Cung bậc lòng người

08:30 02/06/2009
NGUYỄN QUANG HÀ       (Đọc Nỗi niềm để ngỏ của Lê Lâm Ứng - Nhà xuất bản Văn học 2002)Đọc thơ Lê Lâm Ứng để tìm những câu mượt mà thì hơi khó. Thảng hoặc lắm mới bắt gặp ở anh tâm trạng thư thái này:                Biết rằng trong cõi nhớ thương                Lạc nhau âu cũng lẽ thường vậy thôi

66 bài thơ trong tập Nỗi niềm để ngỏ là 66 cái nấc của anh giữa cuộc đời. Ngay trong "nơi yên lành" anh đã nhận ngay ra:
            Tiếng bom đạn lắng xuống
            Tiếng múa lưỡi rộn lên
"Tiếng múa lưỡi ấy" là cung bậc mới của lòng người sau chiến tranh. Bởi lẽ, lúc này đây mọi tính toán của riêng mình mới được bộc lộ hết mình. Xưa, lòng người đi cùng một hướng, đó là khát vọng độc lập tự do cho đất nước. Giờ thì người nào cũng đi theo ngả rẽ của riêng mình cả.
Cái riêng lẻ mỗi cá nhân ấy lại gặp biển cả đầu Ngô mình Sở: "cơ chế thị trường", nên nó tha hồ vẫy vùng. Lê Lâm Ứng đã nhìn rõ chân tướng của chúng:
            Khi đã chễm chệ trên bàn thờ
            Cóc và Nhái đứng bằng hai chân cười hô hố.

Thế đấy, cái thời cóc, nhái ngồi trên bàn thờ. Đó là thời đạo đức đảo điên. Khi cóc nhái đã chiếm được chỗ đứng trên bàn thờ thì Con Người bị hạ nhục. Ứng viết sắc sảo, nhìn thấy lũ cóc nhái "đứng bằng hai chân", vốn sinh ra chúng chỉ biết bò, mỗi bước đi, lệch người sang bên, và bước tiếp. Chỉ có con người là đứng được trên hai chân. Khác với loài cầm thú, là Người khi vượn Người đứng lên được bằng hai chân. Lũ tiểu nhân ấy thèm khát đứng hai chân như người. Song, dù đứng hai chân thật, cóc nhái vẫn là cóc nhái. Dẫu chúng muốn được tôn vinh:
            - Bây giờ bác tên gì?
            - Chú tên gì?

Chúng muốn có một cái tên như người. Song không được. Chúng ôm một nỗi thèm khát:
            Cả hai đều khát thèm, thèm khát
            được con người gọi chúng là người.
Cái nhìn của Lê Lâm Ứng thật sắc sảo. Bài thơ như một nhát cứa vào tim người: Sao lại để bọn cóc nhái nhảy lên bàn thờ? Và là một nhát chém vào lũ cóc nhái đòi học làm người, dù trái tim của chúng là trái tim nhái, cóc và bộ não của chúng là bộ não cóc nhái.

Xưa cụ Tam Nguyên Yên Đỗ viết nhạo báng bọn "Tiến sĩ giấy":
            Cũng cờ cũng biển cũng cân đai
            Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Thời cơ chế thị trường này bọn Tiến sĩ Giấy nhan nhản. Chúng chỉ việc bỏ tiền ra là mua được.

Sự quái đản ấy gọi đúng tên của chúng là sự suy đồi. Sự suy đồi quyền lực, sự suy đồi nhân phẩm. Chúng có thể hù doạ được nhau, hù doạ được bọn cơ hội, chứ không thể nào che mắt được nhân dân. Sự trả lời của nhân dân là: im lặng. Nhưng rất rạch ròi.
Lê Lâm Ứng đã nhìn thấu đảo tâm trạng ấy, anh miêu tả kẻ "khi chưa là người trang trọng" thì:
            Gặp nhau tớ tớ mày mày
            Mắt nhoà tay nắm chặt tay
Và:
            Mọi người như ôm lấy bạn
            Vỗ lưng thân thiết nhiều nhiều
Rồi quý mến, thân tình tưởng như không có khoảng cách nữa:
            Xóm giềng gọi nhau í ới
            "Nó" về, mau đến thăm chơi.

Nhưng khi đã là người trang trọng rồi, tác giả không phải viết văn xuôi để kể cho chúng ta kẻ trang trọng ấy là tướng, là chủ tịch tỉnh hay một kẻ quyền thế nào khác! Nhưng tình cảm xóm làng đã khác, khác rất nhiều:
            Bây giờ gặp nhau giữa làng
            Vội vàng bắt tay hờ hững
            Đường làng ắng im, gió thoảng
            Nhà ai cửa đóng then cài.
Tại sao có sự trái ngược ấy? Một câu hỏi được đặt ra nhưng đã rõ ràng, không cần trả lời. Cái sự hiển hiện bày ra trước mắt kia, đó là đã trở thành người trang trọng.

Tôi có hai người bạn. Cùng là nghệ sĩ. Đó là chuyện thật trong đời. Một hôm gặp nhau trong bữa tiệc gia đình. Anh bạn kia hỏi: "Mình nghe anh em văn nghệ sĩ trong tỉnh đều quay lưng lại với ông, trừ những thằng cơ hội, đúng không?". Không chờ người bạn này trả lời, tôi nói: "Để mình nói rõ cho, không phải mọi người quay lưng lại anh ấy, mà anh ấy quay lưng lại với mọi người khi anh ta kiếm được tí chút quyền chức cơ cấu". Để hồ hởi lại với nhau, chỉ cần anh ta "đằng sau quay", thế là xong.

Quyền lực, tiền tài quả thật là một thứ thuốc phiện làm đảo điên tất cả.
Lê Lâm Ứng đã tỉnh ngộ cho kẻ trang trọng kia:
            Bây giờ thành người vô cảm
            Lao xao trên đỉnh không trung
            Bạn tưởng là mình thành đạt
            Thực tình đổi có lấy không.

Bác Hồ chẳng đã dạy đó sao: "Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng".
Thành ngữ ta có câu rất hay: "im lặng ăn tiền". Bây giờ có ối kẻ im lặng, lấy im lặng làm phương châm, sợ mất lòng tất cả mọi người, bước qua xác bạn để tìm lấy một cái ghế ngồi, rồi khư khư giữ lấy, để kiếm chác, còn "sống chết mặc bay".
Cũng có kẻ không hẳn không biết, "nín thở qua sông" xong rồi, bắt đầu khoác lác ba hoa.

Lê Lâm Ứng cũng đã nhìn thấu tận tim đen chúng:
            Com lê cà vạt dương dương
            Cứ như mình đã tới đường lên tiên
            Dang tay giảng giải huyên thuyên
            Cái điều mờ mịt nơi miền mung lung.
                                                (Chợt tỉnh)
Lê Lâm Ứng rất tinh tế, nên anh đã chộp được những chi tiết thường ngày:
            Nhà anh Hàng Ngang phố
            Nhà em, tại Hàng Dầu
            Thương nhau sao cứ hỏi
            Quê hương anh ở đâu?
Đến nỗi:
            Tôi căn hộ tầng Một
            Bạn ở trên tầng Hai
            Chung ngôi nhà tập thể
            Vẫn cứ hỏi quê đâu?

Tìm đến người đồng hương để yêu mến nhau là đúng, nhưng không, chúng đang bè đảng đấy, tìm ê kíp, tìm lá chắn cho mình đấy. Nếu không có cớ để lôi kéo thì lơ. Chúng quên một điều rất lớn lao: Chúng ta là người Việt Nam. Bây giờ chủ nghĩa địa phương được khai thác một cách triệt để kéo bè kéo cánh. Tạo ra một ê kíp lũng loạn tất cả cơ chế, làm lung lay cả cơ chế ở chủ nghĩa địa phương hẹp hòi này.

Quả thật sau chiến tranh lòng người nhiều cung bậc. Lê Lâm Ứng chỉ nhẹ nhàng nhắc bằng lời người mẹ dặn con:
            Giá mà chồng mẹ về sau trận Điện Biên
            Giá mà con trai mẹ về sau mùa xuân đại thắng
            Biết bao người cứ nghĩ giá mà như thế
            Còn điều này: "Giá mà giặc giã vẫn còn"
            Con có nghĩ tới không.

Những "tiếng múa lưỡi" đã quên đi quá khứ, hay những kẻ không có quá khứ, nên chúng đua nhau "vẫy vùng" trên cơ thể đất nước sau 30 năm chiến tranh đã tan hoang, dựng lại thật vô vàn khó khăn này.
Trong bài "Nhớ" Lê Lâm Ứng thở dài:
            Đâu phải cuộc đời là ngọn gió ầm ào
            Giàu có vậy mà trống không là vậy.
Lê Lâm Ứng khắc khoải, đau đáu. Nhưng rất may, trong thơ anh, ta vẫn tìm thấy, một cái nhìn hết sức bình dân, khi Lê Lâm Ứng gặp lại đồng đội cũ của mình:
            Quá nửa cuộc đời gặp lại người tri kỷ
            Vẫn nụ cười xưa vẫn ánh mắt tin yêu
            Lạ nhỉ, có gì trong chúng ta nguyên vẹn
            Không chịu thay thay, không chịu đổi màu.
                                                (Tôi với cỏ và đất)

Đó là lời nhắn nhủ thật sâu nặng của anh, cũng là điều anh muốn được chia sẻ với mọi người. Nỗi niềm anh như lòng anh vẫn rộng mở, vẫn để ngỏ đón chờ những tấm lòng đồng điệu.

N.Q.H
(175/09-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.

  • Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.