Dấu ấn của họa sĩ Phạm Trinh và Nguyễn Thái Vinh trong Festival Huế 2004

09:49 12/08/2009
THANH THIỆNTrong dịp Festival Huế 2004, đã diễn ra đồng loạt những cuộc trưng bày tranh, tượng, ảnh, thơ, thư pháp v.v... ở nhiều điểm trên nền đất “di sản kép” thế giới này. Cũng có thể nói đây là những ngày “hội chợ mĩ thuật” Huế có biên độ quốc gia và quốc tế. Có lẽ không mấy ai có điều kiện thưởng ngoạn hết các triển lãm trên nhưng dư ba về một vài sự kiện trong đó thì dường như khá nhiều người biết đến.

Trích đoạn bức tranh

Có thể kể ra đây được 2 bức tranh có “bản mệnh” đặc biệt đã đem lại ý nghĩa riêng cho nó. Nếu nói về giá trị của thuộc tính hàng hoá thì một bức là 10.000 USD còn bức kia là vô giá.

Bức tranh vô giá vẽ chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng vật liệu sơn dầu trên mành trúc, Size 100 x 170cm của họa sĩ Nguyễn Thái Vinh, một tác giả trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh. Khi được hỏi về nét đặc trưng của loại vật liệu này là gì thì Thái Vinh lý giải: Theo quan niệm của người Á Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng thì trúc được đưa vào hàng tứ quý (Trúc - Lan - Mai - Cúc) và được xem là biểu tượng của người quân tử. Vì lẽ đó, ở Việt Nam bao đời nay, các sản phẩm từ tre trúc là những mặt hàng truyền thống mang nặng bản sắc văn hoá đặc thù của người Việt Nam”.

Tranh trên mành trúc khác tranh trên giấy, trên vải hoặc nói chung là trên vật liệu “chết”, vật liệu đã “định vị” là các đường nét của nó luôn luôn dao động ẩn hiện bởi sự đu đưa của các sợi mành. Bởi vậy, bức vẽ chân dung Bác Hồ trông thật sống động, đứng từ xa, cứ tưởng như có hào quang toả ra lấp lánh. Sự hấp dẫn ở bức tranh là hiệu ứng của một vẻ đẹp lạ lùng. Nhiều người hỏi mua nhưng tác giả đã cự tuyệt: “Đây là bức tranh không thể đưa ra giá bán mà có đưa ra giá bán thì cũng không ai mặc cả được. Tôi vẽ Bác với lòng thành kính. Khi mang bức tranh này ra Huế tôi chỉ có một tâm nguyện triển lãm phục vụ Festival xong thì tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh”. Và tâm nguyện của anh cũng đã thành. Sáng ngày 16.6.2004, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Thái Vinh một cách nghiêm trang, trọng thể. Vậy là bức mành trúc - chân dung Bác Hồ của “thương hiệu” nghệ thuật Thái Vinh đã đi tới cửa vô giá.


(Bảo tàng Hồ Chí Minh TT. Huế tiếp nhận tác phẩm của Nguyễn Thái Vinh)


Cũng như Nguyễn Thái Vinh, một họa sĩ khác ở cố đô đã đến với Festival Huế 2004 bằng tâm thức hiến dâng, nghĩa là chỉ để trao chứ không phải để nhận, nhưng rốt cùng như một “nghịch lý”, họ lại nhận được nhiều hơn cả sự thường tình. Đó là họa sĩ Phạm Trinh. Sau thành công bất ngờ tại triển lãm “Ba tác giả Bình Định” (cùng với LâmTriết và Đặng Mậu Tựu) ở thành phố Hồ Chí Minh vào đầu năm nay, anh đã nảy ra ý tưởng làm một cái gì đó thật ấn tượng cống hiến cho Festival tới. Mất mấy tháng trời tìm tòi, trăn trở, rồi Trinh vẽ được 2 bức tranh “quá khổ” (size 150 x 1000cm) so với các phòng trưng bày ở Huế. Vì sự “quá khổ” đó, tác phẩm của anh phải đưa ra chỗ không được “đầu đường” nhưng cũng chưa tới “xó chợ” mà ở giữa lưng chừng trong một công viên. Ở đấy, vốn ít người qua lại mà phần lớn những người qua lại ấy cũng chỉ liếc mắt coi bức tranh như một trò quảng cáo gì đó. Ai ngờ, một thương gia Mỹ, ông C.Lawrence Decker, Chủ tịch Công ty Decker Wines đi qua, hiếu kì đứng lại xem, ông nhận ra bức tranh độc đáo về nghệ thuật, sâu sắc về triết lý và ngã giá mua  một  bức  với 10.000 USD. Bức tranh này có tên là Du ca đời người (Human Wandering song). Họa sĩ Phạm Trinh đã “phiên dịch” bức tranh rằng: “Đây là tác phẩm tôi dựa theo những bài ca lời ru của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sự cảm nhận của tôi về thân phận kiếp người từ quá khứ, hiện tại đến tương lai trên cõi đời này. Ta ở đâu? đi đâu? về đâu? Và hôm qua? Hôm nay? Ngày mai? Tất cả là một cuộc hành trình đầy khát khao vươn tới và tìm kiếm một điều gì đó như thực như hư. Cuộc đời cũng thật dài bởi những nỗi khổ đau và cũng thật ngắn bởi những niềm hạnh phúc. Phải chăng sự có mặt của mỗi người trên cõi đời này là một kiếp du ca?”


Trích đoạn bức tranh "Du ca đời người"


Có lẽ trong nền hội họa đương đại ở Huế, lần đầu tiên có một họa sĩ “đổ điên” vẽ như thế và cũng lần đầu tiên có một thương gia đến Huế “đổ điên” mua tranh với giá kỉ lục như thế!

Tất nhiên, những người sáng tạo nghệ thuật, đôi khi cũng cần đổ điên thật (mà không dễ gì ai cũng đổ điên được), còn những người thưởng thức nghệ thuật, những người yêu tranh, mua tranh thì họ không bao giờ điên đâu, họ luôn luôn tỉnh táo trước sự kì vĩ và kì bí của giá trị tác phẩm.

Vậy là qua gần 40 cuộc triển lãm với hàng trăm hàng ngàn tác phẩm, đã có 2 tác phẩm để lại dấu ấn đậm trong Festival Huế 2004. Dấu ấn đó, với Nguyễn Thái Vinh có thể nói là cao cả, với Phạm Trinh có thể nói là phi thường.

T.T
(185/07-04)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Sau nửa thế kỷ miệt mài sáng tác, họa sĩ Lê Hàn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giành được nhiều giải thưởng uy tín. Nhưng nhắc đến sự nghiệp của ông, người yêu hội họa nhớ mãi những bức tranh vẽ chân dung phụ nữ bình dị mà vẫn toát lên vẻ đẹp nội tâm sâu thẳm.

  • KHẢ HÂN

    Trào lưu nghệ thuật nữ quyền luận xuất hiện vào khoảng cuối những năm 1960 với những tên tuổi như Judy Chicago, Miriam Schapiro, Martha Rosler, Barbara Kruger, Hannah Wilke…

  • Ngày 8-3 tới, triển lãm “Giá Thánh”- một góc nhìn đặc biệt về tín ngưỡng Thờ mẫu của họa sĩ Trần Tuấn Long sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm hội họa về tín ngưỡng Đạo Mẫu đầu tiên sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

  • Say mê nghệ thuật, đi nhiều, vẽ nhiều, họa sỹ Nguyễn Văn Tỵ có nhiều tác phẩm hội họa giá trị, nhiều đóng góp cho sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam...

  • Nếu nói Đỗ Phấn là người nổi bật nhất xét trên khía cạnh vừa vẽ, vừa viết trong giới văn nghệ cũng thấy không ngoa chút nào.

  • KHẢ HÂN

    Nghệ thuật xếp đá là một loại hình nghệ thuật trình diễn được thực hiện qua việc tạo ra sự cân bằng tự nhiên lên trên đỉnh của một viên đá ở nhiều vị trí khác nhau.

  • Cuộc gặp gỡ của thi ca và hội họa đã là một truyền thống ở các nước Á Đông cũng như ở Việt Nam.

  • KHẢ HÂN

    Julie Mehretu, sinh năm 1970  ở Ethiopia, là một nhà họa sĩ, hiện đang sống và làm việc tại New York.

  • Nguyễn Sáng vẽ Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ vào năm 1956, kích thước 112,3 x 180 cm, chất liệu sơn mài. Ngay sau khi hoàn thành, bức tranh đã dấy lên nhiều tranh cãi gay gắt trong giới mỹ thuật.

  • KHẢ HÂN

    Nghệ thuật mandala là một loại hình nghệ thuật tiêu biểu của truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

  • Ngày 14/12, tại Hà Nội, Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 110 năm ngày sinh họa sỹ Tô Ngọc Vân (15/12/1906-15/12/2016) - một trong những danh họa hàng đầu của nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

  • Trong các nghiên cứu về danh họa Nguyễn Gia Trí, lác đác có vài nhận xét: Nguyễn Gia Trí chịu ảnh hưởng từ nữ họa sĩ người Pháp Alix Aymé thời cận đại (Mỹ thuật Đông Dương). Vậy Alix Aymé là ai?

  • TUỆ NGỌC

    Robert Rauschenberg sinh năm 1925 tại Port Arthur, Texas, Mỹ, được xem là một trong những nghệ sĩ tiền phong hàng đầu Hoa Kỳ.

  • PHƯỚC VĨNH

    Cách đây tròn 70 năm, năm 1946, họa sĩ Tô Ngọc Vân cùng họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim được Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam cử vào Bắc Bộ phủ xin vẽ Hồ Chủ tịch.

  • Victor Tardieu (1870 – 1937) thường được nhắc đến với vai trò sáng lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng của ông đến hội họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 còn sâu sắc hơn thế.

  • HẠ NGUYÊN  

    Từ ngày 3/9 đến 12/9, danh họa Nguyễn Đại Giang đã về Huế bày tranh nghệ thuật đảo ngược. Một cuộc triển lãm kỳ thú, và cả những hoạt động của ông cũng góp phần làm cho Huế sôi động: vẽ ký họa chân dung cho công chúng, nói chuyện với sinh viên Đại học Nghệ thuật Huế, tặng cho Bảo tàng Mỹ thuật Huế 3 bức tranh, trong đó có bức “Ca Huế trên sông Hương” thật sự tuyệt mỹ …

  • TUỆ NGỌC

    Có lẽ, trong lĩnh vực hội họa khó có nữ họa sĩ nào hơn được Frida Kahlo trong việc biến nỗi đau thành suối nguồn nghệ thuật.

  • HUỆ VIÊN

    Công án - một phương pháp khai phóng tư duy
    Trong các công án Thiền, có rất nhiều cách giáo hóa của các vị chân sư rất phũ phàng, thậm chí điên khùng, nhưng nó lại có tác dụng kì lạ, làm cho học trò kinh ngạc, bất ngờ giác ngộ.