Chuông vọng kinh thành

10:30 12/01/2009
LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.

Sự khởi đầu của một ngày ở thành phố này cũng bắt đầu bằng: vang, ngân, vọng và im bặt. Và đó cũng là sự khởi đầu của mỗi kiếp người! Khởi đầu bằng tiếng khóc chào đời.
Mỗi sớm, thật sớm, thời khắc mà chỉ có những người lao động nghèo mới cảm nhận được. Họ thức dậy như một bản năng sống, thức dậy cùng tiếng chuông để chuẩn bị ra đồng, chuẩn bị những nồi bún, nồi cháo,… để gánh cuộc sinh tồn trên đôi vai tím gầy, và mỗi ngày như vậy tiếng chuông cũng dậy lên trong tâm thức họ. Bốn mùa, nắng cũng như mưa, lạnh buồn, héo hắt. Những người lao động nghèo đều thức dậy như một đức hạnh tu tập. Và trong sự tịnh yên của đất trời họ tiếp nhận tiếng chuông nguyên sơ qua nhĩ căn. Cứ thế, mỗi lần tấm màng mỏng trong lỗ tai rung lên theo chu trình tiếng chuông vang, ngân, vọng và im bặt như một quy luật của tạo hóa để khơi dậy tâm từ. Và tâm lực từ bi của người dộng chuông len theo làn sóng âm thanh thức tỉnh người nghe, mà đa số là dân lao động nghèo. Và có một điều kỳ diệu, là khi tiếng chuông từ các ngôi chùa cùng phát ra thì chúng hòa quyện vào nhau và tiếp tục lan tỏa.

Thành phố nhỏ được bao bọc loanh quanh bởi những con đường, cũng như chiếc lá và những đường gân hao gầy. Thành phố hình chiếc lá cũng úa vàng man mác theo giấc mơ mùa thu, mịt mờ, quạnh vắng như mùa đông, bừng dậy như mùa xuân và cháy đỏ như mùa hạ. Một thành phố nhạy cảm thì con người cũng rất nhạy cảm. Những con đường gân lá bao quanh phố với những hàng cây xanh, những con sông nho nhỏ đã gợi lên trong tâm tưởng tôi về một ngôi làng trong cổ tích yên bình. Và lạ thay, trên mảnh đất bé nhỏ nhưng mật độ các ngôi chùa, nhà thờ, tịnh thất, thánh thất lại rất dày đặc ở xứ sở này, đó là chưa kể đến các khuôn hội, những đình làng xưa đang còn bao quanh vùng đất này. Vì thế mà tiếng chuông rất gần gũi với những người sống ở miền đất mang nhiều dấu ấn tâm linh. Âm hưởng tiếng chuông mỗi nơi mỗi khác, nơi thanh thoát, nơi u trầm, có những tiếng chuông lạnh lùng, có tiếng chuông đầm ấm yên bình, có khi xôn xao, bồn chồn, có lúc căm giận, ai oán,… tiếng chuông hay sự biểu hiện tâm trạng của một vùng đất, tâm thức của cộng đồng người ở một xứ sở. Ôi, tiếng chuông Thiên Mụ, tiếng chuông Diệu Đế, tiếng chuông Phủ Cam, dòng Chúa Cứu Thế, tiếng chuông Cồn Hến, tiếng chuông Tây Linh,… tiếng chuông trong mỗi gia đình, trong mỗi cõi lòng miên man đang trông ngóng về cố hương.

Còn nhớ một thời xa xưa, gia đình tôi thường nghe tiếng chuông từ Cồn Hến để mọi người biết giờ về nhà ăn cơm trưa và chiều tối, cứ mỗi ngày ba buổi tiếng chuông lại vang lên khi thúc giục mời gọi, lúc thì khô khốc, lạnh lẽo… Và thuở đó trong ngôi nhà nhỏ ba gian, ngay chính gian giữa có cái tủ được sử dụng làm bàn thờ tôn nghiêm, bên dưới bàn thờ là cái bàn nhỏ, trên đó có những cuốn sách, một bên là cái chuông đồng khiêm tốn, bên kia cái mõ nho nhỏ và hai cái đùi gõ. Bộ chuông mõ mà những ôn, mệ thường khai chuông và trì tụng kinh sách, âm hưởng lời kinh đã đem lại sự bình tâm cho mỗi thành viên trong gia đình.

Sau những âm thanh huyên náo của một ngày ở xứ Huế, sắc màu không gian chìm lắng, phía trời xa xăm là một ánh vàng mong manh, đang tàn dần, tan dần và rải nhẹ lên dòng Hương, lên lá cỏ, chấp chới trên những con thuyền đang lênh đênh trên sông. Gam màu hư huyễn đó khiến tôi liên tưởng đến đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời trong bài “Như một lời chia tay” của Trịnh Công Sơn, mà sinh thời văn hữu Nguyễn Xuân Hoàng thường hát cho anh em nghe vào những chiều hoang mộng bên dòng sông vắng. Vào thời khắc này tiếng đại hồng chung lại gióng lên qua bốn giai đoạn: vang, ngân, vọng và im bặt. Đất trời lúc này đã chạng vạng, mỗi sinh linh đều tiếp nhận tiếng chuông tùy theo căn nghiệp của mình. Trong loài người, có những người cảm nghiệm lẽ vô thường qua tiếng chuông để vơi dịu đi nỗi khổ đau, có người lặng lẽ rút mình về chốn yên tịnh, có người tỉnh thức trước mịt mờ của tham vọng và cũng rất nhiều người vẫn còn mê đắm trong tham, sân, si mỗi khi chiều xuống; nơi mà chỉ có những ảo tưởng nặng nề thường lãng vãng.

Một khi trong không gian bất chợt vang lên một tiếng chuông, một âm thanh gọn lỏn phát ra từ tháp chuông của nhà thờ vào một thời khắc khác thường, âm thanh đó như lời loan báo đến mọi người rằng, có một linh hồn về với chúa, chúng ta hãy chúc bình an cho cuộc biệt ngộ. Ôi, tiếng Chuông nguyện hồn ai mà Hemingway đã gửi cảm thức hư vô đến với mọi người. Một huyền điệp mà Giê su phải chịu khổ nạn để cứu chuộc tín đồ của mình, còn Thích ca thì mỉm cười, một nụ cười bình thản, trống rỗng như một vòng tròn trắng trong của Lão Tử mất dạng ở phía tây xa xăm, còn Nietzsche đã phải im lặng trong cuồng loạn và Bùi Giáng đã đặt lại sứ mệnh của chữ Việt.
Dù sao trong cuộc sống chúng ta vẫn còn âm vang tiếng chuông, sự tồn tại của tiếng chuông là một sự thật ngân vọng trong tâm thức người dân Cố đô. Và bây giờ là thời khắc im bặt của tiếng chuông.
Hãy lắng nghe!
  L.H.L

(nguồn: TCSH số 238 - 12 - 2008)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN THỊ THANH SUNGLGT:Bà Nguyễn Thị Thanh Sung sinh năm 1949 tại An Cựu (Huế), cựu học sinh Đồng Khánh, cựu giáo sinh trường Sư phạm Qui Nhơn, dạy tiểu học ở Quảng Tín (Quảng Nam ngày nay). Năm 1973, lấy Bill Fleming cố vấn an ninh tại Toà Lãnh sự Hoa Kỳ tại Huế. Năm 1974, bà  theo chồng qua định cư ở Mỹ. Bill vẫn tiếp tục phục vụ trong Bộ Ngoại Giao. Hiện bà sống cùng gia đình tại Potomac, Maryland .

  • NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Rút từ tuyển tập Hồn mai – tuỳ bút – NXB Thuận Hoá và Công ty Văn hoá Phương Nam phối hợp thực hiện, năm 2008)

  • TRẦN ĐƯƠNG(Viết theo lời kể của một số cán bộ và sinh viên, học sinh Việt Nam, từng công tác và học tập tại Liên Xô)

  • LÝ HẠNH                Đất trời đã bước vào độ cuối xuân, vẫn còn những cơn mưa bụi lất phất và cái rét dìu dịu thả xuống nhân gian như những sợi tơ trời.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Câu chuyện của 27 năm về trước...

  • PHƯƠNG LAN                     LTS: Sông Hương nhận được tin và bài về một phụ nữ "nuôi mộ liệt sĩ" đã 15 năm, nay muốn trả lại cho gia đình của liệt sĩ nhưng không biết nhắn gửi vào đâu. Vì câu chuyện nghĩa cử đầy cảm động này và vì không chỉ là thông tin nên Sông Hương xin in luôn cả bài viết sau đây, mong bạn đọc xa gần, trong điều kiện có thể được thì nhắn tin sớm cho gia đình người liệt sĩ này.

  • NGUYỄN HỮU THÔNGĐã từ lâu lắm, chúng tôi mới có dịp gặp gỡ đông đủ như thế này. Nhận ra nhau rồi mới giật thót mình nhìn lại; ai cũng tưởng chỉ mới hôm qua, và cái khoảng mơ hồ dẫn đến hôm nay, sao đã làm tóc mọi người bạc đi nhiều thế.

  • LÊ QUÝ LONGThông lệ cứ mỗi buổi sáng uống xong cốc càphê tôi đến mở phòng tranh. Ngày 1 tháng 11 năm 1999 chừng tám giờ sáng, ngoài đường nước đã lên phủ khắp mặt nhựa. Suốt đêm qua cho đến lúc này trời vẫn mưa to.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Ấn tượng dai dẳng trong tôi mỗi khi nhớ về Huế vẫn là những trận mưa rả rích kéo dài lê thê hết ngày này sang ngày khác. Mưa có khi cả tháng trời. Mưa ngày rồi lại mưa đêm. Có lúc những cơn mưa rào kéo sầm sập như thác đổ. Lúc mưa nổi bong bóng nước. Mưa rừng càng buồn nản hơn.

  • ĐỖ KIM CUÔNG Cái ấn tượng không lấy gì làm vui vẻ và đẹp đẽ của tôi về chị xảy ra vào những ngày đầu tiên khi tôi trở thành người lính của đại đội 3, K10, thuộc công trường V về trụ bám ở vùng giáp ranh Hương Trà.

  • ĐẶNG NHẬT MINHCha mẹ tôi là những người Huế. Quê nội tôi ở An Cựu và quê ngoại ở làng Lại Thế. Tôi nghe bà tôi kể: đám cưới cha mẹ tôi là một đám cưới chạy tang.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNNgày thoát ly lên rừng (mùa hè 1966), tôi và anh Hoàng Phủ Ngọc Tường được Thành ủy cho ở trong một cái nhà lá dựng ở lưng chừng một ngọn đồi sau dãy núi Kim Phụng. Đến bữa có người phục vụ bưng cơm lên ăn. Thật thoải mái, không phải lo sinh nhai, không phải lo giữ lời ăn tiếng nói sao cho hợp pháp, không còn sợ bị bọn mật vụ, CIA đến viếng nhà, đến trụ sở đấu tranh "hỏi thăm sức khỏe".

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGMột hôm nhân rỗi việc, tôi ngồi thả câu nơi một bến đá quen thuộc ven sông Hương. Chỗ này cá nhiều ăn không kịp giật. Bỗng cái phao của tôi trôi đi vùn vụt như thể có người kéo. Tôi vung mạnh tay, một chú cá chép mắc câu nhảy đành đạch trên mặt cỏ. Bất ngờ nó thở hổn hển và nói với tôi bằng tiếng người: rằng nó là con vua Thuỷ Tề, đi tuần thú dọc sông Hương, đã bị tôi bắt được. Nó năn nỉ xin tôi thả ra, sau đó nó sẽ đền ơn bằng cách thực hiện cho tôi ba điều ước.

  • TRẦN HOÀNG PHỐKỷ  niệm  45  năm  thành  lập Đại  học  Huế  (1957-2002)1. Mặt trời, mặt trăng vẫn rạng rỡ soi, có lẽ cả ngàn năm trên cái giải đất Phú Xuân-Huế cỏ hoa thơ mộng, diễm kiều và tịch lặng này.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂN Tôi đỗ vào Đại học Sư phạm Huế năm 1962. Lúc ấy tôi đã có Chứng chỉ Dự bị (Propédeutique) bên trường Đại học Văn khoa.

  • THOMAS MANNMANN, PAUL THOMAS, nhà văn Đức (1875- 1955). Sinh tại Lüberk trong một gia đình thương gia lớn. Cha là Johnann Heinrich Mann - một thượng nghị sĩ, đồng thời là thương gia. Mẹ là Julia con gái của một chủ trang trại người Đức và một phụ nữ gốc Bồ Đào Nha.

  • TRUNG SƠNĐó là truyện ngắn “Ngựa người và người ngựa” của cây đại thụ trong làng văn Việt : nhà văn Nguyễn Công Hoan. Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc, thể hiện rõ phong cách “truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” nên đã hai lần được lấy làm tên các tập truyện ngắn của ông. (Lần đầu, do nhà Mai Lĩnh xuất bản năm 1934 và lần thứ hai do Nhà xuất bản Văn học in năm 1988).

  • XUÂN TÙNGNgày đầu xuân ở nước ta có nhiều phong tục đã được tồn tại lâu đời như tục xông đất, hái lộc, mừng tuổi: Vào những ngày đầu xuân, các tầng lớp nho sĩ còn có tục khai bút, cho chữ... vừa là thú vui, vừa là cung cấp cho những người thích xin chữ, xin câu đối về treo. Việc làm này mang một ý nghĩa văn hóa thú vị.

  • PHẠM THỊ CÚCMột ngày đẹp trời chúng tôi “lên đường” bằng... ô tô, đi câu cá ở một cái hồ xa xôi tận miền đông bắc nước Mỹ.

  • VĨNH NGUYÊNTrước mặt tôi là thăm thẳm sâu hút chập chùng xanh đến rợn người mà thích thú làm sao! Hồ Truồi trong vắt dưới chân như ta có thể rơi tòm xuống đó nếu không may để sẩy bước hụt. Và, sau lưng tôi là chót đỉnh Bạch Mã gần kề như chỉ còn một tầm tay với. Nơi đây, mang cái tên lộng lẫy: Vọng Hải Đài!