Đến Huế nhớ ăn bánh canh cá tràu

15:19 05/12/2013

Tuy chỉ là món ăn dân dã và phổ biến ở Huế, nhưng để chế biến được một tô bánh canh cá tràu ngon đúng vị… món ăn này cũng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mẩn và khéo léo. Ở Huế, bánh canh có nhiều cách chế biến khác nhau, như bánh canh nấu tôm, chả cua, bò viên, da heo... Tuy nhiên, đặc sắc và thu hút nhất vẫn là bánh canh cá tràu (người Bắc gọi là cá quả, miền Nam gọi đó là cá lóc).

Bánh canh cá tràu phải ăn khi đang nóng, rắc thêm ớt bột, hạt tiêu… Ảnh: Sao Mai

Bánh canh cá tràu là món trông có vẻ bình dân nhưng trong đó lại chứa đựng sự tinh tế, cầu kì ở công đoạn chế biến, chính điều này đã mang đến cho ẩm thực cố đô sự phong phú khiến bất cứ ai cũng phải ấn tượng.

Bột gạo và bột năng được chọn để làm bánh canh phải đảm bảo được độ dai, dẻo và vị ngọt tự nhiên khi nấu lên. Đem nước sôi chế từ từ vào hỗn hợp bột ấy rồi dùng đũa dài quậy nhanh tay, nhồi cho dẻo, vo bột thành viên tròn, đem cán mỏng rồi dùng dao sắt sợi. Sợi bánh canh Huế là sợi vuông chứ không phải sợi tròn như bánh canh miền Nam.

Còn cá tràu, vì đây là phần tinh túy của món bánh canh nên phải lựa loại cá đồng, cỡ lớn, còn sống, thịt săn chắc. Cá mua về được làm sạch, róc kỹ phần thịt ra khỏi xương. Xương và đầu cá đem giã thành từng miếng nhỏ, cho vào một bọc vải sạch rồi đem ninh cùng gia vị, giúp nước lèo trở nên thanh ngọt. Trong quá trình ninh nên gạn bọt liên tục để đảm bảo độ trong cho nồi nước. Thịt cá phi-lê được cắt thành những miếng nhỏ, hình chữ nhật vừa ăn. Ướp thịt cá với hành tím băm nhuyễn, muối, đường, nước mắm ngon và nhất thiết không thể thiếu hai gia vị đặc trưng của Huế là ớt bột và ruốc.

Trong khi chờ cá thấm, bắt đầu làm tóp mỡ. Bắc lên bếp chiếc chảo loại vừa, chờ chảo nóng rồi nhanh tay cho những miếng mỡ heo đã được xắt lát vào, mỡ ứa ra từ từ, phần da phồng rộm lên, kêu lụp bụp. Khi mỡ đã rút ra hết, chỉ còn lại những miếng tóp vàng ươm, giòn rụm trong chảo thì vớt hết tóp ra, dùng ngay phần mỡ đó để xào cá.

Trước tiên cho hành tím, ớt bột vào phi vàng, tiếp theo cho cá đã ướp vào xào vừa lửa, nhẹ tay để cá rút hết gia vị vào bên trong, nhưng vẫn không bị nát. Phần tóp mỡ lấy ra được đem xào thật cay cùng ớt bột.

Khi khách gọi món, chủ quán bắt đầu luộc những sợi bánh canh đã được thái thành sợi vuông. Cũng có quán thì trải bột đều trên những chiếc ống nhựa lớn rồi cán bột ngay tại chỗ, khách gọi chừng nào thì người bán nhanh tay cắt bột liên tục cho vào nồi nước luộc chừng ấy. Chờ bột chín tới rồi vớt ra tô, cho thêm phần cá đã xào sẵn cùng với gia vị vừa ăn rồi múc một muỗng lớn nước dùng đổ vào, thêm một ít hành lá lên trên để tăng hương vị.

Bánh canh cá tràu phải thưởng thức lúc còn nóng, vị ngọt thanh của nước, đậm đà của thịt cá, mịn màng của bột… tất cả hòa quyện với nhau để tạo nên sự hấp dẫn, mang đậm nét “hương đồng gió nội”, ăn một lần là thấy đậm đà, để rồi nhớ mãi không quên.

 

Theo TBKTSG

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LÊ QUANG THÁI

    Thời hiện đại có cúng tế thì Xuân thu nhị kỳ, chọn một trong hai. Tại đền hoặc miếu Thành hoàng của làng xã mở hội tế vị thần hộ mệnh để cầu mong an cư lạc nghiệp. Hát Sử và Dã sử trong lễ hội long trọng không thể thiếu vắng.

  • PHAN THUẬN HÓA

    LGT: Đài Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong nằm ở trước Trường Quốc Học (thường được gọi là Bia Quốc Học) là một tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Huế; trong thời gian qua Trung tâm Công viên Cây xanh Huế đã đứng ra đầu tư tu bổ tôn tạo.

  • Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đại Học Huế & 60 năm Khoa Văn Đại học Khoa học Huế

    PHAN THUẬN AN
    (Cựu sinh viên trường Đại học Văn Khoa, và khóa I Viện Hán Học Huế)

  • Rạng sáng ngày 22-3 (tức 25-2 âm lịch), Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ tế Xã Tắc năm 2017 tại đàn Xã Tắc, phường Thuận Hòa, thành phố Huế. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm trong vòng gần một giờ đồng hồ theo các nghi lễ và vật phẩm được định rõ trong sách sử.

  • Mùa Xuân 1904
    Trần Quý Cáp bước vào tuổi 34 và đỗ đầu Tiến sĩ khoa Giáp Thìn tại Huế. Ông ở Huế chưa đầy nửa năm, rồi về Quảng cho kịp ngày khai hội Duy Tân.

  • Mối quan hệ hợp tác về trùng tu di sản văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản tại cố đô Huế đã được đặt nền móng từ đầu thập niên 1990 bằng dự án trùng tu công trình Ngọ Môn, một biểu tượng của Huế.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Voi đang ngày càng hiếm hoi, vậy mà ngày xưa, nó từng xuất hiện ở Huế hàng ngàn thớt voi trong kinh thành. Nhiều tư liệu xưa đã đề cập đến chuyện nuôi voi trên đất Cố đô xưa.

  • DƯƠNG VIỆT QUANG

    Sử cũ cho thấy rằng, triều Nguyễn đã rất chú trọng việc đầu tư thủy lợi, giao thông đường thủy. Một thống kê từ “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” cho biết, có đến gần 60 lần các vua Nguyễn ban hành chỉ dụ về việc đào sông, nạo vét kênh rạch… ở 15 tỉnh trong cả nước.

  • THƠM QUANG  

    Tết Nguyên Đán luôn là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tết Nguyên Đán là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Trong đó ngày cuối cùng của năm hay còn gọi là ngày 30 tết là một ngày đặc biệt.

  • LÊ VĂN LÂN

    Đô thị phát triển nhanh là điều đáng mừng, nhưng phát triển nhanh và kiểm soát được là điều hệ trọng. Và để kiểm soát được, đô thị phải được phát triển theo một kịch bản. Kịch bản đó chính là quy hoạch đô thị, chân dung tương lai của đô thị.

  • Nhìn lại một năm nhiều khó khăn

    Năm 2016 sự cố môi trường biển đã tác động tiêu cực, lâu dài đến tăng trưởng của nền kinh tế các tỉnh miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.

  • TRƯỜNG AN

    Giấc mơ đó, cũng chính là sự thể hiện quyết tâm với thái độ quyết liệt để phát triển du lịch Thừa Thiên Huế; nhiều chủ trương và giải pháp được coi là có tính đột phá mạnh mẽ và quyết liệt nhất từ trước đến nay vừa được đề xuất. Toàn tỉnh đang phấn đấu trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của cả nước và khu vực; một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa nổi tiếng thế giới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương số 333 tháng 11 năm 2016 có đăng bài “Làng cổ Dương Hóa” của tác giả Trần Viết Điền. Sau khi đọc bài “Làng cổ Dương Hóa” tôi thấy cần phải trao đổi và đóng góp một số ý kiến hầu làm sáng tỏ hơn ở một số chi tiết mà tác giả Trần Viết Điền đã viết.

  • Ở phía tây nam Kinh thành Huế, thuộc bờ nam sông Hương, có một dãy núi uốn lượn như mình rồng mang tên Long Sơn. Vùng long mạch này từ cuối thế kỷ 17 đã phát tích dòng thiền Việt do tổ Liễu Quán khai sáng.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Những ngôi phủ đệ là di sản văn hóa - lịch sử, kiến trúc nghệ thuật sống động, độc đáo của đất Cố đô Huế, có từ triều Nguyễn với 13 đời vua (1802 - 1945), và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

  • LÊ VĂN LÂN

    Xây dựng Huế trở thành một đô thị đáng sống, một thành phố lịch sử cổ kính, văn minh, hiện đại là mong ước của người dân và cũng là mục tiêu mà thành phố vươn tới.

  • HỒ VĨNH

    Vừa qua Tạp chí Sông Hương Đặc biệt số 19 tháng 12/2015 đã đăng ba bài viết cung cấp một số tư liệu có liên quan đến Hội Quảng Tri ở Huế của các tác giả sau đây:

  • Tin vui cho công chúng yêu nghệ thuật và giới văn nghệ sĩ Huế, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông báo cho cử tri biết về lộ trình thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Huế.

  • THÁI KIM LAN

    Nhân kỷ niệm 120 năm trường Quốc học Huế

  • Được sự cho phép của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, từ ngày 7/10/2016, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Viện Khảo cổ học mở hố thám sát thăm dò dấu vết lăng mộ vua Quang Trung tại gò Dương Xuân (Trường An, TP Huế) với diện tích 22 m2.