NGUYỄN VĂN SƯỚNG
Đi như là ở lại(*) là tập bút ký viết về những vùng đất Lê Vũ Trường Giang đã đi qua trong hành trình tuổi trẻ. Tác phẩm dày gần 300 trang, gồm 15 bút ký.
Một nửa tập sách viết về quê hương Thừa Thiên Huế của tác giả, là mảnh đất làng Thần Phù quê nội, phá Tam Giang, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, ký ức vạn đò, đầm Cầu Hai, núi Thúy Vân... Nửa còn lại là ruộng bậc thang Mù Cang Chải, hoa ban Điện Biên… Tác giả chia sẻ rằng: “Với bút ký văn học, tôi đã dấn bước “tiến vào những điều không thể”, nhận diện được giới hạn của mình trên hành trình đi và sự ở lại mang tính trói buộc của không gian. Đi bằng tư tưởng rạo rực khai phóng và thân xác thì ở lại bồi đắp, tu dưỡng, giữ gìn. Đi bằng phần thân nhưng phần tâm vẫn ở lại neo đậu quê hương”.
Đọc Đi như là ở lại, tôi như được đưa về thời thơ ấu cách đây mười mấy năm qua bút ký Mênh mông Trằm, về khoảng không-thời gian của những năm tháng ấu niên với cuộc sống nơi thôn quê với Trằm - hồ xanh giữa dải cát trắng vùng Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Tôi vốn người con đồng bằng sông Hồng, chưa từng sống ở miền Trung cát trắng, dĩ nhiên chẳng thể cảm nhận hết không gian sống của tác giả nhưng có điểm chung đó là cảm xúc về những trưa mùa hè của một thời ấu niên vô lo vô nghĩ theo đám bạn tắm sông, trèo cây hái quả để đến nỗi tóc khét mùi nắng. Tiếp đó, tác giả đưa tôi ra không gian rộng hơn, không còn là cái làng nhỏ bé nơi Trằm xưa nay đã biến đổi theo thời cuộc để đến những ngọn núi Bạch Mã từng đàn mây trắng ruổi nhau về miền “linh sơn” với những kỳ hoa dị thảo. Rồi ngược ra phá Tam Giang “căng gió” lộng buồm vượt “hải khẩu” với dải đầm Cầu Hai, cửa biển Tư Hiền “quẩy gánh tang bồng” rồi “vén mây” qua đệ nhất hùng quan Hải Vân ngắm từng đàn cò trắng “cánh phân vân”.
Chẳng những thế, Lê Vũ Trường Giang còn dẫn chúng ta về một cuộc du ký đi qua các di tầng văn hóa bằng một khảo cổ học văn hóa vùng đất Huế xưa với lăng tẩm vị vua khai lập triều đại nhà Nguyễn - vua Gia Long để nghe kể về tình người đằng sau những công nghiệp kinh bang, hơn thua của thế thái nhân tình. Hoặc giả là những ngôi làng với bề dày lịch sử hàng trăm năm từ khi con dân nước Việt mở cõi Nam tiến, như Điền Lộc vùng Ngũ Điền, hoặc làng Bích La được ghi lại trong Ô châu cận lục (Dương Văn An, 1553) với phiên chợ quê vào đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tết để “lấy may, cầu tài, cầu lộc đầu năm, mong cho năm mới buôn thuận bán hòa”. Đặc biệt, khi tác giả đưa ta về lại với cuộc sống đương đại nóng hổi với văn phong đậm chất thời sự qua bài viết về sự cố ô nhiễm biển vào năm 2016 khiến cả dải biển miền Trung thành “biển chết”, để “nguyện cầu cho đại dương” tha thứ cho những lỗi lầm sai quấy bởi lòng tham con người gây ra cho biển. Hoặc về vạn đò trên Hương giang với “nỗi niềm” về những thân phận người rày đây mai đó để mong về một “Ngày mai gió mới ngàn phương”. Vượt về phương Nam nghe tiếng nói người miền Tây thân thương mang hoa trái từ miệt vườn ra chợ. Hay trở ngược ra miền Tây Bắc lang thang trên những nẻo đường, đặt chân lên “những ruộng bậc thang lên đến tầng trời”.
Cái hay của Lê Vũ Trường Giang là cách xử lý cân bằng giữa khảo cứu khoa học, với các con số số liệu khô khan vô hồn, và khảo cứu tinh thần với ngòi bút miêu tả tinh tế các sắc thái của văn hóa của con người, vùng đất nơi tác giả đi qua từ đó dựng lại được không-thời gian sống của hồi ức kỷ niệm dù không tránh khỏi những hạn chế của ký ức vốn rơi rụng qua thời gian và trám vào đó bằng những ảo ảnh do tự mình xây lên. Tôi rất thích những câu chữ tự nhiên tuôn chảy như vật tự nói ra qua ngòi bút nhà văn, để con sông kể câu chuyện của con sông qua bao thác bao gềnh, để biển cả nói tiếng nói của đại dương sâu thẳm, ngọn núi cất tiếng nói của ức triệu hạt cát lớn lên qua thời gian..., mà có khi tác giả đã gần như đạt đến.
Ký là gì nếu không phải là đưa ra các con số dữ liệu chính xác cho độc giả biết về vùng đất nào đó. Nhưng ngoài sự khô khan của con số, ký chính là những nghiệm trải cá nhân của cá nhân nhà văn. Chính nhà văn mới có khả năng dựng lên bằng cảm nghiệm của riêng mình một thế giới của con người - vùng đất, sự tương thuộc giữa vùng đất quy định lên tồn tại người và dấu ấn của vùng đất trong tâm thức người vùng đất đó. Để làm được điều đó nhà văn cần có sự sống thực dấn mình vào thế giới người đang sống trong vùng đất đó, tự mình biến mình thành con người sống-thực-nhìn-dử- ng-dưng: sống thực để hiểu tâm thức của con người vùng đó nhưng có cái “dửng dưng” để không quá chìm đắm vào nó, hầu mong có được cái nhìn “khách quan” qua những số liệu, hoặc tìm ra những cạnh khía mà chính người trong cuộc không nhận ra. Ký là sự cân bằng mong manh giữa thể loại báo chí, khảo cứu khoa học và văn chương, và nhà văn bằng sự tinh tế của mình tạo ra sự cân bằng mong manh đó, nếu quá lệch về con số khoa học sẽ tạo thành báo chí nhưng lệch qua sáng tác phóng túng đó sẽ là tạo ra một vùng đất ảo tưởng của văn chương.
Lê Vũ Trường Giang đã đi giữa sự cân bằng mong manh giữa thực và mộng, giữa quá vãng và hiện tại, qua ngòi bút của mình. Và là một tác giả chịu khó đi và lăn lộn với thực tế nhằm nắm bắt được nhiều chất liệu của đời sống thực tại, tôi nghĩ tác giả sẽ còn tiến xa trên con đường văn chương.
N.V.S
(TCSH351/05-2018)
............................................
(*)Đi như là ở lại (bút ký), Lê Vũ Trường Giang, Nxb. Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
LÊ VIỄN PHƯƠNG
(Nhân đọc Thơ Việt Nam hiện đại, tiến trình & hiện tượng của Nguyễn Đăng Điệp, Nxb. Văn học, 2014)
Cuốn Minh triết Việt trong văn minh Đông phương của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhằm mục đích góp phần làm sáng tỏ cội nguồn văn hiến của dân tộc Việt qua sự phân tích những di sản văn hóa truyền thống bằng các phương pháp mang tính khoa học.
17 chân dung các nhà học thuật Việt Nam thế kỷ 19 và 20 qua các tiểu luận nghiên cứu ẩn dưới dạng thức tùy bút của Đỗ Lai Thúy đủ sức vẫy vào nhận thức người đọc hôm nay những vỡ lẽ mới.
Giáo sư hy vọng độc giả cũng cảm thấy như mình khi đọc "Lòng người mênh mang" bởi các trang viết chứa đựng những sự thật không thể chối cãi.
Tác giả Phạm Xuân Hiếu sử dụng vốn sống, kiến thức về văn hóa, cổ vật khi viết những truyện ngắn trong sách "Cây đèn gia bảo".
LÊ HUỲNH LÂM
Có một bạn trẻ hỏi rằng: làm thế nào để viết thật hay? Tôi nói như phản xạ, trước hết tác giả phải có đời sống văn chương.
NGỌC THANH
Có một nhà thơ, nhà hoạt động cách mạng đầy nhân cách đi ra từ Huế song rất ít người ở Huế biết tới, đó là Trần Hoài Quang - nguyên Trung đoàn phó và chính trị viên Trung đoàn Nguyễn Thiện Thuật (E95), nguyên Phó ban Tuyên huấn Thừa Thiên, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang và Bí thư Tỉnh ủy Hà Tuyên… Ông hiện có một người con trai đang ở Huế.
“Như vậy đó, hiện đại và hoang sơ, bí ẩn và cởi mở, giàu có và khó nghèo chen lẫn, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện lên trước mắt ta, ngồn ngộn sức sống”. Nhà báo, nhà văn Phan Quang đã thốt lên như vậy cách đây gần 40 năm, khi ông lần đầu đặt chân đến vùng đồng bằng châu thổ. Những điều ông viết về ĐBSCL ngày ấy - bây giờ còn tươi mới tính thời sự, lan tỏa và trường tồn với thời gian.
ĐẶNG HUY GIANG
Thói quen, nói cho cùng, là sản phẩm của quá khứ, là những gì lặp đi lặp lại, không dễ từ bỏ.
Hơn cả một nhà văn, Tô Hoài đã, đang và sẽ luôn là người bạn đường thân thiết của độc giả thuộc mọi lứa tuổi...
BÍCH THU
(Đọc Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức, Nxb Văn học, 2007)
Tô Hoài - Đời văn và tác phẩm của Hà Minh Đức là cuốn sách tập hợp những ghi chép và nghiên cứu về nhà văn Tô Hoài, một tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Đây là cuốn sách đầu tiên kết hợp hai phương diện ghi chép và nghiên cứu, góp một cách tiếp cận đa chiều và cập nhật về con người và sự nghiệp của nhà văn.
Tô Hoài, trong hơn 60 năm viết, thuộc số người hiếm hoi có khả năng thâm nhập rất nhanh và rất sâu vào những vùng đất mới. Đây là kết quả sự hô ứng, sự hội nhập đến từ hai phía: phía chuẩn bị chủ quan của người viết và phía yêu cầu khách quan của công chúng, của cách mạng.
Phát hành tập thơ "Khi chúng ta già" sau scandal với Phạm Hồng Phước, tác giả Nguyễn Thị Việt Hà khẳng định thơ mình không cần ăn theo sự kiện gì.
Tác giả Tử Đinh Hương thực hiện bộ sách "Biểu tượng" với mong muốn khám phá, lưu giữ và khuyến khích trẻ nhỏ quan tâm hơn đến thế giới xung quanh.
Sách được các sư cô Thiền viện Viên Chiếu lược dịch, biên soạn từ nhiều nguồn tư liệu, chủ yếu là tư liệu chữ Hán, tiếng Anh, giúp người đọc hiểu thêm con đường tu tập của pháp sư Huyền Trang.
Soạn tâm thế an nhiên khi bước vào tuổi già, nhẹ nhàng đón đợi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống... là điều mà trang viết của vị bác sĩ mê văn thơ đem đến cho độc giả.
Phó giáo sư Đỗ Lai Thúy thông qua cuốn sách "Vẫy vào vô tận" đã giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước.
BỬU NAM
Nguyễn Quang Lập - Trần Thùy Mai - Ngô Minh - Phạm Tấn Hầu - Nguyễn Quang Vinh - Hoàng Thị Duyên(*)
NGUYỄN DUY TỪ
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh (1894), 60 năm ngày mất (1954) của nhà văn Ngô Tất Tố
PHẠM ĐỨC DƯƠNG
GS.TS Phạm Đức Dương, nguyên là Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Tổng biên tập 2 tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á và Việt Nam Đông Nam Á; Chủ tịch Hội Khoa học Đông Nam Á, Viện trưởng Viện nghiên cứu Văn hóa Phương Đông...