Dấu ấn xứ Huế

11:11 15/04/2009
MẠNH HÀTôi không sinh ra ở Huế nhưng đã có đôi lần đến Huế, khác với Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh, Huế có nét trầm lắng, nhẹ nhàng, mỗi lần khi đến Huế tôi thường đi dạo trên cầu Trường Tiền, ngắm dòng Hương Giang về đêm, nghe tiếng ca Huế văng vẳng trên những chiếc thuyền rồng du lịch thật ấn tượng. Cho đến nay đã có biết bao bài thơ, bài hát viết về Huế thật lạ kỳ càng nghe càng ngấm và càng say: Huế đẹp, Huế thơ luôn mời gọi du khách.

Phòng khám từ thiện Kim Long

Mùa thu 2005 tôi lại đến Huế, nét cổ kính của Huế vẫn được bảo tồn, vẫn đó con người Huế nhẹ nhàng, mến khách với giọng nói thật dễ thương, trong cuộc sống nhộn nhịp Huế vẫn giữ cho mình những nét riêng của Huế. Buổi sáng tôi đi dạo trên đường phố Huế: Ngắm nhìn tà áo dài của những nữ sinh bay theo gió, phía trước giỏ xe đạp là những chiếc nón bài thơ, từng tốp từng tốp đi đều nhau trông xa như những nốt nhạc, dù đông không có cảnh sát giao thông nhưng khi đèn đỏ bật lên ở các ngã tư thì những nữ sinh cũng như những người dân Huế đều chấp hành luật giao thông đường bộ một cách tự giác, quả thực điều này ít nơi có thể thực hiện được.

   Các bác sỹ phòng khám đang phát thuốc cho bệnh nhân - Hoài Văn (theo www.tuoitre.com.vn)

Dấu ấn về Huế còn để lại trong tôi hình ảnh thật khó quên về những tấm lòng của người dân xứ Huế, đó là xơ Nguyễn Thị Điềm cùng các xơ của phòng khám từ thiện Kim Long, phường Kim Long, Thành Phố Huế, các xơ đã không quản ngại khó khăn, ngày hay đêm chăm sóc, nuôi dưỡng, tặng quà cho những bệnh nhân AIDS, rồi những đứa trẻ do bố mẹ bị AIDS bỏ rơi, nghĩa tử là nghĩa tận, các xơ còn là người khâm niệm, đưa tiễn người xấu số về nơi an nghỉ cuối cùng. Tấm lòng của các xơ còn dành cho những người nghèo, người gặp khó khăn ở vùng thiên tai bão lũ, cùng chia sẻ tấm lòng “thương người như thể thương thân” theo đạo lý của người Việt lá lành đùm lá rách, để họ bớt khó khăn trong cuộc sống đời thường. Thật đáng trân trọng, khâm phục và cảm động về ni sư Thích Nữ Minh Tú chùa Đức Sơn, bằng tấm lòng của người mẹ, người thầy đã chăm sóc, nuôi dưỡng dạy dỗ trên 200 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa, dạy các em cách sống, cách làm người, dạy nghề cho các em, để các em làm những việc hữu ích cho đời.

Kỉ niệm khi đến với các trẻ em mồ côi khuyết tật, câm điếc- Hoài Văn (theo www.tuoitre.com.vn)

Ôi, trong cuộc sống hôm nay thật tất bật, vất vả, ai cũng phải lo toan cho cuộc sống riêng tư, nhưng ở cố đô Huế vẫn có những tấm lòng từ thiện, thật cao cả, bao la, những con người bình dị đó đã làm những công việc không đòi hỏi gì về quyền lợi, họ không phải làm cho cá nhân họ. Tất cả vì mọi người, vì một thế giới ngày mai tốt đẹp hơn. Đến những nơi này hình ảnh luôn in sâu đậm trong tôi cũng như những đồng nghiệp của tôi về những đứa trẻ luôn vui đùa, ca hát, ít ai có thể biết được rằng cách đó không lâu những đứa trẻ này bị bỏ rơi trong bệnh viện, bên lề đường... với những tiếng khóc xé lòng, nhưng các em đã gặp được những tấm lòng yêu trẻ, chăm sóc nuôi dạy các em nên người, tôi nhớ mãi lời tâm sự của xơ Nguyễn Thị Điềm về các cháu có bố mẹ bị AIDS bỏ rơi, xơ đã đưa về nuôi dạy, khi lớn lên hiểu được hoàn cảnh của mình, các em đã nói với xơ: “Xơ ơi, cha mẹ con bị bệnh đã bỏ lại chúng con, mong xơ hãy cho chúng con gọi xơ là mẹ xơ nhé”, đôi mắt xơ Điềm ngấn lệ, xơ nhẹ nhàng bảo: “đã từ lâu, xơ đã là mẹ của các con rồi!”, có lẽ ước mơ bình dị của những đứa trẻ này cũng như biết bao đứa trẻ trên thế gian đều mong muốn có cha, có mẹ, mong điều hạnh phúc bên mái ấm gia đình, điều tưởng chừng như giản đơn ấy, quả thật cũng khó khăn vô cùng...

Chia tay với Huế, hình ảnh về Huế về những con người bình dị nhưng cao thượng in đậm mãi trong tôi, trong cuộc sống ồn ào nơi đô thị, ở nơi đó có những tấm lòng từ thiện. Ước gì trong cuộc sống hôm nay sẽ có thêm những tấm lòng từ thiện để cùng chung sức chia sẻ, giúp đỡ những đứa trẻ cô đơn, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, chắp cánh cho các em những ước mơ, vững tin trong cuộc sống.

M.H
(201/11-05)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Huế những ngày này mưa dài lê thê. Từ sáng đến tối hầu như mưa không lúc nào ngớt. Đi kèm mưa là cái lạnh rét luồn vào da thịt, làm tím tái những khuôn mặt, bàn tay, đôi chân trần đang tất tả mưu sinh trên đường phố.

  • BẠCH LÊ QUANG

    Nghệ thuật và âm nhạc nói riêng, khi vượt qua lằn ranh của hữu hạn sẽ trở thành những sấm truyền vĩnh hằng, một thứ Kinh mà con người sẽ truyền rao trong cõi nhân sinh đầy biến động.

  • HỒ THỊ HỒNG

    Vua Thiệu Trị từng nói với bề tôi rằng: “Việc dạy học là chính sự trọng đại của triều đình”(1). Nhưng với truyền thống hiếu học của nhân dân ta, từ lâu vấn đề giáo dục đã được xã hội hóa một cách sâu rộng từ trong từng gia đình, dòng họ và toàn xã hội Việt Nam.

  • (SHO). “Đã mê ớt đỏ cay nồng
    Tìm trong vị hến một dòng Hương xanh
    Ruốc thơm, cơm nguội, rau lành
          Mời nhau buổi sáng chân thành món quê”

  • PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

    Trong chuyến đi Huế dự lễ kỷ niệm ba mươi năm Tạp Chí Sông Hương vừa rồi, tôi được Tổng Biên Tập Hồ Đăng Thanh Ngọc ghé tai thông báo: “Chị cứ đi chơi Sông Hương và thăm quan quanh cố đô Huế những chỗ chưa biết, nhưng đừng nên khám phá hết để còn có cái thôi thúc mình lần sau vô  Huế mà khám phá tiếp  nữa. Nhưng dù đi đâu các anh chị cũng đừng quên đến thăm Gác Trịnh mới khánh thành nhé, hay lắm đấy, dù bận mấy  cũng nên tranh thủ ghé thăm Gác Trịnh dù là vài phút ”.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Buổi sáng, tôi ngồi trong Gác Trịnh nhìn ra ngoài cửa sổ. Bên ngoài trời đang se sắt chuẩn bị mưa, sự se sắt nằng nặng.

  • PHẠM HUY THÔNG

    Đầu năm 1986, nghĩ rằng năm nay là một năm có nhiều sự kiện trọng đại diễn ra trong nước ngoài nước, tôi e rằng kỷ niệm mùa hè 200 năm trước của Phú Xuân và của dân tộc, dù không phải là không có tầm vóc, có thể chỉ được chú ý có mức độ, - nếu có được nhắc đến.

  • LÊ HUY ĐOÀN

    Những cửa thành của Kinh thành Huế ghi dấu những sự kiện từ kinh đô thất thủ ngày (23/5 năm Ất Dậu, 1885) sau cuộc chiến không cân sức giữa phe chủ chiến của triều đình Huế với giặc Pháp rồi đến sự tàn phá của thiên tai qua trận lụt 1953 làm 4 cửa thành đổ sập, rồi lại trải mình qua chiến sự Tết Mậu Thân (1968) với bao nhiêu vết hằn của bom đạn.

  • VÕ NGỌC LAN

    Như một mặc định của thời gian khi Huế là kinh đô của cả nước và nơi đây cũng là kinh đô của những chiếc áo dài. Vì vậy con gái Huế được làm quen với tà áo dài rất sớm. Bởi khi mới sinh ra đã thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ chung quanh khoác trên mình chiếc áo dài.

  • LÊ PHƯƠNG LIÊN 

    …Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về…

                       (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

  • G.S. TRẦN QUỐC VƯỢNG

    Thế kỷ XVI chứng kiến sự vỡ ra của nền quân chủ quan liêu Nho giáo Việt Nam.

  • THANH TÙNG

    Tháng 10/2012, tại khách sạn Rex - thành phố Hồ Chí Minh, chiếc bánh đậu xanh Phượng hoàng vũ khổng lồ của nghệ nhân ẩm thực Tôn Nữ Thị Hà và ái nữ Phan Tôn Tịnh Hải được vinh danh Kỷ lục châu Á - do Hội Kỷ lục châu Á công nhận.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC PHAN

    Ở Huế có nhiều món ngon nổi tiếng như bún bò, cơm hến, dấm nuốt, bánh khoái, bèo, nậm, lọc… điều này đã được nói nhiều. Nhưng còn nhiều chuyện có thể bạn không để ý lắm.

  • NGUYỄN HUY KHUYẾN

    Vườn Thiệu Phương là một trong những Ngự uyển tiêu biểu của thời Nguyễn, từng được vua Thiệu Trị xếp là thắng cảnh thứ 2 trong 20 cảnh của đất Thần Kinh. Khu vườn này đã được đi vào thơ ca của các vua nhà Nguyễn như là một đề tài không thể thiếu.

  • VÕ NGỌC LAN 

    Đã từ lâu danh xưng mai Huế như một mặc định cho loài hoa mai có năm cánh với sắc vàng rực rỡ. Loài hoa mai ấy chỉ sinh trưởng trên đất Cố đô và cũng là đặc sản của vùng sông Hương núi Ngự.

  • LÊ VĂN LÂN

    Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với việc chiếm giữ Huế 26 ngày đêm đã tạo nên bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làm sụp đổ chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ - Ngụy, làm lung lay ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc địch phải ngồi vào bàn đàm phán Paris.

  • NGUYỄN HỒNG TRÂN

    Câu chuyện này do nhà thơ Bích Hoàng (tức Hoàng Thị Bích Dư - cựu nữ sinh trườngĐồng Khánh - Huế) kể lại cho tôi nghe trực tiếp vào đầu năm 2012 tại nhà riêng của cô ở 170 phố Cầu Giấy, Hà Nội.

  • TRẦN BẠCH ĐẰNG

    Mỗi địa danh của đất nước ta chứa mãnh lực riêng rung động lòng người, từ những khía cạnh rất khác nhau. Có lẽ lịch sử và thiên nhiên vốn ghét bệnh "cào bằng", bệnh "tôn ti đẳng cấp" cho nên lưu dấu vết không theo một công thức nào cả. Quy luật khách quan ấy làm phong phú thêm đời sống nội tâm của dân tộc ta.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN

    Đề cập đến sự nghiệp cầm bút của Thượng Chi Phạm Quỳnh cần phải có một cái viện nghiên cứu làm việc trong nhiều năm mới hiểu hết được. Do hoàn cảnh lịch sử, tôi chưa bao giờ dám nghĩ đến mình có thể tìm hiểu một khía cạnh nào đó trong sự nghiệp to lớn của ông.

  • LTS: Đêm 30/8 vừa qua, tại Huế, Hội đồng toàn quốc họ Phạm Việt Nam tổ chức giới thiệu cuốn sách “Phạm Quỳnh - Một góc nhìn”, tập 2 do nhà sử học Nguyễn Văn Khoan biên soạn. Nhiều nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi của Huế đã đến dự và phát biểu ý kiến.