Cung bậc lòng người

08:30 02/06/2009
NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi

66 bài thơ trong tập Nỗi niềm để ngỏ là 66 cái nấc của anh giữa cuộc đời. Ngay trong "nơi yên lành" anh đã nhận ngay ra:
            Tiếng bom đạn lắng xuống
            Tiếng múa lưỡi rộn lên
"Tiếng múa lưỡi ấy" là cung bậc mới của lòng người sau chiến tranh. Bởi lẽ, lúc này đây mọi tính toán của riêng mình mới được bộc lộ hết mình. Xưa, lòng người đi cùng một hướng, đó là khát vọng độc lập tự do cho đất nước. Giờ thì người nào cũng đi theo ngả rẽ của riêng mình cả.
Cái riêng lẻ mỗi cá nhân ấy lại gặp biển cả đầu Ngô mình Sở: "cơ chế thị trường", nên nó tha hồ vẫy vùng. Lê Lâm Ứng đã nhìn rõ chân tướng của chúng:
            Khi đã chễm chệ trên bàn thờ
            Cóc và Nhái đứng bằng hai chân cười hô hố.

Thế đấy, cái thời cóc, nhái ngồi trên bàn thờ. Đó là thời đạo đức đảo điên. Khi cóc nhái đã chiếm được chỗ đứng trên bàn thờ thì Con Người bị hạ nhục. Ứng viết sắc sảo, nhìn thấy lũ cóc nhái "đứng bằng hai chân", vốn sinh ra chúng chỉ biết bò, mỗi bước đi, lệch người sang bên, và bước tiếp. Chỉ có con người là đứng được trên hai chân. Khác với loài cầm thú, là Người khi vượn Người đứng lên được bằng hai chân. Lũ tiểu nhân ấy thèm khát đứng hai chân như người. Song, dù đứng hai chân thật, cóc nhái vẫn là cóc nhái. Dẫu chúng muốn được tôn vinh:
            - Bây giờ bác tên gì?
            - Chú tên gì?

Chúng muốn có một cái tên như người. Song không được. Chúng ôm một nỗi thèm khát:
            Cả hai đều khát thèm, thèm khát
            được con người gọi chúng là người.
Cái nhìn của Lê Lâm Ứng thật sắc sảo. Bài thơ như một nhát cứa vào tim người: Sao lại để bọn cóc nhái nhảy lên bàn thờ? Và là một nhát chém vào lũ cóc nhái đòi học làm người, dù trái tim của chúng là trái tim nhái, cóc và bộ não của chúng là bộ não cóc nhái.

Xưa cụ Tam Nguyên Yên Đỗ viết nhạo báng bọn "Tiến sĩ giấy":
            Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
            Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Thời cơ chế thị trường này bọn Tiến sĩ Giấy nhan nhản. Chúng chỉ việc bỏ tiền ra là mua được.

Sự quái đản ấy gọi đúng tên của chúng là sự suy đồi. Sự suy đồi quyền lực, sự suy đồi nhân phẩm. Chúng có thể hù doạ được nhau, hù doạ được bọn cơ hội, chứ không thể nào che mắt được nhân dân. Sự trả lời của nhân dân là: im lặng. Nhưng rất rạch ròi.
Lê Lâm Ứng đã nhìn thấu đảo tâm trạng ấy, anh miêu tả kẻ "khi chưa là người trang trọng" thì:
            Gặp nhau tớ tớ mày mày
            Mắt nhoà tay nắm chặt tay
Và:
            Mọi người như ôm lấy bạn
            Vỗ lưng thân thiết nhiều nhiều
Rồi quý mến, thân tình tưởng như không có khoảng cách nữa:
            Xóm giềng gọi nhau í ới
            "Nó" về, mau đến thăm chơi.

Nhưng khi đã là người trang trọng rồi, tác giả không phải viết văn xuôi để kể cho chúng ta kẻ trang trọng ấy là tướng, là chủ tịch tỉnh hay một kẻ quyền thế nào khác! Nhưng tình cảm xóm làng đã khác, khác rất nhiều:
            Bây giờ gặp nhau giữa làng
            Vội vàng bắt tay hờ hững
            Đường làng ắng im, gió thoảng
            Nhà ai cửa đóng then cài.
Tại sao có sự trái ngược ấy? Một câu hỏi được đặt ra nhưng đã rõ ràng, không cần trả lời. Cái sự hiển hiện bày ra trước mắt kia, đó là đã trở thành người trang trọng.

Tôi có hai người bạn. Cùng là nghệ sĩ. Đó là chuyện thật trong đời. Một hôm gặp nhau trong bữa tiệc gia đình. Anh bạn kia hỏi: "Mình nghe anh em văn nghệ sĩ trong tỉnh đều quay lưng lại với ông, trừ những thằng cơ hội, đúng không?". Không chờ người bạn này trả lời, tôi nói: "Để mình nói rõ cho, không phải mọi người quay lưng lại anh ấy, mà anh ấy quay lưng lại với mọi người khi anh ta kiếm được tí chút quyền chức cơ cấu". Để hồ hởi lại với nhau, chỉ cần anh ta "đằng sau quay", thế là xong.

Quyền lực, tiền tài quả thật là một thứ thuốc phiện làm đảo điên tất cả.
Lê Lâm Ứng đã tỉnh ngộ cho kẻ trang trọng kia:
            Bây giờ thành người vô cảm
            Lao xao trên đỉnh không trung
            Bạn tưởng là mình thành đạt
            Thực tình đổi có lấy không.

Bác Hồ chẳng đã dạy đó sao: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng".
Thành ngữ ta có câu rất hay: "im lặng ăn tiền". Bây giờ có ối kẻ im lặng, lấy im lặng làm phương châm, sợ mất lòng tất cả mọi người, bước qua xác bạn để tìm lấy một cái ghế ngồi, rồi khư khư giữ lấy, để kiếm chác, còn "sống chết mặc bay".
Cũng có kẻ không hẳn không biết, "nín thở qua sông" xong rồi, bắt đầu khoác lác ba hoa.

Lê Lâm Ứng cũng đã nhìn thấu tận tim đen chúng:
            Com lê cà vạt dương dương
            Cứ như mình đã tới đường lên tiên
            Dang tay giảng giải huyên thuyên
            Cái điều mờ mịt nơi miền mung lung.
                                                (Chợt tỉnh)
Lê Lâm Ứng rất tinh tế, nên anh đã chộp được những chi tiết thường ngày:
            Nhà anh Hàng Ngang phố
            Nhà em, tại Hàng Dầu
            Thương nhau sao cứ hỏi
            Quê hương anh ở đâu?
Đến nỗi:
            Tôi căn hộ tầng Một
            Bạn ở trên tầng Hai
            Chung ngôi nhà tập thể
            Vẫn cứ hỏi quê đâu?

Tìm đến người đồng hương để yêu mến nhau là đúng, nhưng không, chúng đang bè đảng đấy, tìm ê kíp, tìm lá chắn cho mình đấy. Nếu không có cớ để lôi kéo thì lơ. Chúng quên một điều rất lớn lao: Chúng ta là người Việt Nam. Bây giờ chủ nghĩa địa phương được khai thác một cách triệt để kéo bè kéo cánh. Tạo ra một ê kíp lũng loạn tất cả cơ chế, làm lung lay cả cơ chế ở chủ nghĩa địa phương hẹp hòi này.

Quả thật sau chiến tranh lòng người nhiều cung bậc. Lê Lâm Ứng chỉ nhẹ nhàng nhắc bằng lời người mẹ dặn con:
            Giá mà chồng mẹ về sau trận Điện Biên
            Giá mà con trai mẹ về sau mùa xuân đại thắng
            Biết bao người cứ nghĩ giá mà như thế
            Còn điều này: "Giá mà giặc giã vẫn còn"
            Con có nghĩ tới không.

Những "tiếng múa lưỡi" đã quên đi quá khứ, hay những kẻ không có quá khứ, nên chúng đua nhau "vẫy vùng" trên cơ thể đất nước sau 30 năm chiến tranh đã tan hoang, dựng lại thật vô vàn khó khăn này.
Trong bài "Nhớ" Lê Lâm Ứng thở dài:
            Đâu phải cuộc đời là ngọn gió ầm ào
            Giàu có vậy mà trống không là vậy.
Lê Lâm Ứng khắc khoải, đau đáu. Nhưng rất may, trong thơ anh, ta vẫn tìm thấy, một cái nhìn hết sức bình dân, khi Lê Lâm Ứng gặp lại đồng đội cũ của mình:
            Quá nửa cuộc đời gặp lại người tri kỷ
            Vẫn nụ cười xưa vẫn ánh mắt tin yêu
            Lạ nhỉ, có gì trong chúng ta nguyên vẹn
            Không chịu thay thay, không chịu đổi màu.
                                                (Tôi với cỏ và đất)

Đó là lời nhắn nhủ thật sâu nặng của anh, cũng là điều anh muốn được chia sẻ với mọi người. Nỗi niềm anh như lòng anh vẫn rộng mở, vẫn để ngỏ đón chờ những tấm lòng đồng điệu.

N.Q.H
(175/09-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG ANH 

    (Bài viết này, là nén hương lòng tôi thắp dâng lên linh hồn của anh Đơn Phương thân quý!)

  • LGT: Cho đến nay văn học Hậu hiện đại ở Việt Nam vẫn đang là một hấp lực đối với người sáng tạo lẫn phê bình, nhất là giới viết trẻ. Sông Hương đã từng có một chuyên đề sớm nhất về vấn đề này vào số tháng 7/2011.

  • BÙI VIỆT THẮNG  

    Bản thảo tập truyện Nhiệt đới gió mùa tôi nhận được từ nhà văn Lê Minh Khuê qua email cá nhân, in ra 115 trang A4, co chữ 12, đọc phải hết sức chăm chú vì mắt mũi có phần kém sút khi tuổi đã ngoại lục tuần.

  • VĂN GIÁ

    NHÀ VĂN VÕ THỊ XUÂN HÀ - Sống và làm việc tại Hà Nội. Quê gốc: Vỹ Dạ, Huế. Hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa 8). Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà văn. Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm (khoa Toán Lý). Tốt nghiệp thủ khoa khóa 4 Trường viết văn Nguyễn Du.

  • HỒNG NHU 

    Tạp chí Thơ số tháng 10 năm 2012 in bài “Hiểu và dịch bài thơ Đường Khúc Lương Châu như thế nào” của Phạm Thức. Tôi liền đọc ngay vì nói chung về Đường thi hàng nghìn bài nổi tiếng và nói riêng về tác giả là một nhà thơ tài danh: Vương Hàn.

  • THƯ PHÙNG QUÁN GỬI TÔ NHUẬN VỸ

    Sự thay đổi, tiến bộ của Việt Nam sau năm 1975 là to lớn và rõ rệt, đặc biệt trên lãnh vực đặc thù như Văn học, nếu nhìn lại những “vết sẹo” của một thời quá khứ để lại trên cơ thể nền Văn học, mà tiêu biểu là đối với nhà thơ Phùng Quán.

  • GS. VŨ KHIÊU 

    Lần này Vạn Lộc cho in trên 72 bài thơ Đường luật. Đối với Vạn Lộc, đây là một sự táo bạo và cũng là một thử thách với chính tài năng của mình.

  • TRẦN NGHI HOÀNG 

    “mảnh|mảnh|mảnh”, chỉ nhìn tập thơ, chưa cần đọc gì hết, đã thấy là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình với bố cục táo bạo và vững vàng. Không offset bảy màu, không chữ nổi giấy tráng glassy, chỉ đơn giản hai màu đen và trắng. Đơn giản, nhưng rất công phu với khuôn khổ 12,5 x 26.

  • ĐOÀN TRỌNG HUY*

    Tố Hữu là nhà cách mạng - nhà thơ.
    Cách mạng và thơ ca thống nhất hài hòa trong một con người. Một đời, Tố Hữu đồng thời đi trên Đường Cách MạngĐường Thơ. Với Tố Hữu, Đường Thơ và Đường Cách Mạng đồng hành như nhập làm một trong Đại lộ Đất nước, Nhân dân, Dân tộc vĩ đại trên hành trình lịch sử cách mạng.
    Đường đời Tố Hữu cùng là sự hòa nhập hai con đường này.

  • PHẠM PHÚ PHONG - HOÀNG DŨNG

    Trang viết đầu tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời của người cầm bút. Đó là điểm mốc, là bước chân đầu tiên đặt lên con đường hun hút xa, đầy lo ngại nhưng cũng hết sức hấp dẫn.

  • NGÔ MINH

    Tôi gọi là “thầy” vì thầy Lương Duy Cán (Hà Nhật) dạy văn tôi hồi nhỏ học cấp 3 ở trường huyện. Tôi viết Chuyện thầy Hà Nhật làm thơ vì thầy vừa ra mắt tập thơ đầu tay Đá sỏi trên đường(*) khi thầy đã U80.

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Vợ một người bạn làm thơ của chúng tôi, trong bữa anh em tụ tập ở nhà chị "lai rai" với nhau, chị cũng góp chuyện, vui vẻ và rất thật thà.

  • BÙI VIỆT THẮNG

    (Đọc Hồng Nhu - Tuyển tập, Nxb Hội Nhà văn, 2011)

  • TRẦN THÙY MAI

    (Đọc Đi tìm ngọn núi thiêng của Nguyễn Văn Dũng, Nxb Thuận Hóa, Huế, 2012)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    (Nhân đọc “Phạm Quỳnh, một góc nhìn” Tập 2. NXB Công an nhân dân, 2012)

  • LÊ HUỲNH LÂM

    Những buổi chiều tôi thường nhìn lá trước sân nhà cuốn bay theo gió. Chợt nghĩ, cái lẽ tự nhiên đó đã đẩy đưa một con người vào khúc quành của cuộc sống. Bởi tâm hồn ông quá nhạy cảm trước mọi sự, và ông có một lối diễn đạt chân thật, bình dị, gần gũi mà rất chua chát.

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH 

    Lâu nay, trên thi đàn bon chen vẫn thấp thoáng những bóng chữ u mê phóng chiếu cốt cách thiền. Người ta quen gọi đó là thơ thiền.

  • TRẦN HỮU LỤC

    Những trang văn đầu tiên của Trần Duy Phiên phản ánh cách nghĩ, cách sống và cách chọn lựa của một thanh niên trước thời cuộc và đất nước. Khi đang còn theo học tại trường đại học Sư phạm và đại học Văn khoa Huế, Trần Duy Phiên đã là một cây bút trẻ và còn là một sinh viên năng động.

  • NGƯỜI ĐƯƠNG THỜI THƠ MỚI BÀN VỀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THƯ

    NGUYỄN HỮU SƠN

  • TRẦN THỊ VÂN DUNG

    Đứng trước mỗi cuộc đời, mỗi con người có những trải nghiệm khác nhau, cách chia sẻ khác nhau. Mỗi nhà thơ là một cái tôi nội cảm, hòa nhập vào thế giới xung quanh, phân thân thành những trạng thái khác nhau để thể hiện mọi cảm xúc.