Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy
Đây là cuốn sách chân dung học thuật thứ hai của Đỗ Lai Thúy. Trước đó, vào năm 2002, nhà phê bình văn học từng cho ra mắt cuốn Chân trời có người bay. Nếu Chân trời có người bay triển khai các vấn đề theo chiều xã hội, thì Vẫy vào vô tận lại phác họa các chân dung theo chiều siêu thức (tư duy về tư duy), tâm linh.
Tiêu đề của sách được lấy từ tứ thơ trong bài Vọng Hải Đài của tác giả Phạm Hầu: "Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận/ Chẳng biết xa lòng có những ai". Tác giả Đỗ Lai Thúy ngụ ý mỗi chân dung trí thức được ông xem như một cái vẫy tay vào vô tận.
Đỗ Lai Thúy viết về chân dung 17 trí thức Việt Nam trong cuốn sách. Mỗi một nhân vật là một mảnh ghép của bức tranh tư duy dân tộc, ở đó mỗi trí thức đều hiện lên với cái tâm, cái tài cùng những cá tính phong cách riêng.
Nhân vật đầu tiên xuất hiện trong sách là Nguyễn Trường Tộ. Bên cạnh xây dựng chân dung nhà văn hóa tiêu biểu với những nghịch lý canh tân, tác giả còn chỉ ra bi kịch của Nguyễn Trường Tộ. Khi dựng chân dung Phạm Quỳnh, Đỗ Lai Thúy vẽ lại một "ngọn gió Nam" đã đặt nền móng cho cuộc đối thoại Đông Tây.
Không tự bó hẹp phạm vi trong một không gian, Đỗ Lai Thúy còn đưa vào sách chân dung những trí thức miền Nam. Trong Vẫy vào vô tận, tác giả chỉ ra tính chất đối thoại, trao đổi trong các tác phẩm của Nguyễn Văn Trung. Ông cũng cho thấy nhà trí thức này luôn đưa ra nhiều chân lý, chứ không chỉ có một chân lý tuyệt đối.
![]() |
Bìa sách Vẫy vào vô tận. |
Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy dành những trang viết tình cảm cho nhà phê bình thơ Đặng Tiến: "Không phải nhà thơ nào cũng có vũ trụ thơ riêng của mình và cũng không phải nhà phê bình nào cũng có khả năng phát hiện ra vũ trụ ấy. Sự gặp gỡ của một nhà thơ đạt tới thi giới và một nhà phê bình trình hiện được thi giới đó tôi gọi là hạnh ngộ".
Tuy là sách chân dung, nhưng Vẫy vào vô tận mang tính học thuật cao. Mỗi chân dung nhân vật mang tới một tiểu sử nhân vật cùng những tư tưởng học thuật, tầm vóc tư duy của nhà trí thức đó. Bên cạnh các trang viết, sách còn có phần trích dẫn, liệt ra các công trình nghiên cứu của nhân vật để độc giả có thể tìm kiếm những tư liệu liên quan.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy là tác giả của nhiều cuốn sách phê bình văn học như Mắt thơ, Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Sự đỏng đảnh của phương pháp, Bút pháp của ham muốn, Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Phê bình văn học, con vật lưỡng thể ấy...
Theo Lam Thu - vnexpress
Ý NHI
1.
Một buổi chiều, khoảng cuối năm 1989, chúng tôi có cuộc gặp gỡ tại nhà Trần Thị Khánh Hội, trong một con hẻm rộng, quận Phú Nhuận.
TRẦN HOÀI ANH
(Kỷ niệm 49 năm ngày mất cố Thi sĩ Nguyễn Bính 1966 - 2015)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Kể từ lúc thị xã Huế được nâng lên cấp thành phố, cho đến khi người Nhật làm cuộc đảo chính hất chân người Pháp khỏi đông Dương vào ngày 9/3/1945 thì Huế vẫn là thành phố cấp 3, nhưng là thành phố của trung tâm chính trị, văn hóa, nơi đóng kinh đô cuối cùng của nhà nước quân chủ Việt Nam.
HỒ VĨNH
Thi hữu Quốc Hoa Nguyễn Cửu Phương là một thành viên trong hội thơ Hương Bình thi xã do Ưng Bình Thúc Giạ Thị làm hội chủ. Năm 1933 thi đàn đặt tên là Vỹ Hương thi xã, qua năm 1950 các thi hữu bắt đầu đổi tên Vỹ Hương thi xã thành Hương Bình thi xã.
Mùa xuân chiếm một ví trí quan trọng trong thơ Nguyễn Trãi. Xuân hiện lên bằng nhiều vẻ dáng khác nhau, được khắc họa bằng nhiều cung bậc khác nhau. Mỗi một bài thơ xuân như là một trang nhật kí và cảm xúc của cuộc đời thi nhân.
Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.
CAO HUY THUẦN
Từ trong mênh mông, một sợi mưa rơi vào lá sen. Nước vốn không có hình. Nằm trong lá, nước tròn như một viên ngọc, tròn như một hạt lệ, tròn như một thủy chung. Gió thoảng qua, lá sen lay động, nước rơi không để lại một dấu vết, rơi như chưa bao giờ có, rơi như một hững hờ.
NGUYÊN QUÂN
Những lúc bứt thoát được những hệ lụy cuộc sống, tôi chỉ thích được lang thang lên mạng, mong bắt gặp một câu thơ, một dòng văn nào đó gần gũi với tâm trạng để ru dỗ mình bằng những phút giây đồng điệu.
Trong các nhà thơ hiện đại Việt Nam, Tế Hanh có dáng vẻ của một thi sĩ hơn cả, không phải chỉ bởi “đôi mắt nồng nàn lạ” (Hoài Thanh-Hoài Chân: Thi nhân Việt Nam) mà còn là, hay chính là, bởi vẻ buồn ngơ ngác của ông, không phải chỉ trên vẻ mặt mà cả trong cách hành xử, ứng đối của ông với mọi người, mọi sự.
DA VÀNG
(Đọc tập thơ Tùng Gai của Bạch Diệp, Nhà xuất bản Văn Học, 8/2014)
NGUYỄN VĂN NHẬT THÀNH
Đồng hành cùng cuộc chuyển mình lớn lao của đất nước, văn học Việt Nam sau 1975 chứng kiến cuộc vật lộn âm thầm nhưng quyết liệt của bao văn nghệ sĩ trên hành trình tìm kiếm “sinh lộ” mới cho văn chương Việt.
Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 -2014), NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành cuốn sách Về cội nguồn Quân đội Nhân dân Việt Nam.
YẾN THANH
“Nếu nói một cách đơn giản rằng Đông phương luận hiện đại là một khía cạnh của cả chủ nghĩa đế quốc lẫn chủ nghĩa thực dân thì sẽ ít ai có thể tranh cãi được. Tuy nhiên, nói như thế chưa đủ. Cần phải trình bày nó một cách có phân tích, có tính lịch sử”. [Edward Wadie Said, Đông phương luận, Nxb. Tri thức, 2014, tr.200]
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Với một Gavroche, Victor Hugo đã viết nên những trang bất hủ. Trẻ em của chúng ta đã anh dũng, hồn nhiên tham gia cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ của cha anh, dẫu chỉ một vài cá nhân; thế mà sách vở về mặt này còn quá ít. Nhà văn Việt Nam còn mắc nợ các em rất nhiều.
"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.
LÊ MINH PHONG
Chúng ta không rũ bỏ được Thượng Đế
Vì chúng ta vẫn tin vào ngữ pháp
(Nietzsche)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Chiều ngày 12/5/2014, tôi nhận được món quà vô cùng quý giá, đó là cuốn sách Hải Triều Toàn Tập do chính gia đình của Nhà văn hóa, Nhà báo Hải Triều gửi tặng.
Nhà văn Trang Thế Hy đã bước vào tuổi 90. Một đời viết kéo dài suốt 70 năm, ông không viết nhiều nhưng hễ công bố tác phẩm là làng văn phải “giật mình”
Xin nói ngay rằng, đọc tập truyện Giọt nước mắt màu đất của Đức Ban (NXB Hội Nhà văn 2014), với tôi Chốn xưa là một truyện ngắn hay.