Sáng ngày 1/7, Hội đồng họ PhạmThừa Thiên Huế đã tổ chức lễ dâng hương - tưởng niệm cụ chủ nhiệm kiêm chủ bút Phạm Quỳnh nhân kỷ niệm 100 năm Tạp chí Nam Phong.
Tại buổi lễ, ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế đã khái quát lại quá trình hoạt động, những đóng góp, cống hiến của cụ Phạm Quỳnh đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam.
|
Ông Phạm Hữu Thanh Tùng, Chủ tịch Hội đồng họ Phạm Thừa Thiên Huế khái quát lại quá trình hoạt động của cụ Phạm Quỳnh |
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 17 tháng 12 năm 1892. Cụ Phạm là dịch giả, nhà báo, nhà văn, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà hoạt động xã hội, nhà chính trị. Thời trai trẻ cụ đã làm việc tại trường Viễn Đông bác cổ. Từ năm 1913, cụ đã có nhiều bài báo gây sự chú ý trên tờ Đông Dương tạp chí. Năm 1917, lúc mới 25 tuổi, cụ đã làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Nam Phong tạp chí. Cụ Phạm Quỳnh mất ngày mồng 6 tháng 9 năm 1945, và nằm lại ở vùng gò đồi Hiền Sĩ, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau mười năm “cát bụi chân ai”, như là một sự ngẫu nhiên của định mệnh, cụ được cải táng về chùa Vạn Phước, ngày trước là ấp Bình An, thuộc Phủ Dương Xuân.
Cụ Phạm là người tiên phong trong quảng bá Quốc ngữ, dùng chữ Việt thay chữ Hán và chữ Pháp. Cụ để lại câu nói nổi tiếng: Truyện Kiều còn tiếng ta còn; Tiếng ta còn nước ta còn.
|
Tượng cụ Thượng Chi Phạm Quỳnh |
Là một Nho sĩ Bắc Hà, quê ở Hải Dương, sinh trưởng ở Hà Nội nhưng cụ Phạm rất nặng lòng với Huế. Lần đầu tiên đến Huế, cụ đã xem Huế là quốc hồn của Việt Nam.
Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam có nhiều tổ chức và cá nhân truyền bá chữ Quốc ngữ. Kênh quan trọng để phổ biến và hoàn thiện chữ Quốc ngữ chính là thông tin đại chúng và văn học. Thời kỳ này, báo chí Quốc ngữ phát triển rất nhanh, nhưng vai trò truyền bá, phổ biến và hoàn thiện chữ quốc ngữ của báo chí thực sự nở rộ khi Đông Dương Tạp chí và Nam Phong tạp chí ra đời. Hai tờ tạp chí này có cách viết, cách sử dụng từ ngữ, sử dụng câu chuẩn hơn, góp phần không nhỏ vào quá trình hoàn thiện và phổ biến chữ Quốc ngữ.
Tờ Nam Phong tạp chí kế tiếp sự nghiệp truyền bá Quốc ngữ nhưng phát triển mạnh mẽ hơn Đông Dương tạp chí. Các cây bút chủ lực của Nam Phong tiếp tục nghiên cứu, biên soạn từ điển, dịch nhiều tác phẩm nước ngoài ra chữ Quốc ngữ, mạnh dạn đề nghị việc sử dụng chữ Quốc ngữ trong văn bản hành chính, đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học.
Nam Phong tạp chí còn có công lớn trong việc xây dựng và hệ thống hóa, chuẩn hóa kho từ vựng, bổ sung các thuật ngữ khoa học, kỹ thuật hiện đại.
|
||
Nam phong tạp chí đăng tải nhiều nội dung bàn về các vấn đề liên quan đến chữ Quốc ngữ, tiêu biểu như: “ Công văn phải dung bằng chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ cổ”, “ Khảo về chữ Quốc ngữ”, “ Quốc ngữ quốc văn”, “ Phan Châu Trinh đối với chữ Quốc ngữ”, “ Sự tiến hóa của tiếng An Nam”, “ Tiếng An Nam có cần phải thống nhất không”, “ Văn Quốc ngữ”, “ Văn chương Quốc ngữ”, “ Bảo tồn quốc ngữ”….
Cuộc đời của Cụ Phạm gắn liền với Tạp chí Nam Phong. Sự nghiệp văn hóa lẫn chính trị của Cụ được thực hiện thông qua tờ tạp chí này với sự tham gia của các đông nghiệp cùng chí hướng trên suốt một chặng đường dài.
Giáo sư Dương Quảng Hàm viết: “ Cả cái văn nghiệp của ông Phạm Quỳnh đều xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong, tạp chí ấy trong một thời ký đã thành được một cơ quan chung cho các học giả cùng theo đuổi một chủ đích với ông.... Ông Quỳnh có công dịch thuật các học thuyết tư tưởng của Thái Tây và luyện cho tiếng Nam có thể diễn đạt được các ý tưởng mới…Đối với nên văn hóa cũ của nước ta, ông Quỳnh thường nghiên cứu đến chế độ, văn chương của tiền nhân…Văn ông Quỳnh có tính cách trang nghiêm của một học giả”.
Phương Anh
Sáng 28/9, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tổ chức chương trình “Mùa đông xứ Huế”.
Từ ngày 02/10 đến ngày 18/12/2016 sẽ diễn ra Liên hoan phim khoa học năm 2016 tại 19 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó có điểm tổ chức tại các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Chiều ngày 23/9/2016, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế ,Tạp chí Sông Hương phối hợp với nhà xuất bản Đại học Huế đã tổ chức giới thiệu tác phẩm “Các trường phái lý luận phê bình văn học phương Tây hiện đại và sự tiếp biến, vận dụng ở Việt Nam” của Phó giáo sư . TS Bửu Nam vừa được NXB Đại học Huế ấn hành.
Chiều ngày 16/9, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh phối hợp Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc triển lãm “Hồi Cố” nhân kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh.
Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Khánh thành dự án “Bảo tồn, Tu bổ di tích Triệu Miếu”.
Chiều ngày 9/9, Ban chấp hành Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo và quản lý của cơ quan Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ 2016-2021.
Sáng ngày 9/9, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Tạp chí Sông Hương và họa sỹ Nguyễn Đại Giang phối hợp tổ chức trao tặng tác phẩm Mỹ thuật "Nghệ thuật đảo ngược" cho tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tiếp nhận của Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế.
Chiều 3/9, tại 26 Lê Lợi-Huế, Tạp chí Sông Hương tổ chức khai mạc Triển lãm “Nghệ thuật Đảo Ngược” với 17 tác phẩm của Họa sĩ Nguyễn Đại Giang.
Chiều ngày 1/9, UBND Tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Festival Huế 2016.
Sáng 1.9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức buổi họp báo về việc tổ chức “Hội thảo quốc tế về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị” tại Thành phố Huế.
Sáng 30/8, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021. Tham dự có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.
Không phải ngẫu nhiên mà Giáo sư Phan Huy Lê lại đặt tên cho đứa con tinh thần của mình vừa mới ra đời cách đây không lâu là “Huế và triều Nguyễn”, cuốn sách do Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế phối hợp với NXB Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2014.
Sáng ngày 18/8, Bảo tàng Văn hóa Huế đã tổ chức trưng bày chuyên đề “ Huế - Những trang sách” nhân chào mừng kỷ niệm 71 năm cách mạng Tháng tám và Quốc khánh 2/9 (1945-2016).
Ngày 17/8, Bộ Nội vụ công bố chỉ số cải cách hành chính 2015 (PAR INDEX 2015) của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều ngày 14/8, tại Nhà sách Phương Nam 15 Lê Lợi – Huế, Tạp chí Sông Hương phối hợp với Hội nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi giao lưu “Du Tử Lê và bằng hữu”. Tham dự có đông đảo văn nghệ sĩ và bạn bè yêu mến thơ ca của nhà thơ Du Tử Lê.
Tọa đàm xác định giá trị lịch sử, văn hóa địa điểm Hội Quảng Tri và góp ý phương án xử lý xuống cấp trụ sở UBND phường Phú Hòa
Tối 26/7, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên - Huế đã diễn ra lễ khai mạc “Triển lãm Ảnh và Phim Phóng sự - Tài liệu trong Cộng đồng ASEAN”.
Sau một thời gian vắng bóng, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã bảo tồn và nhân giống thành công giống sen trắng để trồng ở các hồ trong khu vực Đại Nội Huế. Tháng Bảy về, mùi hương của hoa sen trắng từ các hồ trong Đại Nội Huế lan tỏa, như mời gọi và níu chân du khách.
Theo Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, qua 4 đợt xét duyệt, hiện nay cố đô Huế có 6 cổ vật được Thủ tướng ký quyết định công nhận là Bảo vật quốc gia, gồm cửu đỉnh và cửu vị thần công, chuông chùa Thiên Mụ, ngai vua triều Nguyễn, áo Tế Giao của vua Nguyễn, bia Khiêm Cung Ký và vạc đồng thời chúa Nguyễn (bộ sưu tập).