Dấu ấn xứ Huế

11:11 15/04/2009
MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.

Phòng khám từ thiện Kim Long

Mùa thu 2005 tôi lại đến Huế, nét cổ kính của Huế vẫn được bảo tồn, vẫn đó con người Huế nhẹ nhàng, mến khách với giọng nói thật dễ thương, trong cuộc sống nhộn nhịp Huế vẫn giữ cho mình những nét riêng của Huế. Buổi sáng tôi đi dạo trên đường phố Huế: Ngắm nhìn tà áo dài của những nữ sinh bay theo gió, phía trước giỏ xe đạp là những chiếc nón bài thơ, từng tốp từng tốp đi đều nhau trông xa như những nốt nhạc, dù đông không có cảnh sát giao thông nhưng khi đèn đỏ bật lên ở các ngã tư thì những nữ sinh cũng như những người dân Huế đều chấp hành luật giao thông đường bộ một cách tự giác, quả thực điều này ít nơi có thể thực hiện được.

   Các bác sỹ phòng khám đang phát thuốc cho bệnh nhân - Hoài Văn (theo www.tuoitre.com.vn)

Dấu ấn về Huế còn để lại trong tôi hình ảnh thật khó quên về những tấm lòng của người dân xứ Huế, đó là xơ Nguyễn Thị Điềm cùng các xơ của phòng khám từ thiện Kim Long, phường Kim Long, Thành Phố Huế, các xơ đã không quản ngại khó khăn, ngày hay đêm chăm sóc, nuôi dưỡng, tặng quà cho những bệnh nhân AIDS, rồi những đứa trẻ do bố mẹ bị AIDS bỏ rơi, nghĩa tử là nghĩa tận, các xơ còn là người khâm niệm, đưa tiễn người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. Tấm lòng của các xơ còn dành cho những người nghèo, người gặp khó khăn ở vùng thiên tai bão lũ, cùng chia sẻ tấm lòng “thương người như thể thương thân” theo đạo lý của người Việt lá lành đùm lá rách, để họ bớt khó khăn trong cuộc sống đời thường. Thật đáng trân trọng, khâm phục và cảm động về ni sư Thích Nữ Minh Tú chùa Đức Sơn, bằng tấm lòng của người mẹ, người thầy đã chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ trên 200 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, dạy các em cách sống, cách làm người, dạy nghề cho các em, để các em làm những việc hữu ích cho đời.

Kỉ niệm khi đến với các trẻ em mồ côi khuyết tật, câm điếc- Hoài Văn (theo www.tuoitre.com.vn)

Ôi, trong cuộc sống hôm nay thật tất bật, vất vả, ai cũng phải lo toan cho cuộc sống riêng tư, nhưng ở cố đô Huế vẫn có những tấm lòng từ thiện, thật cao cả, bao la, những con người bình dị đó đã làm những công việc không đòi hỏi gì về quyền lợi, họ không phải làm cho cá nhân họ. Tất cả vì mọi người, vì một thế giới ngày mai tốt đẹp hơn. Đến những nơi này hình ảnh luôn in sâu đậm trong tôi cũng như những đồng nghiệp của tôi về những đứa trẻ luôn vui đùa, ca hát, ít ai có thể biết được rằng cách đó không lâu những đứa trẻ này bị bỏ rơi trong bệnh viện, bên lề đường... với những tiếng khóc xé lòng, nhưng các em đã gặp được những tấm lòng yêu trẻ, chăm sóc nuôi dạy các em nên người, tôi nhớ mãi lời tâm sự của xơ Nguyễn Thị Điềm về các cháu có bố mẹ bị AIDS bỏ rơi, xơ đã đưa về nuôi dạy, khi lớn lên hiểu được hoàn cảnh của mình, các em đã nói với xơ: “Xơ ơi, cha mẹ con bị bệnh đã bỏ lại chúng con, mong xơ hãy cho chúng con gọi xơ là mẹ xơ nhé”, đôi mắt xơ Điềm ngấn lệ, xơ nhẹ nhàng bảo: “đã từ lâu, xơ đã là mẹ của các con rồi!”, có lẽ ước mơ bình dị của những đứa trẻ này cũng như biết bao đứa trẻ trên thế gian đều mong muốn có cha, có mẹ, mong điều hạnh phúc bên mái ấm gia đình, điều tưởng chừng như giản đơn ấy, quả thật cũng khó khăn vô cùng...

Chia tay với Huế, hình ảnh về Huế về những con người bình dị nhưng cao thượng in đậm mãi trong tôi, trong cuộc sống ồn ào nơi đô thị, ở nơi đó có những tấm lòng từ thiện. Ước gì trong cuộc sống hôm nay sẽ có thêm những tấm lòng từ thiện để cùng chung sức chia sẻ, giúp đỡ những đứa trẻ cô đơn, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, chắp cánh cho các em những ước mơ, vững tin trong cuộc sống.

M.H
(201/11-05)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.

  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.