Con chó

15:36 01/12/2008
MATVEEVA ANNALGT: MATVEEVA ANNA (Sinh 1975) là một nhà văn nữ trẻ của văn học Nga đương đại tài năng đầy hứa hẹn. Đã xuất bản một số tập truyện ngắn. Truyện ngắn của cô đã được đăng trong các tạp chí lớn của Nga như Thế giới mới, Tháng Mười. Văn xuôi của cô hóm hỉnh, thể hiện sự tò mò sắc sảo trước cuộc sống và con người. Tác phẩm của cô được xem như thể hiện một số sắc thái và đặc điểm của văn xuôi hậu hiện đại Nga hiện nay. Xin trân trọng giới thiệu truyện ngắn “Con chó” dưới đây của nữ văn sĩ qua bản dịch của nữ dịch giả Đào Tuấn Ảnh.


to: ktp9@mail.ru
from:
subject: Lời chào mừng!
Catia, xin chào! Tớ không không thể nào vào mạng được. Lão sếp lúc nào cũng ám bên cạnh - nhưng bây giờ thì được rồi, lão ấy vừa đi tọng bữa trưa, tớ tranh thủ viết cho cậu bức thư đầu tiên. Cậu thông báo cho tớ biết xem có nhận được không nhé. Tớ không có tin gì mới cả, công việc ì ạch lắm. Chỗ làm mới - vấn đề mới. Nhất là con ranh con ngồi bên cạnh chuyên gây sự. Chỉ muốn giết chết nó. Xin lỗi cậu về thái độ hung tợn. Antonsa.
re to author
Antonsa, không biết tôi nghĩ có đúng không, nhưng chị là một cô gái dễ thương đã viết nhầm địa chỉ. Ktp9 - đó là tôi, Kirill Timofeevich Priorov, còn số 9 là con số may mắn của tôi. Catia chắc có địa chỉ khác. Chúc may mắn!

to: mailto:ktp9@mail.ru
from: mailto:tony@ur.mail.ru
subject: Lời xin lỗi!
Ôi, Kirill Timofeevich, tha lỗi cho tôi, một kẻ sử dụng vi tính vụng về! Tôi đã nhớ nhầm địa chỉ của Catia, nhưng tôi cũng không nghĩ được rằng lại có thể dễ dàng vào nhầm địa chỉ của người khác đến thế! Tiện đây cũng xin nói, anh có cái tên thật lạ. Một cái tên chẳng mốt tẹo nào... Nó có nghĩa gì vậy? Còn tên tôi đúng ra phải gọi là Antonina, nhưng tôi thích được gọi là Antosa hơn.

re to author
Antosa, xin chào! Nhầm lẫn một cách dễ dàng như vậy trên thực tế rất khó xảy ra, nhưng vẫn có thể. Priorov có thể là một cái tên không bình thường, nhưng không đến nỗi quá hiếm như tên của chị. Prigurov theo tiếng La Tinh là “người hàng đầu”, chỉ những học trò giỏi. Kirill.

to: mailto:ktp9@mail.ru
from:
subject: Làm cho chán
Xin lỗi, vì tôi lại viết cho anh đây, nhưng hình như tôi với anh có duyên nợ với nhau hay sao ấy. Là vì anh là sự thể nghiệm đầu tiên của tôi trên mạng Internet. Tôi mới vào làm ở một công ty quảng cáo. Công việc không được tốt lắm, nhưng dù sao tôi vẫn thấy thích. Còn anh làm gì? Nếu như không bí mật, tất nhiên!
re to author
Thật là một sự trùng hợp lạ lùng, Antosa, tôi cũng làm công việc quảng cáo: đồ họa máy tính. Thế chuyên môn của chị là gì vậy? Xin lỗi, bây giờ tôi không thể viết dài được vì đang còn phải kết thúc một đơn đặt hàng gấp. Nhưng chị hoàn toàn không làm cho tôi chán đâu. Kirill.
to: mailto:ktp9@mail.ru
from: mailto:tony@ur.mail.ru
subject: Sự xuất hiện
Xin chào Kirill. Tôi sợ quấy rầy anh nên mấy ngày nay không viết thư cho anh. Vả lại tôi cũng đã bắt đầu có nhiều việc. Tôi phải nghĩ nội dung của những quảng cáo, tức là tất cả những lời khen ngợi, khoe khoang, lôi cuốn, mồi chài v.v.v... để đầu độc người sử dụng. Trước đây tôi muốn trở thành nhà văn, bây giờ thì thôi rồi. Thú thật tôi rất mệt mỏi. Viết cho tôi nhé.
Re to author
Xin chào Antosa, liệu chúng mình có thể xưng hô một cách thân mật hơn được không? Bạn chắc chưa quá sáu mươi ba? Còn tôi thì mới ba mươi hai. Như vậy là tôi đã moi thông tin về tuổi tác của bạn một cách không lấy gì làm khéo léo. Không hiểu sao tôi luôn nghĩ bạn chưa qua hai mươi.

Re to Re
Nhiều hơn! Nhiều hơn! Tôi có tới ba mươi hai tuổi cộng bốn tháng! Nghĩa là anh chỉ đoán nhầm có ba mươi năm thôi... không phải là tai họa chứ?

Re to Re
Lứa tuổi tuyệt vời! Em có muốn kể cho anh một điều gì đó về bản thân không? Em có thích nhạc không?

Re to Re
Em căm thù nhạc. Em thích đọc sách. Đặc biệt là tất mọi loại sách buồn tẻ của Đức, em không làm anh phải mệt mỏi vì những cái tên ấy đâu.

Re to Re
Thật điên rồ! Hình như anh với em được nặn chung từ một chất liệu - anh cũng thích “những cuốn sách Đức buồn tẻ” của tất cả những G.K, T.M, M.F v.v.v... Phát điên lên được! Còn về âm nhạc em mà không yêu là thiệt đấy. Có những thứ rất tuyệt! Đừng mất liên lạc với anh nhé - anh phải đi công chuyện mất mấy hôm. Anh sẽ liên lạc ngay sau khi trở về. Còn nữa: anh đã bắt đầu thấy muốn gặp em rồi đấy. Kirill.

 to: tony@ur.mail.ru
from: ktp9@mail.ru
subject: lo lắng
Cô gái Antosa, em biến đi đâu vậy? Anh về đêm hôm qua, lạnh khủng khiếp, tí nữa chết cóng... Còn em có thích thời tiết như thế này không? Sáng nay anh đến công ty, đơn đặt hàng lên tận cổ, sếp cuống cuồng, phát rồ dại như thú dữ. Hãy trả lời anh, anh chờ thư em lắm đấy. Kirill.

to: tony@ur.mail.ru
from: ktp9@mail.ru
subject:
Antosa, có việc gì xảy ra vậy? Em ốm có phải không? Chỗ anh có đến nửa số nhân mạng bị cúm, còn mỗi anh là vẫn trụ được. Công việc ngập đầu - sắp sửa bầu cử em biết đấy. Một ứng cử viên giàu kếch sù đã mua bọn anh, và bây giờ ông ta cứ thúc, cứ thúc, như thể gã xà ích vậy... Anh buồn vì không có thư em - cũng lạ, mới có một tuần mà anh có cảm tưởng như chúng ta đã quen nhau từ thủa ấu thơ.
Re to author
Kirill, xin chào!
Đúng là em ốm thật. Em nằm ở nhà và sáng tác thơ. Rất tiếc chỉ toàn là thơ dở - rõ là em chỉ có khả năng viết những bài quảng cáo. Chỉ có mỗi một dòng đọc lên không thấy xấu hổ lắm - mặc dù có vẻ như tuyên truyền cho sex ấy:
“Hãy hòa vào em, như đi vào mạng internet”. Nhưng mà giờ nào cũng chẳng đến lượt thơ phú - họ cũng đang bắt em phải soạn thảo những văn bản chính trị, và cái chính là phải đưa ra được một Tư Tưởng lớn. Em nghi công ty em nhận đặt hàng của một ứng cử viên hoàn toàn khác, là vì ông ta trả ít lắm... Vì tất cả những việc đó em phải gác lại luận án - chẳng là em đang làm nghiên cứu sinh, viết luận án về đề tài Tiềm năng phát sinh của những tính từ không sinh sản, nếu như anh, tất nhiên, hiểu những điều em nói... Viết cho em nhé. Antosa.

Re: Antosa thân yêu, anh rất mừng vì cuối cùng em đã xuất hiện! Câu thơ của em thật tuyệt, thơ Haicu có phải không? Thật ra thì phải nói đi ra chứ không nói đi vào mạng internet, nhưng cả hai cách nói đều được hiểu cùng một nghĩa. Còn đề tài luận án của em hoàn toàn không làm anh ngạc nhiên, anh có quen một cô cũng dân ngữ văn, bảo vệ luận án về đề tài Những thể từ biến cách mang tính chất tính từ của họ từ được cấu tạo trong tiếng Nga hiện đại, bởi vậy cái thế giới này cũng gần gũi và dễ hiểu với anh.
Nghe này, có thể anh đốt cháy giai đoạn, nhưng dù sao anh cũng rất muốn biết trông em ra sao. Anh thử đoán, còn em sửa lỗi cho anh nhé.
Cô gái có tên Antosa phải là cô gái có mái tóc bạch kim, cao nhưng không dài ngoẵng, gầy nhưng không phẳng dẹt, thông minh nhưng không khô cứng. Mắt màu xám. Anh chờ phản hồi. Kirill.

Re to Re: Anh sao vậy? Đang do thám em đấy hả? Sao anh biết được em - là em? Em bắt đầu thấy sợ rồi đấy. Có lẽ từ lâu anh đã đi lại qua chỗ em ngồi và cười thầm trong bụng, còn em, như một con ngốc... nhân thể, nói cho anh biết, Haicu là thơ ba dòng. Em cũng không biết có cần câu trả lời của anh nữa hay không đây. Antosa.

Re to Re: Antosa, anh có biết em làm việc ở đâu đâu. Thật tuyệt khi những hình dung của anh về em là rất đúng với sự thật, anh mừng lắm! Bây giờ cần phải nói đôi điều về bản thân cho em nghe: anh tóc đen, mắt nâu, để tóc dài, như người ta hay nói, giống người Italia ấy. Chúng mình chắc sẽ là một cặp tuyệt vời, phải không em. Viết cho anh nhé.

to: tony@ur.mail.ru
from: ktp9@mail.ru
subject: lo lắng
Lại mất hút! Lần này chắc em đi công tác? Anh thậm chí ghen với em đấy - em có thời gian biểu tự do thật. Còn anh thì bù đầu suốt ngày vì công việc, thậm chí người ta đưa anh về nhà bằng xe của ông chủ. Điện thoại gọi đến phải qua thư ký. Nói chung chẳng còn tí tự do nào - nhưng đó là điều kiện mà sếp đưa ra khi nhận anh vào làm việc. Buộc anh phải thực hiện những đơn đặt hàng quan trọng và rất nguyên tắc - chắc là em hiểu anh muốn nói gì chứ. À lại vừa có một ngài quan trọng nhờ tới bọn anh với một khoản tài chính bự lắm. Ông chủ sẽ “rung lão ta ra trò”. Trả lời anh khi nào về. Kirill của em.

Re to Re: Xin chào chàng trai tóc đen mắt nâu! Thế nào nhỉ, quả anh là người thuộc sở thích của em đấy. Còn lại chỉ là cuộc gặp gỡ - hay là anh sợ? Liệu ngày mai chúng mình có thể gặp nhau được không? Em sẽ đợi anh vào lúc 20.30h ở bàn cuối bên phải trong quán cafe London . Nhân thể em thông báo anh hay là người ta tạm thời lấy mất máy vi tính của em rồi - hình như có ai đó cần nó hơn ấy. Hẹn gặp. Antosa.

to: tony@ur.mail.ru
from: Kirill
subject: đầu hàng
Antosa, em đã quyến rũ anh rồi, anh xin đầu hàng vô điều kiện. Anh hi vọng em nhận được thông báo của anh trước khi giao máy cho người khác - à, mà không có máy thì em làm được gì? Dù sao thì các sếp cũng không đánh giá đúng em... Có lẽ nào ngày mai chúng ta sẽ gặp nhau? Giờ đây anh chỉ còn nghĩ về điều đó... Anh sẽ đến đúng tám rưỡi. Kirill.

to: tony@ur.mail.ru
from: Boss
subject: lời cảm ơn

Anton, cậu đã vượt được chính bản thân! Nếu như cậu nhìn thấy gã hề si tình khoa trương đó khua môi múa mép trước người đẹp nhỉ! Cô ta thậm chí cũng chẳng cần phải mở miệng để gọi cái họ tên khó nhớ của hắn nữa: hắn ta, cậu có tưởng tượng được không, chính bản thân hắn đã kể cho cô ta tất cả! Cả hai công ty đều nằm trong tay chúng ta, vấn đề chỉ còn trong vài tiếng đồng hồ nữa thôi! Bố khỉ, hắn đã cung cấp cho cô ta tất cả các số liệu, tất cả mọi chi tiết, thậm chí cả việc ai trả tiền và trả bao nhiêu! Sếp sẽ rất hài lòng - bây giờ thì ông ấy vào Đuma như đi vào buồng ngủ, chẳng còn kẻ nào cản trở được nữa... Máy ghi âm làm việc rất tốt. - Hôm nay cậu có thể nghe được giọng ông bạn của cậu trên bản tin truyền hình buổi tối. Cừ lắm, Anton, cậu quả là một đại bịp thiên tài! Và là một con chó nữa - một con chó chính hiệu! Toni con chó(*) ur mail chấm ru. Hãy tới mà nhận tiền thưởng, lúc nào cũng được. Boss.

 ĐÀO TUẤN ẢNH dịch

(nguồn: TCSH số 207 - 05 - 2006)

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Salman Rushdie (1947), nhà văn và người viết tiểu luận, gốc Ấn, hiện sống tại Mỹ, là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây tiếng vang, như Những đứa con của nửa đêm, được trao giải Booker, năm 1981, và cả những tiểu thuyết gây tranh cãi như Những vần thơ của Satan, 1988. Văn phong Rushdie thâm trầm, khoáng lộng, hài hước và tươi mới.

  • FRANK O’CONNOR  

    Khi tôi tỉnh giấc, tôi nghe có tiếng mẹ ho ở nhà bếp. Mẹ bị ho đã nhiều ngày nhưng tôi không để ý. Chúng tôi sống ở Old Youghal Road, nơi mà vào lúc đó, có một con đường nhiều đồi dốc dẫn tới East Cork.


  • E. RUXACỐP (Nga)

  • ABDULRAZAK GURNAH    

    Tôi nghĩ anh ta đã nhìn thấy tôi đang tiến lại gần, nhưng vì lý do riêng nào đấy nên anh ta vẫn không có dấu hiệu gì.

  • Maurice Druon, sinh năm 1918, theo học Đại học Luật Paris. Trong chiến tranh thế giới ln thứ hai, ông tham gia lực lượng kháng chiến Pháp chng phát xít Đức, là thông tin viên Đài Phát thanh Kháng Chiến. Giải Goncourt 1948 với tác phm "Đại Gia đình" (Les Grandes Familles). Các tác phm đậm chất trữ tình của nhà văn: "Kết thúc đời người" (La Fin des Hommes), "Hẹn gặp tại Địa ngục" (Rendez-vous aux enfers) phản ánh một thiên hướng theo trường phái Balzac.
    Ông đồng thời là tác giả một số tiểu thuyết lịch sử.

  • JENNIFER WALKUP   

    Tôi sẽ không nói với ai về việc chẩn đoán.
    Không hé răng với mẹ hay em gái tôi. Chắc chắn không phải Jake và có lẽ với Steve cũng không hề.

  • GRAHAM GREEN

    Cái chết đến kề như một nỗi nghiệt ngã day dứt mà ta hổ thẹn không dám thổ lộ với bạn bè hoặc đồng nghiệp.

  • ELISABETH SILANCE BALLARD

    Một truyện ngắn cảm động về tình thầy trò. Truyện khiến người đọc có thể nghĩ chuyện xảy ra hôm nay, không phải cách đây hơn bốn mươi năm.

  • Tác giả tên đầy đủ là Heinrich Theodor Böll (1917 - 1985). Ông được coi là một trong những nhà văn lớn nhất của Đức thời hậu chiến. Năm 1972 ông được nhận giải Nobel Văn học. Tác phẩm và quan điểm chính trị của Böll thể hiện khát vọng xây dựng một xã hội mang tính nhân văn. Các tiểu thuyết tiêu biểu của ông: “Thiên thần im lặng”, “Và tôi đã không nói một lời duy nhất”, “Nhà không có người che chở”, “Qua con mắt của chú hề”, “Bức chân dung tập thể với một quý bà”…

  • KATE CHOPIN

    Catherine O’ Flaherty sinh năm 1850 tại Saint Louis, Missouri, bố gốc người Ái Nhĩ Lan, mẹ gốc Pháp, lớn lên trong môi trường đa văn hóa, từ nhỏ đã nói tiếng Pháp đồng thời với tiếng Anh.

  • Nhà văn, nhà thơ, triết gia, họa sỹ, dịch giả Ấn Độ Rabindranath Tagore sinh năm 1861 tại Calcutta, Ấn Độ và mất năm 1941. Ông để lại một di sản văn học - nghệ thuật đồ sộ với hàng ngàn tác phẩm đủ các thể loại. Tagore còn là nhà yêu nước, đòi giải phóng Ấn Độ khỏi sự cai trị của Anh. Ông được trao giải Nobel văn học năm 1913.

  • O’Neil De Noux sinh ngày 29/11/1950 tại New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ. Ông là một nhà văn Hoa Kỳ có sức sáng tác mãnh liệt với nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn, đã có 42 đầu sách được xuất bản. Phần lớn sáng tác của ông là truyện trinh thám hình sự, tuy nhiên ông cũng viết nhiều thể loại khác như tiểu thuyết lịch sử, truyện dành cho trẻ em, truyện khoa học viễn tưởng, kinh dị, tình cảm, v.v.

  • JASON HELMANDOLLAR

    Jason Helmandollar là một nhà văn người Mỹ, tác giả của nhiều truyện ngắn nổi tiếng được đăng trên các báo, tạp chí đang thịnh hành lúc bấy giờ như Encounters Magazine, Bartleby Snopes, Title Goes Here, Sideshow Fables. “The Backward Fall” là một trong những truyện ngắn hay và hấp dẫn của ông.

  • TIMUR JONATHAN KARACA

    Timur Jonathan Karaca được sinh ra ở San Francisco. Ông là bác sĩ y khoa khoa gây mê tại UCSF. Ông sống ở Oakland, nơi ông hành nghề. Karaca theo học sáng tác tại Studio Hi Nhà văn San Francisco.

  • Naguib Mahfouz (1911 - 2006) sinh ra trong một gia đình nghèo tại Cairo. Ông học triết học tại Đại học Cairo và làm công chức cho tới khi về hưu năm 1971. Mahfouz là nhà văn lớn của Arab và của thế giới. Ông có 35 tiểu thuyết, 14 tập truyện ngắn và nhiều tác phẩm kịch. Tác phẩm của ông rất phổ biến ở phương Tây. Mahfouz được trao giải Nobel văn chương năm 1988.
    Truyện ngắn dưới đây diễn tả bi kịch của cá nhân khi bị phụ thuộc vào kẻ khác. Tuy nhiên, như rất nhiều tác phẩm khác của văn học Arab, nó còn mang tính ẩn dụ và nghĩa hàm ẩn.

  • ALBERT LAMORISSE (Pháp)

    Albert Lamorisse là một nghệ sĩ đa tài của nước Pháp. Ông vừa viết văn, làm thơ, vừa biên kịch và đạo diễn điện ảnh. Truyện "Quả bóng đỏ" (Le Ballon Rouge) này đã được chính Albert Lamorisse dựng thành phim, rất nhiều người hâm mộ.