Sáng ngày 16/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội thảo khoa học “ Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn – Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị”.
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng tại Việt Nam, với gần 400 năm tồn tại (1558-1945), các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đã để lại cho dân tộc những di sản văn hỏa vô cùng phong phú và mang giá trị đặc biệt. Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn và là kinh đô của vương triều Nguyễn nên đã thừa hưởng được nhiều di sản văn hóa quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới và phát triển của đất nước, sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn đã đạt được nhiều thành quả to lớn, góp phần quan trọng xây dựng cố đô Huế trở thành một trung tâm văn hóa du lịch của đất nước, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Hội thảo “Di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn - Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy” được tổ chức là hoạt động nhằm mục đích tổng kết quá trình nghiên cứu, đánh giá về các di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trên các phương diện: Giá trị di sản, quá trình nghiên cứu, khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, từ đó xây dựng một chiến lược toàn diện về bảo tồn bền vững, phát huy hiệu quả các giá trị di sản văn hóa do triều Nguyễn để lại.
|
Hội thảo đã lựa chọn 55 bài tham luận trong số 70 bài của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, các nhà quản lý trong và ngoài nước. Các tham luận đều là những bài viết công phu, thể hiện tâm huyết và tri thức sâu rộng của các tác giả trên nhiều lĩnh vực. Các bài tham luận được chia làm ba nội dung chính: Triều Nguyễn với các di sản văn hóa cung đình; Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa cung đình tại Cố đô huế; Một số định hướng chiến luộc cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản của cố đô Huế.
Phát biểu tại Hội thảo, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao nhấn mạnh: Nằm trong chuỗi các hoạt động văn hóa - nghệ thuật tầm quốc gia và quốc tế năm 2016 của Thừa Thiên Huế, Hội thảo diễn ra trong thời điểm chúng ta đang rất vui mừng và tự hào về cố đô Huế vừa trở thành nơi hội tụ của 5 di sản với 3 loại hình khác nhau là: Di sản vật thể, di sản phi vật thể và di sản tư liệu. Do vậy, việc tổ chức Hội thảo lần này sẽ giúp các nhà quản lý và chuyên môn có cơ hội nhìn nhận, đánh giá về những vấn đề liên quan đến công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cung đình thời Nguyễn trong những thập niên gần đây. Qua Hội thảo, sẽ giúp cho chính quyền, các ban ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế mà trực tiếp là đơn vị quản lý nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ các giá trị của di sản, làm cơ sở cho việc xây dựng, banh hành các chính sách, chiến lược mới để bảo tồn, gìn giữ và phát huy tài nguyên văn hóa phong phú và độc đáo của cố đô Huế.
Đồng thời, chủ tịch UBND tỉnh cũng mong muốn các nhà khoa học, các nhà quản lý và tất cả quý vị đại biểu với tâm huyết của mình về các di sản của vùng đất cố đô Huế sẽ đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhàm bảo tồn và phát huy giá trị di sản này, giúp Thừa Thiên Huế đẩy mạnh phát triển dịch vụ - du lịch, xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của Việt Nam.
PA
Ngày 18/12, Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2021 đã diễn ra. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Chiều 17/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh đã tổ chức Lễ Bế mạc Trại sáng tác VHNT về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tham dự có ông Hoàng Khánh Hùng - UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Chiều ngày 22/11, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc Học Huế tổ chức Lễ khánh thành công trình chỉnh lý Nhà lưu niệm Bác Hồ và truyền thống Trường Quốc Học Huế. Sự kiện diễn ra nhân dịp chào mừng Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế, kỷ niệm Ngày di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn về việc chuẩn bị đón công dân từ Thành phố Hồ Chí Minh trở về địa phương đợt thứ 6.
Sáng 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tổ chức họp trực tuyến toàn tỉnh. Tham dự có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.
Sáng ngày 20/7, tại trụ sở Sở Văn hóa và Thể thao, Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tọa đàm nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập (1991-2021).
Hôm nay (23/5), cùng với hơn 69 triệu cử tri cả nước, 894.432 cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đến khu vực bầu cử để thực hiện quyền công dân của mình, lựa chọn những đại biểu xứng đáng nhất để đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc hội (khóa XV) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một không khí tưng bừng của ngày hội non sông đã diễn ra tại các khu vực bỏ phiếu từ sáng sớm.
Chiều 5/4, Quốc hội đã bầu đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, giữ chức Thủ tướng Chính phủ.
Sáng 31/1, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII họp Hội nghị lần thứ nhất bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII.
Trung tâm Báo chí Đại hội XIII trân trọng gửi các cơ quan báo chí Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Sáng 2/2, Tại sảnh Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện lễ Nguyên đán thời Nguyễn bằng hình thức sân khấu hóa.
Nội dung các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, dân chủ, khoa học, chất lượng, thể hiện sự kết tinh trí tuệ, tư duy về tầm nhìn chiến lược của Ðảng ta và khát vọng phát triển của đất nước, dân tộc… là những ý kiến của các đại biểu tại buổi thảo luận về các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sáng 28/01.
Sáng 27/01, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần thảo luận tại hội trường về các nội dung quan trọng trong các văn kiện của Đảng.
Sáng 25/1, tại trụ sở Đại học Huế, Đảng ủy Đại học Huế đã tổ chức Triển lãm tranh cổ động nhân sự kiện chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Kỷ niệm 91 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2021).
Ngày 13 và 14-1, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) khóa X (nhiệm kỳ 2020-2025) được tổ chức tại Hà Nội.
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 30-11, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước đến thăm và trao quà hỗ trợ tỉnh Thừa Thiên Huế khắc phục hậu quả thiệt hại do các đợt bão, lũ gây ra.
Chiều 28/11 tại Trung tâm Nghệ Thuật Lê Bá Đảng, và trung tâm nghệ thuật Điềm Phùng Thị, Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế phối hợp với New Space Arts Foundation đã tổ chức khai mạc triển lãm “Ảo ảnh” của hai nghệ sỹ song sinh Lê Ngọc Thanh và Lê Đức Hải.
Ngày 22/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã chính thức khai mạc.
Sáng ngày 09/10, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức lễ trao giải Cuộc thi sáng tác âm nhạc đề tài “ Công nhân và Công đoàn Việt Nam.
Chiều ngày 7/10, tại Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Khai mạc trưng bày chuyên đề "Từ Thăng Long đến Phú Xuân, Gia Định". Trưng bày diễn ra nhân dịp kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội- Huế - Sài Gòn (8/10/1960 - 8/10/2020).