đánh dấu một bước quan trọng trong dự án nghiên cứu phục dựng Điện Cần Chánh. Dự án được lựa chọn làm mục tiêu trọng điểm trong chương trình Phối hợp nghiên cứu đào tạo và bảo tồn khu di tích Huế giữa Viện Nghiên cứu Di sản Thế giới của UNESCO của Đại học Waseda (Nhật Bản) và Trung tâm Bảotồn Di tích Cố đô Huế trong suốt 10 năm qua.

Điện Cần Chánh xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Về tổng thể, Điện Cần Chánh được bố trí trên trục chính Đại nội Huế, nằm giữa Điện Thái Hoà (nơi thiết triều chính) và Điện Càn Thành (nơi ở của nhà vua). Trước Điện Cần Chánh có "Sân bái mạng", là nơi tập hợp văn võ bá quan khi chầu vua, dâng biểu. Điện cùng với nhà tả vu, hữu vu (phục vụ việc chuẩn bị nghi lễ và chiêu đãi khách) hợp thành bố cục kiến trúc hình chữ môn.

Điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm thành. Nền đài cao gần 1m, bó vỉa bằng gạch vồ và đá thanh với diện tích mặt nền gần 1.000m2. Chính điện có 5 gian, 2 chái kép; tiền điện 7 gian, 2 chái đơn, hai bên đông tây có 4 hồi lang mỗi bên 5 gian nối qua điện Văn Minh, Võ Hiển và qua Tả Vu, Hữu Vu.

Bộ khung gỗ gồm 80 chiếc cột bằng gỗ lim. Phần lớn kết cấu bộ khung bên trên như xuyên, trến, kèo, đòn tay, các liên ba... đều được chạm trổ trang trí tinh xảo, công phu. Ngôi điện này đã phá hủy hoàn toàn vào đầu năm 1947.

Điện Cần Chánh là nơi các vua triều Nguyễn tổ chức lễ thiết triều vào các ngày mùng 5, 10, 20 và 25 âm lịch hàng tháng hoặc tiếp đón các sứ bộ quan trọng, nơi tổ chức các buổi tiệc tùng trong những dịp khánh hỷ.

Trong điện, ở gian giữa của nhà chính đặt ngự tọa, hai bên treo các bức tranh gương thể hiện cảnh đẹp Kinh đô và bản đồ các tỉnh trong nước lồng trong khung kính. Đồng thời, điện còn là nơi trưng bày nhiều báu vật triều Nguyễn như các đồ sứ quý hiếm, các hòm tượng bảo ấn bằng vàng và bằng ngọc của triều đại nhà Nguyễn.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, việc nghiên cứu tái thiết Điện Cần Chánh đã được thực hiện một cách nghiêm túc bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm của cả hai phía Việt Nam và Nhật Bản.

ựa vào những nguồn tư liệu xác thực từ các bộ chính sử triều Nguyễn, nguồn tư liệu ảnh đen trắng được chụp vào những năm đầu thế kỷ XX; kết quả đo đạc kích thước và phân tích hiện trạng nền móng; phương pháp nghiên cứu đối sánh đồng đại và đồng dạng với những công trình hiện còn; nghiên cứu kỹ thuật xây dựng và phương pháp thiết kế kiến trúc truyền thống; thực hiện phỏng vấn các nghệ nhân và những nhân chứng lịch sử…

Những cơ sở khoa học vững chắc cho đề án tái thiết Điện Cần Chánh đã được xác lập. Đặc biệt, với phương pháp luận nghiên cứu tối ưu và thiết bị hiện đại của công nghệ trùng tu di tích Nhật Bản, quyết tâm của đội ngũ chuyên gia và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, hy vọng Dự án tái thiết Điện Cần Chánh sẽ trở thành hiện thực trong những năm tới.

Qua đó, mở ra một thời kỳ mới đầy triển vọng cho sự nghiệp tái thiết di sản, bảo tồn và phát huy giá trị quần thể di tích Cố đô Huế.

Việc xây dựng hoàn thiện mô hình Điện Cần Chánh tỷ lệ 1:10 tuy có một số hạn chế về tỷ lệ mô hình và vật liệu sử dụng nhưng đã đạt được các mục đích quan trọng nhất mà dự án ban đầu đã đề ra. GS-TS. Nakagawa Takeshi, Giám đốc Viện Di sản đại học Waseda cho rằng: “Trong công tác xây dựng, tỷ lệ 1:10 của các công trình kiến trúc bằng gỗ là một thử nghiệm quan trọng để kiểm chứng.

Thứ nhất, các kích thước kiến trúc; thứ hai, kỹ thuật xây dựng; thứ ba, những vấn đề nan giải trong quá trình thi công đều có thể hiểu, đều có thể xuất lộ ngay trên cái mô hình này. Do đó, chúng tôi quyết định cho xây dựng mô hình này để đúc rút kinh nghiệm và những kiến thức cần thiết cho công việc tái thiết Điện Cần Chánh sau này”.

Mô hình Điện Cần Chánh tỷ lệ 1:10 được trưng bày cùng các sản phẩm nghiên cứu khác trong dự án phối hợp nghiên cứu giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Di sản đại học Waseda như ảnh tư liệu, các bản vẽ kỹ thuật, hình ảnh 3D và phim phóng sự về chương trình hợp tác... nhằm quảng bá dự án và lấy ý kiến góp ý từ khách tham quan và các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới khi đến thăm di sản Huế.

Khu vực trưng bày nằm ở dãy phòng tầng hai phía sau Nhà hát Duyệt Thị Đường, có tầm nhìn bao quát khu vực Tử Cấm Thành. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt đến nền móng còn sót lại của Điện Cần Chánh để hoài niệm, đối chứng di tích với các hình ảnh tư liệu và mường tượng đến vẻ lộng lẫy uy nghi của công trình sau khi được phục hồi trong tương lai.

Việc xây dựng mô hình trước khi trùng tu công trình cũng là kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác trùng tu di tích để đảm bảo tính chân xác của công trình. Được biết, kinh phí phục vụ cho việc phục dựng Điện Cần Chánh khoảng 10 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA và phải mất tới 5 năm mới hoàn thành...

Nguồn thoibaonganhang.vn

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN VĂN DŨNG

    Huế trong thời kỳ Pháp thuộc đã được quy hoạch, xây dựng một cách bài bản và khoa học. Đặc biệt, nhiều công trình kiến trúc Pháp được xây dựng với sự đa dạng, phong phú về phong cách kiến trúc tạo nên một quỹ di sản kiến trúc có giá trị ở Huế.

  • TS. KTS. NGUYỄN NGỌC TÙNG - ThS. KTS. NGUYỄN THỊ MINH XUÂN - TS. KTS. LÊ NGỌC VÂN ANH

    Khi nhắc đến Huế, hầu hết chúng ta thường nghĩ đến mảnh đất Thần kinh với sự hiện hữu của kiến trúc Kinh thành, Lăng tẩm và cung điện của triều đại nhà Nguyễn cùng với kiến trúc nhà vườn Huế, cảnh quan danh thắng dọc bờ sông Hương.

  • PHAN THUẬN AN

    Cũng như tại hầu hết các thành phố khác ở ba nước Đông Dương thuộc Pháp (Indochine Française), tại Kinh đô Huế, chính quyền thực dân ngày xưa đã thiết lập một khu phố mới theo lối kiến trúc châu Âu, thường được gọi là “Khu phố Tây” (Quartier Européen). Đây là một loại hình di sản kiến trúc ở Cố đô Huế ngày nay(1).

  • NGUYỄN XUÂN ĐỊNH

    Nói đến kiến trúc Huế, dù chỉ một vài đặc điểm (sơ qua), không thể không đề cập đến những người ở Huế. Cho dù những người đó sinh ra ở Huế, hoặc ở xa đến, nhưng đều góp phần xây dựng nên một Huế có hơn ba trăm năm lịch sử.

  • Ngày 1/6, tin từ Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết di tích Phu Văn Lâu đã được sửa chữa về nguyên trạng ban đầu, và còn được tăng cường, gia cố tất cả vị trí xung yếu cho công trình.

  • Mức độ độc đáo của mô hình Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền... chắc chắn sẽ khiến bạn ngỡ ngàng.

  • Ứng Lăng - lăng Khải Định với những nét pha kiến trúc Tây Phương đã đem lại vẻ mới, lạ, độc đáo, được đánh giá có phần phô trương so với các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam. 

  • Đàn Nam Giao triều Nguyễn là đàn tế duy nhất còn hiện hữu ở Việt Nam, cũng là đàn tế duy nhất tồn tại trong số nhiều đàn tế cổ ở Huế.

  • Sau khi xây Văn Miếu tại kinh đô Huế vào năm Gia Long thứ 9 (1808), các tỉnh trong khắp đất nước lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. 

  • Cổng tam quan được xem là bộ mặt của một ngôi chùa, bởi tam quan là cổng chính của tự viện. Chư Tăng, tín đồ và du khách ra vào tự viện đều phải qua cổng tam quan này. Do vậy cổng tam quan có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến đời sống tâm linh của các hành giả trong chùa và khách thập phương tín thí đến chùa lễ Phật.

  • QUÁCH TẤN

    Trên tờ Tạp chí Sông Hương (Phụ trương Đặc biệt 2) ra tháng 12-1985 có đăng bài của ông Phan Thuận An nói về Cầu Trường Tiền.

  • PHAN THUẬN ANTrong quá trình hình thành và phát triển đô thị Huế gần 700 năm nay, đô thị này đã trải qua nhiều đợt qui hoạch. Trong đó, đợt qui hoạch vào đầu thế kỷ XIX khi triều Nguyễn xây dựng Kinh đô là đợt qui hoạch qui mô và có giá trị bền vững nhất.

  • NGUYỄN VĂN HOAVì có thú chơi sách và đi du lịch nên tôi có thú vui sưu tầm sách. Nhờ vậy mà trong tủ sách cá nhân của tôi đã có trên 100 đầu sách về Huế, nhất là của tác giả sinh sống ở Huế, ví dụ cuốn Thần kinh Nhị thập cảnh, thơ vua Thiệu Trị,  do Phan Thuận An, Phạm Đức Thành Dũng, Phan Thanh Hải, Nguyễn Phước Hải Trung biên soạn, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhà xuất bản Thuận Hoá xuất bản, Huế, 1997. Rất may mắn tháng 5 năm 2003, tôi lại có trong tay cuốn Kinh thành Huế của Phan Thuận An (từ dưới xin viết tắt PTA).

  • TRẦN TUẤN ANHNằm cách trung tâm thành phố Huế 5km về phía Bắc, toạ lạc bên bờ sông Hương ở vị trí Bao Vinh, một thương cảng nổi tiếng của Huế ngày xưa, những ngôi nhà cổ Tứ Giác(1) tại đây được xem như một trong những kiến trúc thuộc địa Pháp khá nổi bật ở Huế. Sự nổi bật thể hiện qua các đặc trưng kiến trúc mang đậm nét Huế, hoà quyện với phong cách kiến trúc Pháp du nhập vào Huế những năm đầu thế kỷ 20.

  • THÁI DOÃN LONGKiến trúc luôn luôn được hình thành phát triển và gắn bó với sự tiến hoá của văn hoá xã hội và lịch sử, bản thân từng công trình và tổng thể toàn đô thị đều ghi dấu thời đại và xã hội nào sinh ra nó.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGHuế là một đô thị hình thành không từ xuất phát điểm hay bối cảnh của một trung tâm có quá trình hội tụ thương nghiệp, trao đổi hàng hoá hay giao dịch thương mãi, mà góp một nét rất riêng trong chân dung đô thị Việt Nam từ nhu cầu xây dựng khu trung tâm chính trị, hành chính quốc gia trong giai đoạn lịch sử đầy biến động và phức tạp.

  • PHAN THUẬN ANQuá trình hình thành và phát triển của đô thị Huế thường được chia ra làm 3 thời kỳ với 3 hình thái và phong cách kiến trúc khác nhau: phố cổ, phố cũ và phố mới. Từ "phố cũ" dùng để chỉ khu phố Tây được xây dựng dưới thời Pháp thuộc (1875-1954) ở bờ nam sông Hương. Cung An Định ra đời vào thời kỳ lịch sử ấy.

  • MAI VĂN LỘC (*)Huế được biết đến ngoài sự nổi tiếng của các di sản kiến trúc cung điện, lăng tẩm của triều Nguyễn còn do cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã gắn bó hài hoà với sự hình thành đô thị cổ, đồng thời cấu trúc quy hoạch đô thị chặt chẽ tạo nên một sự quyến rũ của thành phố, nơi mà môi trường thiên nhiên và các công trình xây dựng nhân tạo được hoà quyện tạo nên một “bài thơ tuyệt tác về đô thị”.