Cơ hội và thách thức trong phát triển đô thị Huế

14:40 05/02/2010
Chúng ta đã đi hết gần chặng đường 10 năm đầu của thiên niên kỷ mới. Thời đại chúng ta đang sống là thời đại mà sự phát triển song hành giữa cơ hội và thách thức đan xen.

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua tác động không trừ một ai nhưng cũng là cơ hội lớn để đất nước tiến lên thu hẹp khoảng cách giàu nghèo cùng các nước phát triển. Vượt qua thách thức đôi lúc khó gấp trăm lần nắm bắt cơ hội. Điều này, đối với Huế thành phố chúng ta đang sống lại còn có ý nghĩa hơn trên con đường tìm lại chính mình, khẳng định mình, hướng về tương lai.

Chúng ta đều biết, những năm lại đây phong trào đô thị hoá diễn ra dồn dập trên khắp đất nước. Xã, phường phấn đấu lên thị trấn..., đô thị loại 3, loại 4 phấn đấu lên loại 2, loại 1... Huyện phấn đấu tiến lên thị xã... Thị xã phấn đấu trở thành thành phố... Đối với Huế, tốc độ này diễn ra nhanh chóng, nhất là sau kết luận của Bộ Chính trị đưa tỉnh Thừa Thiên Huế lên Thành phố loại 1, trực thuộc Trung ương trong vài năm tới. Kết luận 48 của Bộ Chính trị mở ra một không gian mới cho đô thị Huế và đặt ra một trách nhiệm mới là phải quy hoạch lại không gian đô thị Huế.

Thật ra, lâu nay, khi nói về không gian đô thị Huế thì người dân Huế không bó khung trong địa giới hành chính thông thường mà nhìn với một không gian thông thoáng hơn. Không gian Huế phải vươn xa vượt quá Bình Điền, Tứ Hạ, Phú Bài, Thuận An... Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi quy hoạch lại hai bờ sông Hương là nhìn từ Tuần về đến Thuận An; hoặc đối với di tích, người ta nghĩ ngay đến quy hoạch không gian vùng phụ cận Huế... không gian được mở ra, đặt ra cho chúng ta tầm nhìn rộng rãi hơn, thông thoáng hơn và bao quát hơn; thành phố không còn luẩn quẩn trong năm, ba km mà phải bằng năm mươi, bảy mươi km... Thành phố có nhiều cơ hội hơn, nhiều thuận lợi hơn trong ứng xử với quỹ kiến trúc đô thị vô giá, nhiều tầng nấc mà cả hàng trăm năm nay cha ông đã tạo dựng.

Vậy quy hoạch không gian đô thị Huế như thế nào? Câu hỏi đặt ra tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra là một thách thức hết sức gay gắt. Không gian đô thị Huế phải là một không gian tôn trọng đô thị cũ với nhiều di sản văn hoá nhân loại và dòng sông Hương thơ mộng cùng nhiều danh thắng song hành cùng đô thị mới mang dấu ấn của thời kỳ phát triển hiện đại. Không gian đô thị Huế là một không gian thân thiện môi trường, không đe dọa môi trường sống trong tương lai với lượng cây xanh ngày càng được tăng cường. Huế phát triển nhà cao tầng nhưng phát triển ở đâu phải được tính toán kỹ và song hành với nó là khoảng xanh được chăm chút. Không gian đô thị Huế là không gian của một thành phố hiện đại với tiêu chí: phố trong rừng, rừng trong phố. Huế là một thành phố văn hoá và giá trị văn hoá cao nhất là Huế hài hòa với thiên nhiên.

Từ sau ngày giải phóng đến nay, quá trình phát triển đô thị Huế để lại những ký ức buồn, có thời chúng ta phát triển ồ ạt các cơ sở sản xuất ở Nội thành cuối cùng phải di dời hết sức tốn kém; công viên lề đường phát triển rau màu nay đã trở thành những thảm cỏ duyên dáng; qua rồi thời kỳ phá rừng được tuyên dương; ai có cái gì ta có cái nấy, người ta mía đường mình cũng mía đường; tỷ như phát triển thủy điện giờ dần đang bị trả giá... Huế không cần có bước phát triển vũ bão, Huế không cần phải nôn nóng; Huế chỉ cần trái tim nóng, cái đầu lạnh có đủ năng lực và trình độ cũng như bản lĩnh dám nói không trước những ứng xử không đúng đắn, tác động đến không gian, thậm chí hủy diệt môi trường.

Kết luận số 48 của Bộ Chính trị đang mở ra một cơ hội lớn, mở ra một mốc mới mang tính lịch sử trong tiến trình xây dựng và phát triển Huế. Cơ hội thực sự to lớn, nhưng đặt ra biết bao thách thức trong quá trình thực hiện nó. Vấn đề đặt ra là chúng ta chuẩn bị đón nhận như thế nào để bảo đảm cho thành phố phát triển thực sự bền vững.

Kinh nghiệm phát triển đô thị thời gian qua trên cả nước cho thấy: dường như hạ tầng đô thị chậm một bước, nếu không nói là hạ tầng đi chậm hàng thập kỷ. Bài toán “đổi đất lấy hạ tầng” gần như chưa đủ sức giải quyết nổi tình hình. Có thể nói đại bộ phận các đô thị trong cả nước mới mưa đã lụt, lụt rồi nước chậm rút. Nhìn những lô cốt trên các trục đường ở thành phố Hồ Chí Minh phần nào khái quát bức tranh phát triển đô thị ở nước ta mà hậu quả cũng như hiệu quả kinh tế của nó khó lường hết được: công ăn việc làm người dân bị trở ngại, các công trình nhanh chóng xuống cấp, giao thông ngưng trệ, môi trường ô nhiễm kéo theo dịch bệnh phát triển, một bộ phận dân cư cơ cực từ việc đô thị hóa lại càng cơ cực thêm...

Có lẽ vấn đề gay gắt nhất trong phát triển đô thị là xử lý thoát nước mặt, không giải bài toán thoát nước mặt thì đô thị sẽ phát triển què quặt. Chỉ nhìn hệ thống thuỷ đạo kinh thành Huế đủ thấy cha ông ta xưa “lợi hại” biết chừng nào? Chỉ việc khôi phục lại thủy đạo kinh thành Huế tiến hành chậm chạp thì làm sao bức xúc không ngày càng gay gắt được? Do vậy, vấn đề tiên quyết trong phát triển đô thị Huế là hạ tầng phải đi trước một bước, giải quyết đồng bộ hệ thống thoát nước mặt. Xưa hệ thống thoát nước mặt thông qua sông, hồ, hói, ván, các cánh đồng thì nay hệ thống thoát nước mặt mới phải tương xứng. Không làm được điều này thì rõ ràng chúng ta đang gặm nhắm vào tương lai, mà thế hệ sau không thể tôn trọng được.

Tất nhiên đây là thách thức lớn bởi vì đầu tư cho hạ tầng chậm sinh lợi, không như đầu tư thủy điện rất khó thu hút các nhà đầu tư. Vì vậy nó phải được đặt lên bàn các nhà quản lý, nó phải được tập trung lãnh đạo, mọi nguồn lực phải được huy động vào đây. Làm được điều này, chúng ta mới nhận rõ đâu là mục tiêu thành phố phấn đấu, đâu là mục tiêu hão huyền “dễ làm khó bỏ”.

Cùng với hệ thống thoát nước mặt hoàn chỉnh, thách thức đặt ra do phát triển đô thị mang lại là sự gia tăng ô nhiễm môi trường, môi trường sống dần đang bị hủy diệt. Nhìn ô nhiễm trên dòng sông Hương cũng như các phụ lưu ngày càng lan toả trong vòng 10 năm lại đây chúng ta mới thấy tác hại như thế nào: hồ, hào nội thành ô nhiễm đến mức độ sen không sống nổi, nước đã bốc mùi, nước sông Hương đã ô nhiễm quá Cồn Dã Viên.

Thách thức trong phát triển đô thị Huế chính là đẩy lùi ô nhiễm. Trách nhiệm của các nhà quản lý chính là vạch ra kế hoạch khơi thông và làm thông thoáng hệ thống sông, hồ, hào. Có lộ trình đẩy lùi ô nhiễm trên các dòng sông với những giải pháp nghiêm ngặt buộc phải xử lý nước thải trước khi đổ ra sông, hồ, hào. Điều này đòi hỏi những nhà quản lý phải công khai đầy đủ, chính xác về các nguồn gây ô nhiễm; đồng thời tạo cho người dân có nhiều quyền hơn trong can thiệp vào các chủ trương, chính sách, dự án liên quan đến môi trường, cũng như tạo điều kiện cho người dân đấu tranh tố cáo phản biện trước những tác động ảnh hưởng đến môi trường sống.

Năm 2010 là năm chúng ta kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, kỷ niệm 60 năm kết nghĩa 3 thành phố Hà Nội - Huế - Sài Gòn. Hà Nội là trung tâm chính trị của đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của đất nước và Huế là trung tâm văn hoá. Ứng xử tốt với môi trường chính là nâng tầm trung tâm văn hoá Huế. 3 thành phố đã có một quá khứ huy hoàng trong chống Mỹ cứu nước, thì nay 3 thành phố sẽ tạo nên nét hài hoà và cân bằng trong xây dựng và phát triển đất nước.

HẢI LÊ
(252/02-2010)


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Những ngày qua, dư luận một lần nữa lại bất ngờ bởi kế hoạch thực hiện một vòng đại xòe với 5.000 người tham dự, nhằm lập nên kỷ lục Guinness thế giới về số lượng người tham gia vòng xòe lớn nhất.

  • “Chuyện bốn mùa” là sự nối tiếp của chương trình sân khấu truyền hình nổi tiếng “Trong nhà ngoài phố” trên HTV, với những thông tin đậm chất thời sự, nhân sinh, chương trình góp phần giúp khán giả có cái nhìn chuẩn mực về những vấn đề của xã hội.

  • Sự phát triển nhanh và mạnh của công nghệ sản xuất, chiếu phim, lưu trữ trong điện ảnh trên nền tảng công nghệ số vừa mang đến cơ hội, song cũng là thách thức cho mỗi nền điện ảnh. Trong bối cảnh đó, điện ảnh Việt Nam cần tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, đột phá về tư duy làm phim để bắt kịp xu hướng thời đại.

  • Bén duyên nghệ thuật và giáo dục cho thiếu nhi gần 15 năm nay, khi động lực đã đủ, MC Nguyễn Anh Luân (Giám đốc điều hành ALU Academy) thực hiện một trong những ước mơ lớn: Vận hành sân khấu cộng đồng cho trẻ em.

  • NTK Cao Minh Tiến gây “sốc” khi bất ngờ ra mắt MV “Trống cơm” mừng Tết trung thu với vai trò ca sĩ.

  • HOÀNG XUÂN NHU

    (Nguyên phụ trách công tác chính trị trường ĐHSP Huế)

  • LÊ TIẾN DŨNG

    (Khoa Ngữ văn - Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

  • Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.

  • Tồn tại và phát triển giữa vùng văn hiến Kinh Bắc trong nhiều thế kỷ, tranh dân gian Đông Hồ hội tụ tâm thức ngàn năm của người Việt và thể hiện độc đáo bằng ngôn ngữ mỹ thuật. Nhằm lưu giữ, phát huy giá trị của dòng tranh này, hồ sơ Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đang được xây dựng để đề nghị UNESCO ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

  • Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng lại đến và các trường thuộc khối văn hóa nghệ thuật (VHNT), thể dục thể thao (TDTT) của Bộ VH-TT-DL lại miệt mài tìm kiếm người học ở các mã ngành học. Thế nhưng, việc tuyển sinh cũng như đào tạo ở các cơ sở này vẫn “khó đủ đường”. Bởi lẽ, ngay từ khâu tuyển sinh đã khó đạt đủ chỉ tiêu. Đào tạo lại chưa có cơ chế đặc thù, chồng chéo trong quản lý...

  • Chiến thắng khó khăn, vượt qua chính mình để cất lên tiếng hát, từ đó lan tỏa thông điệp về tình yêu thương, tôn vinh sự đa dạng và khác biệt, cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình và tươi đẹp. Đó là mục đích chương trình “Những sắc màu tình yêu” hướng tới.

  • Việc xuất hiện hàng loạt các danh hiệu như “Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam”, “Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, “Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”… theo TS Bùi Hoài Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam thì đây không chỉ là minh chứng cho căn bệnh “cuồng” danh hiệu, “loạn” danh hiệu dường như ngày càng tăng nặng mà hơn thế, nếu không có giải pháp “điều trị” triệt để sẽ đem tới nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.

  • Ở các quốc gia phát triển, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những dòng người xếp hàng dài. Họ tôn trọng quyền lợi của người khác và điều này hình thành nên một nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội.

  • Văn hóa luôn được coi là giá trị cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch trên khắp các vùng miền Việt Nam. Tuy nhiên, phát triển du lịch sáng tạo sẽ phát huy tối đa những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, cung cấp những hoạt động đa dạng cho khách du lịch, tăng tính độc đáo, hấp dẫn của điểm đến.

  • Thời gian qua, không ít ngôi đình sau khi tu bổ đã bị biến dạng, thêm hoặc thay mới tùy tiện; thậm chí có những ngôi đình được trùng tu một cách khoa học, nhưng sau đó vẫn bị can thiệp làm mất đi yếu tố gốc. Nhiều ý kiến cho rằng, đây là cách làm phản khoa học, hủy hoại các di tích cổ…

  • Nhằm giúp độc giả hiểu được những trăn trở, tâm tư từ nhà báo và nghề báo, ngày 26-6 tại Đường sách TPHCM, NXB Tổng hợp đã tổ chức chương trình giao lưu với chủ đề “Nhà báo và nghề báo”. 

  • Từ ngàn xưa, dân gian đã có biết bao quan niệm về thi cử và luôn được thực hành một cách sôi động trong cuộc sống cho đến tận ngày nay. Vậy, những quan niệm thi cử này là mê tín hay niềm tin về mặt tinh thần?

  • Một tín hiệu vui cho mỹ thuật Việt Nam khi mới đây hàng loạt các tác phẩm tranh Việt đã tạo nên những kỷ lục trên các sàn đấu giá quốc tế. Tuy nhiên, đằng sau nhưng niềm vui đó là những nỗi buồn của mỹ thuật Việt Nam ngay chính trên sân nhà.

  • Gắn bó với người Việt hàng nghìn năm nay, giấy dó từ một chất liệu của tri thức đã bước vào lĩnh vực tạo hình, trở thành chất liệu của văn hóa. Tuy nhiên, trong đời sống ngày nay, phải có sự cải tiến để giấy dó phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người hiện đại.

  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.