Ảnh: Internet
Có những đêm tối… Tôi ngồi một mình dưới bầu trời đêm ngắm những vì sao Để hát khúc ca nhớ lại năm nảo năm nào Khi cuống nhau mà mẹ mang vẫn chưa hoàn toàn chia đứt Rồi thấy mình trong xác thân không hình hài nguyên mục Bản thể ngủ vùi trong ánh mắt nhắm nghiền và đuôi vẫn còn nguyên Để giới tính chưa gọi tên và tình yêu sẽ không phải là một lời nguyền Trái tim vẫn được chìm sâu chở che và vỗ về trong nước ối Để tiếng khóc vẫn chưa cất lên từ tội lỗi Hoặc nước mắt chưa phải một niềm đau… Vậy nên tôi dưới trời cao ngồi ngẫm ngợi về khởi nguyên của những sắc màu Từ bao giờ thì xanh trở thành màu xanh xao trong ánh mắt? Từ nơi đâu mà tím hóa thân trên môi em thành màu tím buồn lạnh ngắt? Từ lí do gì mà trắng đã không còn là màu trắng ban nguyên? Nhưng những vì sao không trả lời cho tôi, vầng trăng lặng im, và gió chỉ rì rào trong mê mải Nên tôi đã vục mặt khóc trong đôi bàn tay tê tái! Bởi có khoảng trời mà ở đó chỉ còn tôi trơ trọi trở thành duy nhất một vì sao Nơi những người Ai Cập đã cố công tưới xanh sa mạc bằng những con sông đào Người Exkimo sưởi Siberi bằng củi trầm và lửa cháy Người Maya trong phế tích của đền thờ thần mặt trời dâng máu mình qùy lạy Sám hối cho những giấc mơ người! (nhưng tất cả họ và tôi đã thất bại trong nỗ lực cứu rỗi thế giới giữa tình yêu trụi trần mang diện mạo đười ươi) Để cuối cùng tôi đã xác quyết hành trình tìm về suối nguồn của tình yêu vĩ đại Nhằm truy nguyên nỗi buồn tồn tại Như đàn cá hồi đã dành cả cuộc đời hành hương nhằm sản sinh để chết Hoặc bản mệnh của cái chuông là khóc vang trong những đòn đau Hay mặt trời nguyện tự hủy diệt mình trong ánh lửa diệm sơn nhằm tỏa ra những sắc màu Hoặc sóng bởi sự rì rào cho biển bớt lặng câm đã lao mình về bãi đá Bởi có những điều sau muôn trùng tất cả… Thanh sắc của phấn son, vũ cuồng của thân xác, ma nhiên của ngôn từ và lấp lánh của vàng kim Em sẽ cần tôi đứng đợi sau những hàng bạch dương đen nối vai nhau trong bất tận đến im lìm Nơi tôi sẽ đưa em hành trình cùng đàn cá hồi, trong tiếng vang của chuông, ánh sáng của mặt trời và rì rào của sóng Và lau cho em giọt nước mắt cuối cùng ngưng đọng… (264/2-11) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH