Chuyện cũ cố đô - Lòng nhân của một vị tướng thời nội chiến

14:51 27/12/2019

NGUYỄN ĐẮC XUÂN

Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).

Ảnh: internet

Hiền Vương triệu tập hết các tướng lãnh, hỏi:

- "Muốn ngăn được sự tiến công của giặc, trước hết phải cử cho được tướng soái. Nay ai đảm đương nổi?"

Các tướng đồng thanh hô to:

- "Hoàng tử thứ tư Hiệp Đức hùng lược hơn người, đủ khả năng làm nguyên soái!"

Việc đề cử ấy rất hợp ý Hiền Vương. Hiệp Đức làm nguyên soái lúc mới 20 tuổi.

Tháng 7 năm ấy (1672) Hiệp Đức kéo quân ra phủ Đồng Thắng tỉnh Quảng Bình hạ trại bàn chuyện chống giặc. Hiệp Đức ban hiệu lịnh rất nghiêm, các tướng khen "Hiệp Đức đúng là người có tài làm tướng.” Nguyễn Hữu Dật là một danh tướng lão thành cũng đặt mình dưới sự chỉ huy của Hiệp Đức.

Đến tháng 8, Trịnh quân qua được sông Gianh, dàn quân từ Chính Thủy đến Sơn Đầu, từ Phú Xá đến Trấn Ninh, đắp lũy đến sát bờ biển, ở cửa sông Gianh bày hàng nghìn chiến thuyền, khí thế rất oai phong lẫm liệt.

Để đương đầu với Trịnh quân, Hiệp Đức ra lịnh đắp bác đài (chỗ đất cao để đặt súng thần công) ở lũy Trấn Ninh, mộ lính địa phương giỏi địa hình địa vật đóng giữ các mối đường trọng yếu ở đầu nguồn để phòng bị.

Tháng 11, tướng Trịnh là Lê Hiến phát hỏa đánh lũy Trấn Ninh. Hiệp Đức đã chia quân đóng sẵn từ Sa Thủy đến cửa biển Nhật Lệ thành một mặt trận liên hoàn, Trịnh quân đánh mãi không chọc thủng được. Trịnh Tạc triệu tập các tướng tá về khiển trách gay gắt, nếu không hạ được lũy của quân Nguyễn thì sẽ bị tội. Lê Hiến sợ hãi trở lại mặt trận đốc thúc quân sĩ sau lũy, lấp hào, khoét đất đánh gấp, trong một ngày có đến mấy lần quân Nguyễn suýt bị hãm thành. Tướng trấn giữ là Tống Phúc Cương sợ không giữ được Trấn Ninh định bỏ chạy về Mũi Nại, Hiệp Đức nghe tin ấy cho người cấp báo với Cương:

- "Quân ta mà lui thì Trịnh quân sẽ ập vào ngay không thể ngăn nổi nữa. Phải cố giữ ta sẽ tiếp viện ngay cho."

Hiệp Đức lịnh cho tướng Nguyễn Hữu Dật tiếp viện cho Trấn Ninh, còn Hiệp Đức thì đích thân cầm quân đến giữ lũy Cồn Cát. Tướng Trịnh nắm được ý đồ của quân Nguyễn liền sai tướng Thắng (không rõ họ) đem 30 chiến thuyền theo cửa biển kéo vào đóng trong bến sông để cắt đường tiếp viện Trấn Ninh. Hiệp Đức đã đề phòng việc ấy sai cai cơ Kiên và Lễ nhân đêm tối kéo quân thẳng đến Sa Thủy đặt đại bác lên bác đài chờ thuyền Thắng đến thì nả. Mặt khác Hiệp Đức sai tướng Tài đem chiến thuyền ra cửa bể đánh ập trở lại. Quả nhiên tướng Trịnh là Thắng bị tướng Nguyễn là Kiên và Lễ đánh bại. Quân Trấn Ninh nghe tin thắng trận lấy lại khí thế, sức mạnh lại nhân lên bội phần. Quân Trịnh nỗ lực đến mức tối đa vẫn không lấy được Trấn Ninh.

Đến tháng 12, Lê Hiến lại chỉnh đốn lực lượng tấn công Trấn Ninh một lần nữa. Hiệp Đức sai cai cơ Thắng và Lâm điều 60 thớt voi từ bãi biển Trường Sa đi vòng vèo ra vào lũy cồn cát, lại sai thủy quân chèo thuyền ra biển đối diện cửa biển Di Luân, cứ nước lên thì chèo đi, nước ròng lại chèo về làm kế nghi binh.

Quân do thám của Trịnh theo dõi động tĩnh của quân Nguyễn rồi báo với Lê Hiến, Lê Hiến ôm đầu suy nghĩ mà vẫn không đoán được quân Nguyễn sắp làm gì đây. Trong lúc bối rối Hiến lại nhận được tin Trịnh Tạc đến sông Gianh trúng gió ốm nặng phải lui về, Hiến lo sợ quá bèn triệt binh rút chạy. Hiệp Đức mừng rỡ, đuổi được giặc mà không phải đổ thêm máu, ý nghĩa thắng lợi một thành mười. Để cho ba quân yên tâm Hiệp Đức cho quân đuổi theo quân Trịnh nhưng dặn không được giết. Quân Nguyễn ra đến núi Lệ Đệ không thấy có sự chống cự gì nữa thì lui về.

Trong chiến dịch này, quân Trịnh dốc toàn lực vào đánh, tình thế rất gấp, Hiệp Đức mới tuổi hai mươi nhận chức Đổng Nhung, điều độ tướng sĩ đâu vào đấy, mưu lược cao cường, quân tướng đều hết lòng nên mới lấy ít thắng được nhiều, giải được hoạn nạn, công của Hiệp Đức thật là to lớn.

Khi phụng mệnh ra quân Hiệp Đức chỉ dùng giáp sĩ hầu hạ. Có người tên là Bật Nghĩa - người Quảng Bình đem người em gái rất đẹp đến xin hầu hạ Hiệp Đức, Hiệp Đức từ chối:

- Sắc đẹp làm hỏng đức. Ta đã có giáp sĩ hầu hạ, không dám dùng người đẹp.

Bật Nghĩa và người em gái hết sức thất vọng. Hiệp Đức thấy cô gái mặc áo vá biết là con em nhà nghèo nên thương tình cho 10 quan tiền. Quân tướng Nguyễn nghe nguyên soái của mình nhân hậu như vậy rất cảm phục.

Sau khi thắng trận trở về, Hiệp Đức sai đặt yến để hậu đãi mừng các tướng đã lập được công to. Rượu đã vài tuần, ai nấy đã ngà ngà say, lời nói lúc ấy phát ra tự đáy lòng chứ không còn rào đón che đậy nữa. Bỗng dưng Hiệp Đức đứng dậy, nâng chén rượu từ từ đi đến chỗ các tướng ngồi, kính cẩn mừng khen. Bỗng Hiệp Đức dán mắt vào một cái cán cờ mà các tướng đã bắt được của Trịnh quân. Nhìn thấy những vết bắn xuyên qua cán cờ lỗ rỗ như tổ ong, Hiệp Đức sụt sùi khóc và than lớn rằng:

- "Cán cờ là vật vô tri vô giác mà còn thương tích đau khổ đến vậy, huống chi con người trong chiến tranh, than ôi!"

Nỗi bận tâm của Hiệp Đức đã lan đến các tướng. Những người gan dạ sắt đá nhất cũng ngậm ngùi rơi lệ. Kết thúc cuộc yến tiệc mừng thắng trận không mấy vui tươi.

Sau cuộc yến tiệc, Hiệp Đức xin chúa Hiền Vương hai việc:

1/ Lập đàn tế kính cẩn các tướng sĩ Nam quân lâm trận đã bị tổn thương, và các Bắc quân đã tử trận, để cho u hồn được thỏa. Tất cả Bắc quân bị bắt được cấp lương thực quần áo rồi thả về, không hề giết một người nào.

2/ Nam Bắc từ đó phải hưu chiến.

Hiệp Đức là một tướng trẻ vừa có tài đánh giặc lại vừa nhân hậu, trong lịch sử Việt Nam có lẽ ông là người thứ nhất.

N.Đ.X
(Theo ĐNCBTL tập I, ĐNLT và Nam Triều Công nghiệp diễn chí)
(TCSH47/05-1991)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH THẢO

    Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.

  • NGUYỄN  HỮU TẤN
               Bút ký dự thi

    Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.

  • NGUYỄN ĐÌNH BẢY
    (Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)

    NGUYỄN QUANG HÀ ghi
                                  Hồi ký

  • Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân

    NGUYỄN QUANG HÀ

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Ghi chép

    Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

              Bút ký dự thi

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.

  • VÕ MẠNH LẬP

    1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.

  • TRANG THÙY
           Bút ký dự thi

    Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.

  • LINH THIỆN

    Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.

  • ANH THƠ
              Hồi ký (trích)

    "Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.

  • TẾ HANH

    Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…

  • L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...

  • NGUYỄN ĐẮC THÀNH

    Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.

  • NGUYỄN ĐÌNH HỒNG

    Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.