NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
Ảnh: internet
Hiền Vương triệu tập hết các tướng lãnh, hỏi:
- "Muốn ngăn được sự tiến công của giặc, trước hết phải cử cho được tướng soái. Nay ai đảm đương nổi?"
Các tướng đồng thanh hô to:
- "Hoàng tử thứ tư Hiệp Đức hùng lược hơn người, đủ khả năng làm nguyên soái!"
Việc đề cử ấy rất hợp ý Hiền Vương. Hiệp Đức làm nguyên soái lúc mới 20 tuổi.
Tháng 7 năm ấy (1672) Hiệp Đức kéo quân ra phủ Đồng Thắng tỉnh Quảng Bình hạ trại bàn chuyện chống giặc. Hiệp Đức ban hiệu lịnh rất nghiêm, các tướng khen "Hiệp Đức đúng là người có tài làm tướng.” Nguyễn Hữu Dật là một danh tướng lão thành cũng đặt mình dưới sự chỉ huy của Hiệp Đức.
Đến tháng 8, Trịnh quân qua được sông Gianh, dàn quân từ Chính Thủy đến Sơn Đầu, từ Phú Xá đến Trấn Ninh, đắp lũy đến sát bờ biển, ở cửa sông Gianh bày hàng nghìn chiến thuyền, khí thế rất oai phong lẫm liệt.
Để đương đầu với Trịnh quân, Hiệp Đức ra lịnh đắp bác đài (chỗ đất cao để đặt súng thần công) ở lũy Trấn Ninh, mộ lính địa phương giỏi địa hình địa vật đóng giữ các mối đường trọng yếu ở đầu nguồn để phòng bị.
Tháng 11, tướng Trịnh là Lê Hiến phát hỏa đánh lũy Trấn Ninh. Hiệp Đức đã chia quân đóng sẵn từ Sa Thủy đến cửa biển Nhật Lệ thành một mặt trận liên hoàn, Trịnh quân đánh mãi không chọc thủng được. Trịnh Tạc triệu tập các tướng tá về khiển trách gay gắt, nếu không hạ được lũy của quân Nguyễn thì sẽ bị tội. Lê Hiến sợ hãi trở lại mặt trận đốc thúc quân sĩ sau lũy, lấp hào, khoét đất đánh gấp, trong một ngày có đến mấy lần quân Nguyễn suýt bị hãm thành. Tướng trấn giữ là Tống Phúc Cương sợ không giữ được Trấn Ninh định bỏ chạy về Mũi Nại, Hiệp Đức nghe tin ấy cho người cấp báo với Cương:
- "Quân ta mà lui thì Trịnh quân sẽ ập vào ngay không thể ngăn nổi nữa. Phải cố giữ ta sẽ tiếp viện ngay cho."
Hiệp Đức lịnh cho tướng Nguyễn Hữu Dật tiếp viện cho Trấn Ninh, còn Hiệp Đức thì đích thân cầm quân đến giữ lũy Cồn Cát. Tướng Trịnh nắm được ý đồ của quân Nguyễn liền sai tướng Thắng (không rõ họ) đem 30 chiến thuyền theo cửa biển kéo vào đóng trong bến sông để cắt đường tiếp viện Trấn Ninh. Hiệp Đức đã đề phòng việc ấy sai cai cơ Kiên và Lễ nhân đêm tối kéo quân thẳng đến Sa Thủy đặt đại bác lên bác đài chờ thuyền Thắng đến thì nả. Mặt khác Hiệp Đức sai tướng Tài đem chiến thuyền ra cửa bể đánh ập trở lại. Quả nhiên tướng Trịnh là Thắng bị tướng Nguyễn là Kiên và Lễ đánh bại. Quân Trấn Ninh nghe tin thắng trận lấy lại khí thế, sức mạnh lại nhân lên bội phần. Quân Trịnh nỗ lực đến mức tối đa vẫn không lấy được Trấn Ninh.
Đến tháng 12, Lê Hiến lại chỉnh đốn lực lượng tấn công Trấn Ninh một lần nữa. Hiệp Đức sai cai cơ Thắng và Lâm điều 60 thớt voi từ bãi biển Trường Sa đi vòng vèo ra vào lũy cồn cát, lại sai thủy quân chèo thuyền ra biển đối diện cửa biển Di Luân, cứ nước lên thì chèo đi, nước ròng lại chèo về làm kế nghi binh.
Quân do thám của Trịnh theo dõi động tĩnh của quân Nguyễn rồi báo với Lê Hiến, Lê Hiến ôm đầu suy nghĩ mà vẫn không đoán được quân Nguyễn sắp làm gì đây. Trong lúc bối rối Hiến lại nhận được tin Trịnh Tạc đến sông Gianh trúng gió ốm nặng phải lui về, Hiến lo sợ quá bèn triệt binh rút chạy. Hiệp Đức mừng rỡ, đuổi được giặc mà không phải đổ thêm máu, ý nghĩa thắng lợi một thành mười. Để cho ba quân yên tâm Hiệp Đức cho quân đuổi theo quân Trịnh nhưng dặn không được giết. Quân Nguyễn ra đến núi Lệ Đệ không thấy có sự chống cự gì nữa thì lui về.
Trong chiến dịch này, quân Trịnh dốc toàn lực vào đánh, tình thế rất gấp, Hiệp Đức mới tuổi hai mươi nhận chức Đổng Nhung, điều độ tướng sĩ đâu vào đấy, mưu lược cao cường, quân tướng đều hết lòng nên mới lấy ít thắng được nhiều, giải được hoạn nạn, công của Hiệp Đức thật là to lớn.
Khi phụng mệnh ra quân Hiệp Đức chỉ dùng giáp sĩ hầu hạ. Có người tên là Bật Nghĩa - người Quảng Bình đem người em gái rất đẹp đến xin hầu hạ Hiệp Đức, Hiệp Đức từ chối:
- Sắc đẹp làm hỏng đức. Ta đã có giáp sĩ hầu hạ, không dám dùng người đẹp.
Bật Nghĩa và người em gái hết sức thất vọng. Hiệp Đức thấy cô gái mặc áo vá biết là con em nhà nghèo nên thương tình cho 10 quan tiền. Quân tướng Nguyễn nghe nguyên soái của mình nhân hậu như vậy rất cảm phục.
Sau khi thắng trận trở về, Hiệp Đức sai đặt yến để hậu đãi mừng các tướng đã lập được công to. Rượu đã vài tuần, ai nấy đã ngà ngà say, lời nói lúc ấy phát ra tự đáy lòng chứ không còn rào đón che đậy nữa. Bỗng dưng Hiệp Đức đứng dậy, nâng chén rượu từ từ đi đến chỗ các tướng ngồi, kính cẩn mừng khen. Bỗng Hiệp Đức dán mắt vào một cái cán cờ mà các tướng đã bắt được của Trịnh quân. Nhìn thấy những vết bắn xuyên qua cán cờ lỗ rỗ như tổ ong, Hiệp Đức sụt sùi khóc và than lớn rằng:
- "Cán cờ là vật vô tri vô giác mà còn thương tích đau khổ đến vậy, huống chi con người trong chiến tranh, than ôi!"
Nỗi bận tâm của Hiệp Đức đã lan đến các tướng. Những người gan dạ sắt đá nhất cũng ngậm ngùi rơi lệ. Kết thúc cuộc yến tiệc mừng thắng trận không mấy vui tươi.
Sau cuộc yến tiệc, Hiệp Đức xin chúa Hiền Vương hai việc:
1/ Lập đàn tế kính cẩn các tướng sĩ Nam quân lâm trận đã bị tổn thương, và các Bắc quân đã tử trận, để cho u hồn được thỏa. Tất cả Bắc quân bị bắt được cấp lương thực quần áo rồi thả về, không hề giết một người nào.
2/ Nam Bắc từ đó phải hưu chiến.
Hiệp Đức là một tướng trẻ vừa có tài đánh giặc lại vừa nhân hậu, trong lịch sử Việt Nam có lẽ ông là người thứ nhất.
N.Đ.X
(Theo ĐNCBTL tập I, ĐNLT và Nam Triều Công nghiệp diễn chí)
(TCSH47/05-1991)
THANH TÙNG
Nhạc sĩ Phạm Duy không phải người Huế, nhưng qua những lần dừng lại ở Huế ông đã cho ra đời nhiều giai điệu trữ tình và nhiều hình ảnh đẹp, sâu lắng, trong đó thấp thoáng nhiều bóng hồng xứ Huế.
NGUYỄN QUANG HÀ
Để giữ gìn thành phố Huế, chính quyền miền Nam tổ chức nhiều đồn bốt để bảo vệ. Ở phía Nam Huế có đồn An Cựu gần núi Ngự Bình.
HUY CẬN - XUÂN DIỆU
(Trích)
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngày 22/7/2021, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức buổi tọa đàm khoa học lấy ý kiến cho Đề án xây dựng Phòng Truyền thống Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế, kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay.
DƯƠNG HOÀNG
Trải qua những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc tập hợp dưới ngọn cờ của Mặt trận Dân tộc Thống nhất, nhân dân Thừa Thiên Huế đã từng bước được rèn luyện, thử thách trong gian khó và cùng lớn lên với những tên gọi, những hoạt động, nhiệm vụ cũng thay đổi qua từng giai đoạn để phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tại của phong trào cách mạng.
HÀ KHÁNH LINH
Còn sống sót sau 30/4/1975 chúng tôi thường tìm đến nhau dẫu có người thân thể không còn nguyên vẹn, hoặc mắc một số bệnh nào đó do di chứng của chất độc hóa học màu da cam Diocine của Mỹ, hoặc bị sốt rét ác tính, hoặc bị tra tấn khi rơi vào tay giặc…
NGUYỄN QUANG HÀ
Chừng 9 giờ tối anh em du kích ra đón chúng tôi ở nghĩa trang làng.
PHƯỚC HOÀNG
Ngày 23 tháng 8 năm 1945, tại sân vận động Huế, trước sự chứng kiến của hơn một vạn người, nhà thơ Tố Hữu, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên tuyên bố, chính quyền đã về tay nhân dân, đồng thời ra mắt Ủy ban Nhân dân Cách mạng lâm thời Thừa Thiên.
MẶC HY
(Nhớ về nhạc sĩ Nguyễn Hồng và các bạn văn nghệ hy sinh 40 năm trước)
MINH ĐẠO
Khi tôi viết nhưng dòng này, tôi không còn nhìn thấy gì nữa. Bóng tối bao phủ lấy tôi đã 10 năm qua rồi.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Nhà báo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh Võ Giáp, sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho yêu nước, mà thân phụ là một “thầy đồ” trường huyện.
XUÂN HOÀNG
Hồi ký
(Trích Chương V, tập II - "Trường tư thục Thuận Hóa")
PHẠM PHÚ PHONG
Người già thường hay nghĩ ngợi về quá khứ. Không biết có phải vì thế hay không mà khi đọc lại Biên niên Sông Hương[1], tôi bỗng nhớ đến một cuộc hội thảo về Tạp chí Sông Hương diễn ra cách đây gần tròn 37 năm.
VŨ THỊ THANH LOAN
1. Lemur Nguyễn Cát Tường là một họa sĩ trẻ tài năng của khóa IV trường Mỹ thuật Đông Dương (1928 - 1933). Sau khi tốt nghiệp, ông thường xuyên cộng tác với báo Phong Hóa, Ngày Nay của Tự Lực Văn Đoàn.
HOÀNG THỊ NHƯ HUY
Chiếc áo dài đầu tiên đời tôi được mẹ may vào năm tôi lên Đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Biết nói sao niềm vui sướng của tôi khi lần đầu mặc chiếc áo dài ấy!
TRẦN TRUNG SÁNG
Khoảng mùa đông 1970 - 1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạn và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dỏng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!
HOÀNG PHƯỚC
Ngày 6 tháng 1 năm 1946, cuộc bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ, tiếp đó, ngày 24 tháng 2 năm 1946, cử tri toàn tỉnh Thừa Thiên phấn khởi nô nức đi bầu Hội đồng Nhân dân tỉnh và Hội đồng Nhân dân thành phố Huế. Đây là ngày hội lớn chưa từng có trong lịch sử của toàn thể Nhân dân Việt Nam sau ngày đất nước được độc lập.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Năm 1946, lần đầu tiên toàn thể người dân Việt Nam được hưởng và thực thi quyền làm chủ, tự do lựa chọn bầu ra những người đại diện xứng đáng gánh vác công việc chung của đất nước; cùng với đó là những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại bài học giá trị cho mai sau.