NGUYỄN ĐẮC XUÂN
Năm Nhâm Tý (1672), chúa Trịnh xua 180 ngàn quân vào Nam, có ý vượt sông Gianh đánh chúa Nguyễn. Trấn thủ Bố Chính là Nguyễn Triều Văn hoảng sợ chạy vô Kim Long cấp báo với Hiền Vương (tức chúa Nguyễn Phúc Tần).
Ảnh: internet
Hiền Vương triệu tập hết các tướng lãnh, hỏi:
- "Muốn ngăn được sự tiến công của giặc, trước hết phải cử cho được tướng soái. Nay ai đảm đương nổi?"
Các tướng đồng thanh hô to:
- "Hoàng tử thứ tư Hiệp Đức hùng lược hơn người, đủ khả năng làm nguyên soái!"
Việc đề cử ấy rất hợp ý Hiền Vương. Hiệp Đức làm nguyên soái lúc mới 20 tuổi.
Tháng 7 năm ấy (1672) Hiệp Đức kéo quân ra phủ Đồng Thắng tỉnh Quảng Bình hạ trại bàn chuyện chống giặc. Hiệp Đức ban hiệu lịnh rất nghiêm, các tướng khen "Hiệp Đức đúng là người có tài làm tướng.” Nguyễn Hữu Dật là một danh tướng lão thành cũng đặt mình dưới sự chỉ huy của Hiệp Đức.
Đến tháng 8, Trịnh quân qua được sông Gianh, dàn quân từ Chính Thủy đến Sơn Đầu, từ Phú Xá đến Trấn Ninh, đắp lũy đến sát bờ biển, ở cửa sông Gianh bày hàng nghìn chiến thuyền, khí thế rất oai phong lẫm liệt.
Để đương đầu với Trịnh quân, Hiệp Đức ra lịnh đắp bác đài (chỗ đất cao để đặt súng thần công) ở lũy Trấn Ninh, mộ lính địa phương giỏi địa hình địa vật đóng giữ các mối đường trọng yếu ở đầu nguồn để phòng bị.
Tháng 11, tướng Trịnh là Lê Hiến phát hỏa đánh lũy Trấn Ninh. Hiệp Đức đã chia quân đóng sẵn từ Sa Thủy đến cửa biển Nhật Lệ thành một mặt trận liên hoàn, Trịnh quân đánh mãi không chọc thủng được. Trịnh Tạc triệu tập các tướng tá về khiển trách gay gắt, nếu không hạ được lũy của quân Nguyễn thì sẽ bị tội. Lê Hiến sợ hãi trở lại mặt trận đốc thúc quân sĩ sau lũy, lấp hào, khoét đất đánh gấp, trong một ngày có đến mấy lần quân Nguyễn suýt bị hãm thành. Tướng trấn giữ là Tống Phúc Cương sợ không giữ được Trấn Ninh định bỏ chạy về Mũi Nại, Hiệp Đức nghe tin ấy cho người cấp báo với Cương:
- "Quân ta mà lui thì Trịnh quân sẽ ập vào ngay không thể ngăn nổi nữa. Phải cố giữ ta sẽ tiếp viện ngay cho."
Hiệp Đức lịnh cho tướng Nguyễn Hữu Dật tiếp viện cho Trấn Ninh, còn Hiệp Đức thì đích thân cầm quân đến giữ lũy Cồn Cát. Tướng Trịnh nắm được ý đồ của quân Nguyễn liền sai tướng Thắng (không rõ họ) đem 30 chiến thuyền theo cửa biển kéo vào đóng trong bến sông để cắt đường tiếp viện Trấn Ninh. Hiệp Đức đã đề phòng việc ấy sai cai cơ Kiên và Lễ nhân đêm tối kéo quân thẳng đến Sa Thủy đặt đại bác lên bác đài chờ thuyền Thắng đến thì nả. Mặt khác Hiệp Đức sai tướng Tài đem chiến thuyền ra cửa bể đánh ập trở lại. Quả nhiên tướng Trịnh là Thắng bị tướng Nguyễn là Kiên và Lễ đánh bại. Quân Trấn Ninh nghe tin thắng trận lấy lại khí thế, sức mạnh lại nhân lên bội phần. Quân Trịnh nỗ lực đến mức tối đa vẫn không lấy được Trấn Ninh.
Đến tháng 12, Lê Hiến lại chỉnh đốn lực lượng tấn công Trấn Ninh một lần nữa. Hiệp Đức sai cai cơ Thắng và Lâm điều 60 thớt voi từ bãi biển Trường Sa đi vòng vèo ra vào lũy cồn cát, lại sai thủy quân chèo thuyền ra biển đối diện cửa biển Di Luân, cứ nước lên thì chèo đi, nước ròng lại chèo về làm kế nghi binh.
Quân do thám của Trịnh theo dõi động tĩnh của quân Nguyễn rồi báo với Lê Hiến, Lê Hiến ôm đầu suy nghĩ mà vẫn không đoán được quân Nguyễn sắp làm gì đây. Trong lúc bối rối Hiến lại nhận được tin Trịnh Tạc đến sông Gianh trúng gió ốm nặng phải lui về, Hiến lo sợ quá bèn triệt binh rút chạy. Hiệp Đức mừng rỡ, đuổi được giặc mà không phải đổ thêm máu, ý nghĩa thắng lợi một thành mười. Để cho ba quân yên tâm Hiệp Đức cho quân đuổi theo quân Trịnh nhưng dặn không được giết. Quân Nguyễn ra đến núi Lệ Đệ không thấy có sự chống cự gì nữa thì lui về.
Trong chiến dịch này, quân Trịnh dốc toàn lực vào đánh, tình thế rất gấp, Hiệp Đức mới tuổi hai mươi nhận chức Đổng Nhung, điều độ tướng sĩ đâu vào đấy, mưu lược cao cường, quân tướng đều hết lòng nên mới lấy ít thắng được nhiều, giải được hoạn nạn, công của Hiệp Đức thật là to lớn.
Khi phụng mệnh ra quân Hiệp Đức chỉ dùng giáp sĩ hầu hạ. Có người tên là Bật Nghĩa - người Quảng Bình đem người em gái rất đẹp đến xin hầu hạ Hiệp Đức, Hiệp Đức từ chối:
- Sắc đẹp làm hỏng đức. Ta đã có giáp sĩ hầu hạ, không dám dùng người đẹp.
Bật Nghĩa và người em gái hết sức thất vọng. Hiệp Đức thấy cô gái mặc áo vá biết là con em nhà nghèo nên thương tình cho 10 quan tiền. Quân tướng Nguyễn nghe nguyên soái của mình nhân hậu như vậy rất cảm phục.
Sau khi thắng trận trở về, Hiệp Đức sai đặt yến để hậu đãi mừng các tướng đã lập được công to. Rượu đã vài tuần, ai nấy đã ngà ngà say, lời nói lúc ấy phát ra tự đáy lòng chứ không còn rào đón che đậy nữa. Bỗng dưng Hiệp Đức đứng dậy, nâng chén rượu từ từ đi đến chỗ các tướng ngồi, kính cẩn mừng khen. Bỗng Hiệp Đức dán mắt vào một cái cán cờ mà các tướng đã bắt được của Trịnh quân. Nhìn thấy những vết bắn xuyên qua cán cờ lỗ rỗ như tổ ong, Hiệp Đức sụt sùi khóc và than lớn rằng:
- "Cán cờ là vật vô tri vô giác mà còn thương tích đau khổ đến vậy, huống chi con người trong chiến tranh, than ôi!"
Nỗi bận tâm của Hiệp Đức đã lan đến các tướng. Những người gan dạ sắt đá nhất cũng ngậm ngùi rơi lệ. Kết thúc cuộc yến tiệc mừng thắng trận không mấy vui tươi.
Sau cuộc yến tiệc, Hiệp Đức xin chúa Hiền Vương hai việc:
1/ Lập đàn tế kính cẩn các tướng sĩ Nam quân lâm trận đã bị tổn thương, và các Bắc quân đã tử trận, để cho u hồn được thỏa. Tất cả Bắc quân bị bắt được cấp lương thực quần áo rồi thả về, không hề giết một người nào.
2/ Nam Bắc từ đó phải hưu chiến.
Hiệp Đức là một tướng trẻ vừa có tài đánh giặc lại vừa nhân hậu, trong lịch sử Việt Nam có lẽ ông là người thứ nhất.
N.Đ.X
(Theo ĐNCBTL tập I, ĐNLT và Nam Triều Công nghiệp diễn chí)
(TCSH47/05-1991)
TRẦN BẢO ĐỊNH
Thương nhớ chú Tư Sâm.
Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?
BÙI KIM CHI
Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.
THANH TÙNG
Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.
LÊ HUY MẬU
Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.
PHẠM HỮU THU
1.
Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.
LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.
DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
Hồi Ký
Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.
PHƯỚC VĨNH
Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.
BỬU Ý
Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
PHAN NGỌC MINH
1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…
VÕ SƠN TRUNG
Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…
Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”
TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG
Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.
VÕ TRIỀU SƠN
Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.
LỮ QUỲNH
"Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.
Sáng ngày 27-11-2015 tôi đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.
HOÀI MỤC
Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.
NGUYỄN KHẮC VIỆN
Trích hồi ký
- 75 rồi đấy, ông ơi! Viết hồi ký đi. Chuối chín cây rụng lúc nào không biết đấy!