Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Tại buổi lễ, ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế đã khái quát lại quá trình hoạt động, những đóng góp, cống hiến của cụ Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.
|
Ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế khái quát lại quá trình hoạt động của cụ Phạm Quỳnh |
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892. Cụ Phạm là dịch giả, nhà báo, nhà văn, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà hoạt động xã hội, nhà chính trị. Thời trai trẻ cụ đã làm việc tại trường Viễn Đông bác cổ. Từ năm 1913, cụ đã có nhiều bài báo gây sự chú ý trên tờ Đông Dương tạp chí. Năm 1917, lúc mới 25 tuổi, cụ đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam Phong tạp chí. Cụ Phạm Quỳnh mất ngày mồng 6 tháng 9 năm 1945, và nằm lại ở vùng gò đồi Hiền Sĩ, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau mười năm “cát bụi chân ai”, như là một sự ngẫu nhiên của định mệnh, cụ được cải táng về chùa Vạn Phước, ngày trước là ấp Bình An, thuộc Phủ Dương Xuân.
Cụ Phạm là người tiên phong trong quảng bá Quốc ngữ, dùng chữ Việt thay chữ Hán và chữ Pháp. Cụ để lại câu nói nổi tiếng: Truyện Kiều còn tiếng ta còn; Tiếng ta còn nước ta còn.
|
Tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh |
Là một Nho sĩ Bắc Hà, quê ở Hải Dương, sinh trưởng ở Hà Nội nhưng cụ Phạm rất nặng lòng với Huế. Lần đầu tiên đến Huế, cụ đã xem Huế là quốc hồn của Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam có nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Kênh quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ chính là thông tin đại chúng và văn học. Thời kỳ này, báo chí Quốc ngữ phát triển rất nhanh, nhưng vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ của báo chí thực sự nở rộ khi Đông Dương Tạp chí và Nam Phong tạp chí ra đời. Hai tờ tạp chí này có cách viết, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng câu chuẩn hơn, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ.
Tờ Nam Phong tạp chí kế tiếp sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ nhưng phát triển mạnh mẽ hơn Đông Dương tạp chí. Các cây bút chủ lực của Nam Phong tiếp tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc ngữ, mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong văn bản hành chính, đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học.
Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hóa, chuẩn hóa kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại.
|
||
Nam phong tạp chí đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như: “ Công văn phải dung bằng chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ cổ”, “ Khảo về chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ quốc văn”, “ Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ”, “ Sự tiến hóa của tiếng An Nam”, “ Tiếng An Nam có cần phải thống nhất không”, “ Văn Quốc ngữ”, “ Văn chương Quốc ngữ”, “ Bảo tồn quốc ngữ”….
Cuộc đời của Cụ Phạm gắn liền với Tạp chí Nam Phong. Sự nghiệp văn hóa lẫn chính trị của Cụ được thực hiện thông qua tờ tạp chí này với sự tham gia của các đông nghiệp cùng chí hướng trên suốt một chặng đường dài.
Giáo sư Dương Quảng Hàm viết: “ Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy trong một thời ký đã thành được một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông.... Ông Quỳnh có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới…Đối với nên văn hóa cũ của nước ta, ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân…Văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả”.
Phương Anh
Sáng ngày 26/7, Bảo tàng Hồ Chí Minh trung ương phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm chuyên đề “ Đi qua cuộc chiến”.
Chiều ngày 25/7, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa long trọng tổ chức Lễ trao tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Huân chương độc lập và biểu dương người có công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2017).
Chiều ngày 24/7, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên huế vừa tổ chức Buổi tưởng niệm – Tri ân các liệt sĩ, nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long nhân kỷ niệm ngày Thương Binh liệt sĩ 27/7.
Sáng 22/7, tại phá Tam Giang xã Quảng Lợi, Huyện Quảng Điền đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi sáng tác ảnh nghệ thuật “Nét Đẹp Quảng Điền qua ảnh” lần thứ 02 năm 2017.
Chiều ngày 21/7, tại Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh TT Huế tổ chức triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 21/7/2017, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức buổi tập huấn công tác tuyên truyền biển, đảo.
Sáng ngày 20/ 7, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp báo thông tin các hoạt động chào mừng kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Sáng ngày 18/7, tổ chức Plan và Codes vừa tổ chức buổi họp báo tổng kết dự án “ vì tương lai tươi sáng hơn của trẻ em lao động đường phố tại Thừa Thiên Huế”.
Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam (09/7/1960-09/7/2017), sáng ngày 08/7, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức Lễ vinh danh các doanh nghiệp du lịch hàng đầu Việt Nam năm 2017 nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển của du lịch Việt Nam.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin ngôi lăng mộ nghi là của vợ vua Tự Đức đã bị san ủi.
Sáng ngày 21/6, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thay mặt lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến tặng hoa và chúc mừng Tạp chí Sông Hương nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017).
Chiều 19/6, Ban Tổ chức giải báo chí - Hội Nhà báo tỉnh tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam và trao giải báo chí tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ X-2017.
Hơn 300 VĐV đến từ 8 đội bóng đã có những trân đấu vô cùng gay cấn và hấp dẫn tại giải bóng đá Báo chí Miền Trung lần thứ IV-2017 diễn ra trên sân An Cựu City, Huế.
Sáng 8/6, Tại Hội nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban tổ chức Giải Báo chí Miền Trung đã họp báo thông tin về giải báo chí Miền Trung lần thứ IV năm 2017.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ đón bằng công nhận nghề Dệt Dèng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới.
UBND tỉnh vừa cóbuổi họp triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Đinh Dậu 2017.
Vào chiều ngày 16/12/2016, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng tại toàn soạn Tạp chí Sông Hương.
Tối 18-11, Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam đã tổ chức chương trình “Vinh danh thành tựu vàng” nhằm tôn vinh xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, người giành Huy chương vàng trong nội dung súng ngắn hơi 10m nam tại Olympic Rio và sản phẩm bia Huda Gold vừa được trao tặng Huy chương vàng tại giải thưởng Bia thế giới 2016.
Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam" năm 2016 sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 23/11/2016, chào mừng kỷ niệm 86 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11) và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11).
Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa viên tịch vào lúc 10 giờ 50 phút ngày 8/10/2016 tại tổ đình Tường Vân (đường Trần Thái Tông, Tổ 16, Khu vực 5, P.Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế).