VĨNH NGUYÊN
Đoàn du lịch biển quốc tế lần đầu cập cảng Tiên Sa vào lác 6 giờ ngày 22-3-1987 như một sự kiện nóng hổi làm nức lòng ngành du lịch và họ tổ chức đón bạn mới trong trạng thái hồi hộp.
Cảng Tiên Sa - Ảnh: internet
Đêm 21, những người phục vụ của Công ty du lịch Đà Nẵng từ giám đốc đến nhân viên hầu như không chợp mắt. Tất cả phải sẵn sàng, tránh mọi sơ suất có thể gây trục trặc đến cuộc hành trình của Đoàn. Bởi vì chương trình Đoàn đến hai thành phố Huế Đà Nẵng chỉ chớp nhoáng trong 24 giờ.
Các phóng viên đài, báo, vô tuyến truyền hình của hai tỉnh đã về tập kết hai khách sạn Đông Phương và Thái Bình Dương. Ở đây, xe, hoa lộng lẫy như ngày hội. Đoàn du lịch tỉnh Quảng Ninh, từ rất xa trên nghìn cây số nghe tin này vội phóng vôn-ga cả ngày đêm cũng vào kịp để rút kinh nghiệm đón tiếp.
5 giờ, đồng chí Giám đốc Công ty du lịch Đà Nẵng đưa tối đến cảng Tiên Sa. Ở đây, tôi gặp ngay Cordt Schnippen - 34 tuổi, phóng viên báo "Thời Đại" của Cộng Hòa Liên Bang Đức - người đi cùng đoàn du lịch. Anh từ phao-giê-rô vào thành phố trước bằng ca nô chiều qua với Trần Thị Kim Hoàng - phó giám đốc Công ty thành phố Hồ Chí Minh.
(Chị Kim Hoàng từng học 10 năm trước đây ở Cộng Hòa dân chủ Đức về ngành du lịch. Sau khi Tổng cục du lịch Việt Nam đặt đại diện du lịch một số nước trong đó có CHLB Đức, chị có cơ sở tuyên truyền vẻ đẹp và đặc sản Việt Nam cho bạn và tháng 2-1985, 600 du khách theo đoàn tàu lần đầu tiên vượt đại dương cập cảng Sài Gòn. Năm 1986 chị cùng anh Quyền Sinh (giám đốc) sang dự hội chợ Cộng Hòa Liên Bang Đức. Những người đại diện cho ngành du lịch Việt Nam biết cách tuyên truyền về quê hương mình và lần này lại dẫn được 101 du khách từ Cộng Hòa Liên Bang Đức đến Cảng Tiên Sa).
Chị Kim Hoàng sau khi làm một số thủ tục cần thiết với ngành du lịch, chị trở ra "Khánh sạn nổi" đang buông neo ở cửa biển để dẫn Đoàn vào cho đúng giờ.
Con tàu trắng lộng lẫy cỡ lớn kéo ba hồi còi từ từ tiến vào bến. Ngay từ xa, nhiều ống nhòm đã nhìn thấy con tàu mang tên nhà văn Mikhaiin Sôlôkhốp (Vơlađivôtốc) làm ngỡ ngàng tất cả mọi người bởi "Khách sạn nổi" có thể không phải sang đây từ Cộng hòa Liên bang Đức?
Con tàu cập bến đúng giờ.
Nhiều thủy thủ (nam và nữ) thập thò qua các cửa sổ tròn tò mò nhìn bến lạ. Nhiều người vui thú lộ rõ trên nét mặt bởi đối diện bên kia cầu cảng là chiếc tàu Nga Đờmitờrii Pôluian đang nhả hàng cùng đoàn người, cờ, hoa chào đón.
Hai bàn công an cửa khẩu và ba bàn thủ tục hải quan trải vải trắng có lọng che. Mười thiếu nữ trong những bộ áo dài mảnh mai ôm những bó hoa tươi đứng đợi.
Mười phút. Ba mươi phút.
Có tin từ trên tàu xuống: hành khách đương ngủ. Tôi cùng Schnippen nhìn nhau mỉm cười!
Nhưng sau đó mới hiểu ra là không phải thế. Hành khách có người không muốn xuống bởi có tin đồn nhảm: Khách du lịch không được quay phim nhiếp ảnh! "Thế chúng tôi còn đi du lịch làm gì?" Nhiều người giận dỗi dùng giằng không chịu xuống nên mới trễ nãi đến 30 phút kia!
Đoàn du lịch bước xuống cầu thang trong tiếng vỗ tay, tung hoa chào đón. Mỗi hành khách vừa chạm chân xuống cầu cảng đều được các cô gái trân trọng lồng vào cổ một chuỗi cườm ốc biển. Những thước phim ret rẹt quay nhanh. Thủ tục cửa khẩu, hải quan cũng qua đi mau chóng.
Những chiếc xe chở khách du lịch đậu một dãy dài. Hành khách lên xe. (Ai đi xe nào từ số 1 đến 6 có hướng dẫn viên nói tiếng Anh đã bố trí trước).
Rất khẩn trương. Đường ra xứ Huế còn dài loanh quanh đèo dốc. Chiếc xe con Công ty du lịch đi đầu nổ máy, xe phóng viên... người lớn, em nhỏ đều không ngớt vẫy tay chào khi gặp đoàn xe ngang qua. Gặp đoàn tàu xuôi chiều, ngược chiều hai bên vẫy tay chào nhau như đã thân tình. Khách du lịch hân hoan bởi người Việt Nam hiếu khách.
Đoàn xe dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân.
Khách du lịch mặc sức quay phim, nhiếp ảnh…
Lên xe. Cô gái ngồi bên tôi trẻ và đẹp. Tôi không hiểu cô là người Đức, người Hà Lan hay Bỉ. Cô vui sướng thỏa mãn và dịu dàng mở máy thay cuộn phim mới.
Đến bên Lăng Cô lại dừng. Đến Cầu Hai, Nước Ngọt, Thừa Lưu lại dừng theo yêu cầu của Đoàn du lịch. Một con trâu mẹp ngập nước tận mũi, một bầy vịt lội, một đàn chim bay qua... là những niềm vui như hạnh phúc bắt gặp lần đầu. Họ nói: "đẹp quá không thể bỏ qua". Chị Kim Hoàng nói với họ: "Cứ như thế này thì sang đây các bạn phải đi cả năm không xuể"! Chị gọi loa. Lên xe! Lên xe! Còn xem Hoàng Thành và lăng tẩm Huế. Khách sạn Hương Giang đang chờ Đoàn ăn trưa. 18 giờ có mặt ở nhà hát Trưng Vương Đà Nẵng xem hát bội truyền thống. 22 giờ đã kéo neo đi Thành phố Hồ Chí Minh.
Vậy mà, đến Huế phải thay đổi chương trình. Trưa quá, thức ăn đã nguội. Xin mời khách ăn trưa trước, đi tham quan sau.
Cửa Ngọ Môn mở sẵn. Xe đoàn du lịch vào luôn Đại Nội. Từ điện Thái Hòa qua Thái Miếu, xem Cửu đỉnh, tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của người thợ Việt Nam xưa, Pieter Veenstra thốt lên với tôi: Merci beaucoup! merci beaucoup!
Đến lăng Khải Định, đoàn du lịch cũng tấm tắc khen như vậy. Còn nhiều lăng tẩm, đền đài nữa đẹp hơn. Nhưng hết giờ rồi!
Đoàn khách lên xe. Những cô gái Huế niềm nở đội lên đầu mỗi người bạn quý một cái chao đèn - chiếc nón bài thơ xứ Huế làm vật kỷ niệm.
Suốt một vòng xe Đà Nẵng - Huế, Huế - Đà Nẵng song tôi không thể nào tiếp xúc với Kim Hoàng hoặc Trưởng đoàn du lịch Pieter Veenstra được quá 5 phút.
Trước lúc rời cảng Tiên Sa, được phép thuyền trưởng, Veenstra mời chúng tôi lên phòng khách tàu Mikhaiin Sôlôkhốp mới biết tường tận chuyến đi của Đoàn.
Đoàn du lịch thuộc hãng Nur Neckermann một trong 3 hãng lớn của CHLB Đức. Hãng Nur có nhiều chương trình. Đây là bộ phận đường biển và họ tự tổ chức du lịch. Đoàn gồm 101 người, già nhất 75, trẻ nhất 12 tuổi, 94 người CHLB Đức, 6 người Hà Lan, và 1 người Bỉ. Họ đi máy bay từ CHLB Đức sang Băng Cốc. Đoàn rời Băng Cốc ngày 9-3 đi Mã Lai, Philíppin, Hồng Kông, Hoàng Phố và tới Đà Nẵng sau 2 tuần lễ. Chương trình Đoàn thăm Đà Nẵng, Huế 1 ngày, thành phố Hồ Chí Minh 1 ngày, về Băng Cốc và lên máy bay trở lại quê nhà.
Pieter Veenstra cho chúng tôi biết tiếp: tàu Mikhaiin Sôlôkhôp do Ba Lan đóng mới 9 tháng tuổi, trọng tải gần 10 nghìn tấn, trụ cảng Vờlađimia Vôstôc. Tàu chuyên môn chở khách du lịch 6 tháng mới trở về lại nơi đăng ký hộ khẩu. Đoàn du lịch biển thuộc hãng Nur sang Băng Cốc gặp "khách sạn nổi" Mikhaiin Sôlôkhốp và họ ký luôn hợp đồng du lịch phương Đông.
Pieter Veenstra trịnh trọng nói với tôi và giám đốc Công ty du lịch Đà Nẵng: "Chúng tôi rất hài lòng và con tàu Mikhaiin Sôlôkhốp cũng rất hài lòng lần đầu tiên đến Việt Nam. Chúng tôi sẽ đưa Việt Nam vào chương trình của hãng chúng tôi".
Tôi nắm chặt tay Veenstra. Đây không phải là lần cuối. Hy vọng còn gặp lại nhau. Tạm biệt!
Chúng tôi rời tàu Veenstra tiễn chúng tôi xuống tận cầu thang tàu. Chúng tôi ôm hôn nhau lần cuối. Tạm biệt!
Con tàu được lệnh kéo neo. Ba hồi còi hơi trầm hùng vang lên trong đêm xao xuyến như nói lời chào từ giã đất liền!
Huế, Đà Nẵng, 22-3-1987
V.N
(SH32/08-88)
NGUYÊN SỸ
Bút ký
Sẽ không mấy người tin những ngọn đồi xanh thẳm, những triền đê dài với dòng kênh miên man hoa nắng mỗi chiều và những khoảnh ruộng đứt quãng nối cùng bãi cỏ thênh thang, mỗi chiều đàn trâu vẫn thong dong gặm cỏ dưới trong vắt mây trời, trước kia là một góc chiến trường ngút lửa và nay di chứng vẫn còn nằm dưới lòng đất sâu.
HOÀNG LONG
Tùy bút
Nhắc đến Nhật Bản là người ta nhớ ngay đến một đất nước vô cùng độc đáo về văn hóa và sáng tạo, dung hòa được những điều mâu thuẫn cùng cực và tư phản nhau.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Bút ký
Trong những giấc mơ buổi giao mùa, tôi bồng bềnh trôi trên những đám mây trắng bay qua con đèo quanh co, khúc khuỷu. Một bên là núi rừng xanh thẫm, một bên đại dương mênh mông không bến bờ.
Kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27 - 7
DO YÊN
NGUYÊN HƯƠNG
Tạp bút
Bóng đêm như một ẩn dụ về tri kỷ. Chỉ cần im lặng thấu hiểu mà không đòi hỏi được nghe lời thề thốt thanh minh.
BỬU Ý
Suốt trên ba mươi năm hiện diện, Tạp chí Sông Hương hiển nhiên xác lập được sự trưởng thành của mình bên cạnh những tập san, tạp chí uy tín nhất của cả nước.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tản văn
Hà Nội bây giờ, chẳng ai dám quả quyết là đã quan sát, tìm hiểu và có thể bình phẩm một cách đầy đủ. Đơn giản, chỉ vì Thủ đô hôm nay quá… mênh mông.
NGUYỄN VĂN TOAN
Bút ký
Cái cảm giác một lần nghe tên mình vọng lại từ trập trùng núi rừng xanh thẳm chẳng dễ gì quên được, nhất là với người sinh ra từ nơi chốn ấy.
NGUYÊN HƯƠNG
Có những ngày tháng đi qua đã để lại nỗi trống vắng hoang tàn cho con người và tạo vật. Và đôi khi ta thấy tiếc nhớ những ngày tháng ấy như tiếc một món vật cổ điển đã mất đi, dẫu biết rằng theo nhịp tuần hoàn mỗi năm, ngày tháng ấy còn quay trở lại.
THÁI KIM LAN
"Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưa em là
Một chút mây phù du“
VŨ DY
Tùy bút
Cuối năm, đó là khoảng thời gian người ta nhiều xúc cảm nhất. Buổi sáng, ngồi nhà không yên, lấy xe chạy lòng vòng thị trấn coi không khí chuẩn bị đón tết của bàn dân thiên hạ.
THÁI KIM LAN
Tùy bút
Cây hải đường ở vườn bà nội tôi thuở ấy đứng trước bình phong nhà Từ đường họ ở đồi Hà Khê. Không biết nó đã ở đó bao lâu, lớn khôn ra làm sao, trong rét mướt mùa đông và nắng nồng mùa hè có than vãn vật vả như con người?
NGUYÊN HƯƠNG
Tùy bút
Ta đã từng dựa vào những đêm mưa như một chút ân huệ cuối cùng của đời sống. Nơi đó có dấu chân của những kẻ đi hoang đốt cuộc đời mình trong bóng tối và cũng có thể là nơi những tên trộm lấy đi một vài thứ không thuộc về mình. Rồi một ngày kia dấu chân tan vào mưa, như suối tan ra giữa muôn trùng đá sỏi.
LINH THIỆN
Đã gần 30 năm, sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Sư Phạm Huế, tôi được phân công về dạy học ở tỉnh Minh Hải1 - mảnh đất tận cùng của Tổ quốc.
PHÙ SINH
Trước khi viết về con hến, thiết nghĩ cũng nên tào lao mấy chuyện về mấy loài nhuyễn thể dưới đáy sông.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Tùy bút
Chuyện làng thì nói mãi vẫn có người thích nghe. Thơ nhạc cũng không ít lời ca ngợi.
PHI TÂN
Tùy bút
Sông Ô Lâu chảy qua làng tôi là đoạn cuối trước khi đổ ra Cửa Lác để hòa vào phá “mẹ” Tam Giang.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Mấy ai sinh ra và lớn lên mà không có quê hương? Quê hương đó, có thể là phố phường, là nông thôn đồng bái! Mỗi nơi ở mỗi người, đều có một kỷ niệm đầu đời chẳng thể quên.
ĐỖ XUÂN CẨM
Trong hàng trăm loài cây xanh đô thị, có lẽ cây Hoa sữa là cây gây nhiều ấn tượng cho nhiều người nhất.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
Ông Giám đốc Viện Nghiên cứu Du lịch lấy từ trong cặp ra một cái kính đeo mắt hơi lạ, mắt kính đen kịt như mực, bấm nút nghe có tiếng rè rè như máy ảnh, bảo tôi mang thử.