Đêm nhạc MOONDRUNK - SAY TRĂNG - MONDESTRUNKEN

10:29 05/01/2013

Thơ Hàn Mạc Tử (1912-1940)
Nhạc Walther Giger & Camille Huyền

Tiếng hát Camille Huyền
Ghi ta Walther Giger

Thánh đường Vitznau bên hồ Luzern một chiều thu - Ảnh: Trương Đình Ngộ

TRƯƠNG ĐÌNH NGỘ


Thánh đường Vitznau (xây dựng 1839 - 1943) với tháp chuông màu lục trên nền trắng toát bên hồ Luzern Thụy Sĩ cách xa quê hương Quảng Bình - Quy Nhơn của nhà thơ Việt Nam Hàn Mạc Tử (1912-1940) đến hàng vạn dặm. Thế mà chiều 04/11 vừa qua hơn một trăm dân làng Vitznau(1) đã cùng với Đại Sứ Quán Việt Nam, quan khách ngoại giao và hơn một chục kiều bào Việt Nam đã đến dự buổi nhạc thơ Moondrunk - Say Trăng - Mondestrunken do nghệ sĩ Camille Huyền và nhạc sĩ Walther Giger biểu diễn nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử.

Cả ngày hôm qua Ủy Ban Nhân Dân Vitznau, đi đầu là Ủy viên Văn hóa Ursula Fritschi, cùng với các chuyên viên đã dàn dựng hệ thống âm thanh, điều chỉnh pano chiếu phụ đề thơ Hàn Mạc Tử dịch ra tiếng Anh, tiếng Đức để dân làng cũng như quan khách ngoại giao có thể cảm thụ hồn thơ Hàn Mạc Tử.

Đêm diễn do Ủy viên Văn hóa Ursula Fritschi long trọng khai mạc nói trong tiếng Đức và tiếng Anh về nhà thơ Công giáo Hàn Mạc Tử, nói về ước mơ nhân bản: Dẫu đau thương bất hạnh, hồn thơ Hàn Mạc Tử là nơi gặp gỡ với thế hệ thanh niên, với tình yêu của những người điên, những người mất trí, với Thiên Nhiên, và với Thiên Chúa. Hồn thơ Hàn Mạc Tử là một hồn thơ nhân bản. Kết thúc bài nói, bà Ursula Fritschi kêu gọi: Kính thưa Quý vị quan khách, đêm nay tại Vitznau này, chúng tôi muốn chia sẻ cùng Quý vị tất cả những xúc cảm đã một lần dâng tràn ở nơi kia trên quê hương nhà thơ, trong tác phẩm Say Trăng, thơ Hàn Mc Tử (1912 - 1940), nhạc Walther Giger & Camille Huyền, tiếng hát Camille Huyền, tiếng đàn ghi ta Walther Giger.
 

Thơ Điên, tiếng Việt, hát giọng Huế, phụ đề tiếng Đức, tiếng Anh, người Thụy Sĩ thưởng thức... - Ảnh: Trương Đình Ngộ


Đáp từ, sau khi nói về quá trình phát triển quan hệ ngoại giao giữa Thụy Sĩ và Việt Nam, Đại Sứ Nguyễn Thế Phiệt nhắc đến bác sĩ người Thụy Sĩ nổi tiếng thế giới và rất gắn bó với đất nước Việt Nam: Alexandre Émile Jean Yersin (sinh 1863 tại Aubonne, Thụy Sĩ, mất 1943 tại Nha Trang, Việt Nam); người đã đóng góp lớn cho việc tìm ra trực khuẩn dịch hạch, bệnh lao, thành lập Đại Học Y Hà Nội, thành lập viện Pasteur Việt Nam và đề nghị xây dựng một thành phố Tây Nguyên nay là Đà Lạt. Vì thế buổi biểu diễn thơ nhạc Hàn Mạc Tử đêm nay với bài thơ Đà Lạt Trăng Mờ trên quê hương Thụy Sĩ của bác sĩ Yersin, người đã suốt đời tận tụy với Việt Nam và đã để lại nhiều ký ức sâu đậm trong dân tộc Việt Nam, sẽ tô thêm một điểm son cho tình cảm giữa hai đất nước. Cả hội trường lặng im, cảm động, ít ai nhớ được những chi tiết gắn bó đặc biệt này giữa Thụy Sĩ và Việt Nam. Kết thúc bài phát biểu bằng tiếng Anh, Đại Sứ nói: Là một người Việt Nam chúng tôi vô cùng tự hào hôm nay sẽ được cùng với quý vị xem chị Camille Huyền và Nhạc Sĩ Walther Giger trình bày phổ nhạc của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Thi sĩ Hàn Mạc Tử mặc dù có một cuộc sống ngắn ngủi 28 tuổi (1912 - 1940), nhưng ông đã để lại cho nhân dân Việt Nam những vần thơ yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên bất hủ, có sức sống loan tỏa xuyên cả thời gian lẫn không gian, làm cho con người yêu cuộc sống hơn, yêu nhau hơn, yêu thiên nhiên hơn, gắn bó hơn giữa con người với thiên nhiên, và càng quý trọng tình đồng loại, tình cảm hàng xóm, láng giềng, bạn bè và xa hơn nữa là nền hòa bình của một đất nước và của thế giới này.

Bắt đầu buổi diễn, tiếng hò mái nhì giọng Huế

À ơi...
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông

Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!


đã đem những ưu tư về đất nước của một Hàn Mạc Tử năm mới mười chín tuổi trong Đêm không ngủ:

Non sông bốn mặt ngủ mơ màng

Thức chỉ mình ta dạ chẳng an

làm chạnh lòng người xa xứ, âu lo nhìn về đất nước thân yêu.
 

Bến Xuân dưới chân chùa Thiên Mụ, thôn An Bình - Huế - Ảnh: Trương Đình Ngộ


Đêm nay, nhìn Camille và Walther đang nhập hồn vào Hàn Mạc Tử trong không gian Gothique của thánh đường với bài thơ Ở đây thôn Vĩ Dạ bỗng dưng nhớ về một Bến Xuân của thôn An Bình (Hương Trà) ở Huế cũng xấp xỉ một ngàn dân nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, trong tôi miên man câu hỏi của người đi xa với những lưu luyến ngàn năm: Ai biết tình ai có đậm đà.
 

Với mục đích hướng đến là quyên góp cho Quỹ Tình Sông Hương, đêm diễn đã nhận được hơn 1200 USD Thụy Sĩ từ các tấm lòng hảo tâm của dân làng Vitznau và các nơi khác. Số tiền này sắp đến sẽ đượcTạp chí Sông Hương dành xây một sân chơi cho trẻ em ở vùng sâu vùng xa A Lưới bị nhiễm chất độc da cam.


T.Đ.N.
(Vitznau - Huế, November 2012)
(SĐB 7/12-12)


-------------
(1) Làng Vitznau có dân số 1295 người, nằm trên cao độ 441m với núi Rigi được mệnh danh là Nữ Hoàng của núi non Thụy Sĩ cao 1685m, là nơi nghỉ mát nổi tiếng Âu Châu. Đêm Hàn Mạc Tử tại Vitznau có hơn trăm dân làng, nghĩa là hơn 10 phần trăm dân số, đến dự. Cả tuần sau chào nhau trên đường ai cũng nói về Rượt Trăng; và trong quán rượu, ai cũng Uống TrăngSay Trăng
Vitznau sẽ đêm mười lăm bài thơ Hàn Mạc Tử (đã dịch ra tiếng Đức) được biểu diễn đêm 04/11/2012 lên mạng của làng và vùng du lịch Luzern.








 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Điều gì đã khiến cho vở kịch có sức sống trường tồn như vậy?

  • Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).

  • Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.

  • NGUYỄN QUỐC THẮNG 

    “Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
                       (Kafka)
    “Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
                       (Roland Barthes)

  • Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.

  • A. GELMAN(*)

    Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.

  • LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).

  • Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.

  • L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.

  • Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.

  • Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.

  • MAURICE BLANCHOT

    Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.

  • Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.

  • QUẾ HƯƠNG

    Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • NGUYỄN KHOA QUẢ

    Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.

  • LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.