Từ 21 - 23/4, tại Thành phố Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực cho GV, cán bộ y tế về nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học".
Tham dự hội thảo có bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&Đ), đại diện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đến từ 18 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Trên 91% trường học, cơ sở giáo dục có công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe các tham luận, báo cáo Tổng quan về công tác nước sạch vệ sinh môi trường năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015; Kiến thức truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học; ảnh hưởng của nước sạch - vệ sinh môi trường đến sức khỏe của học sinh, sinh viên…
Hiện tổng số trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 38.371 trên tổng số 41.981 trường, đạt 91,4%. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Bộ GD&ĐT đã luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Úc và cơ quan phát triển quốc tế Úc cả về tài chính và chuyên môn. Hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã hoàn thành từ năm 2012 - 2014 đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy ngành Giáo dục đạt được hiệu quả cao hơn trong thực hiện Chương trình.
Tiếp nối những kết quả của giai đoạn 1 và 2, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giai đoạn 3 với Dự án “Đánh giá tác động của Chương trình mục tiêu quốc gia NS-VSMT trong trường học đến sức khỏe của học sinh sau 3 năm triển khai thực hiện”.
Các dự án có vai trò quan trọng không chỉ trong công tác quản lý mà còn thúc đẩy đạt được các mục tiêu của ngành Giáo dục.
Nhiều hạn chế, khó khăn bắt nguồn từ thiếu ngân sách đầu tư
Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong trường học như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…
Tuy nhiên việc thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở một số nơi còn hạn chế, khó khăn. Công tác giáo dục truyền thông chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số tỉnh thành các công trình nước và nhà tiêu trong trường học được xây dựng không đồng bộ: Công trình vệ sinh xây trước, công trình nước xây sau hoặc ngược lại. Nhiều nhà tiêu được xây dựng không đúng quy cách, chưa thật phù hợp với độ tuổi trẻ.
Công tác truyền thông về giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn do phong tục, tập quán của người dân ở một số nơi (miền núi, vùng cao, sâu xa…) còn lạc hậu.
Tại nhiều địa phương, ngành Giáo dục không được phân bổ ngân sách hoặc được phân bổ ngân sách thấp so với nhu cầu dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác đầu tư, xây dựng công trình trong trường học. Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…
Ngoài ra nhiều địa phương như Sơn La, Thái Bình, Phú Yên Đăk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp… đã hoàn thành hoặc đạt tỉ lệ cao về mục tiêu nước sạch nhưng mục tiêu vệ sinh còn thấp và chưa đạt do chưa huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các công trình cũ đã xuống cấp.
Trong lúc đó, các tỉnh miền Trung do phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai, bão lũ khiến nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường xuống cấp hoặc hư hại nặng. Đơn cử như tại tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, cơn bão số 11 vào tháng 10/2013 đã làm ảnh hưởng và hư hỏng 227 trường học.
Cần sự phối hợp liên ngành hiệu quả
Phát biểu tại Hội thảo, bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Để tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường thời gian tới, cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương phối hợp liên ngành: Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp.
Cùng đó, đa dạng hóa truyền thông giáo dục; mở rộng phạm vi, chú trọng kiến thức và kỹ năng sử dụng; tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân vào chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa; phát triển hệ thống Y tế trường học, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nước sạch - vệ sinh môi trường.
Để làm được những việc trên, bà Hà Thị Dung nêu lên các đề xuất, cụ thể: Chính phủ quan tâm phân bổ ngân sách cho chương trình, đặc biệt là ngành Giáo dục để hoàn thành mục tiêu chương trình.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, cần phối hợp và hỗ trợ ngành Giáo dục trong thực hiện chương trình ở địa phương.
Đối với chính quyền các địa phương, cần tăng cường sự chỉ đạo điều hành, điều phối sự phối hợp giữa các Sở thực hiện chương trình, quan tâm bố trí ngân sách cho ngành Giáo dục tại địa phương.
Việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm góp phần hình thành thói quen văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay với xà phòng đúng cách, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo môi trường xanh sạch đẹp trong trường học, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông - Bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT)
Theo GD&TĐ
Sáng ngày 01/11/2014, tại Hội trường Nhà Văn hóa trung tâm huyện A Lưới, huyện A Lưới đã tổ chức Hội thi “Nét đẹp giáo viên huyện A Lưới” lần thứ I, năm 2014, tiến tới Hội thi “Nét đẹp giáo viên” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất năm 2014.
Sáng ngày 01/11/2014, tại Trường Đại học Nông lâm – Đại học Huế; GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ TNMT đã trình bày chủ đề “Đất đai của các Nông Lâm trường và chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số”.
Từ ngày 27-29/10, Trường Đại học Khoa học - ĐH Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục và Phân tích Môi trường Quốc tế thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju Hàn Quốc (EAEC-GIST, South Korea) đã tổ chức Hội thảo về “Các chất ô nhiễm trong môi trường”(Issues on Environmental Multi-pollutants) tại Thành phố Đà Nẵng.
Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức "Diễn đàn đối tác hợp tác giữa trường Đại học Nông Lâm Huế và Doanh nghiệp trong đào tạo đại học" (POHE).
Khoa Ngữ văn trường ĐH Khoa học Huế vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phân tâm học với văn học”.
Sáng 19/10, Trường ĐH Sư phạm – Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị khoa học sau đại học lần thứ 2 năm 2014.
Đây là lần đầu tiên Công đoàn Đại học Huế tổ chức Hội nghị nhằm tôn vinh cán bộ nữ đạt thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. Hội nghị được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10.
Sở Gíáo dục và Đào tạo cùng Hội đồng Khảo thí tiếng Anh Cambridge, Hội đồng Anh, Trung tâm đào tạo Anh ngữ quốc tế EUC - Khảo thí tiếng Anh Cambridge VN 503 Khu vực miền Trung đã làm lễ khai giảng các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên, chuyên viên cốt cán…
Chiều 16/10, Đại học Huế công bố thông tin tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy cho 7 trường, và 3 khoa thành viên và một phân viện tại Quảng Trị trực thuộc ĐH Huế.
Khoa CNTT - Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Huế phối hợp với Microsoft Việt Nam sẽ tổ chức chương trình MAT15 tại trường vào ngày 18/10/2014.
Chiều 11/10, đoàn lãnh đạo Hiệp Hội Y tế Quốc tế (IMSA) - Nhật Bản gồm hơn 30 thành viên là đại diện lãnh đạo các trường Đại học Y, Viện Nghiên cứu Y khoa và các công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực y tế vùng Kansai (Nhật Bản) đã đến thăm, làm việc tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Huế.
Chiều 11.10, Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế Nguyễn Văn Cao đã có buổi tiếp và làm việc với Đoàn Hiệp hội thúc đẩy hợp tác y tế Nhật Bản, gọi tắt là IMSA do Giáo sư Toshikaru Yoshikawa dẫn đầu nhân chuyến thăm và làm việc của đoàn tại TT Huế.
Sáng 9/10, tại Đại học Huế, TS. Trương Qúy Tùng, Phó Giám đốc Đại học Huế đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn lãnh sự quan Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh.
Trong một bài viết về những giá trị cốt lõi của Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, GS-TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) đã từng khẳng định, một trong giá trị cốt lõi trong cơ tầng văn minh, văn hiến Thăng Long - Hà Nội cần được nhấn mạnh và phát huy chính là truyền thống trọng hiền, coi trọng tài năng và trí tuệ. Dường như ai cũng phải thừa nhận một thực tế, Hà Nội chính là nơi trí tuệ hội tụ và lan tỏa vì cả nước, cùng cả nước.
Trường Đại học Nông Lâm Huế là một trong 8 trường đại học của Việt Nam tham gia thực hiện Dự án POHE 2, sẽ tổ chức diễn đàn đối tác giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Sở GD&ĐT kết hợp với Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vừa tổ chức hội nghị triển khai quyết định 28/2014/QĐ - UBND về việc ban hành một số quy định về dân số và kế hoạch hóa gia đình; tập huấn nâng cao chất lượng giáo dục SKSS – VTN cho đội ngũ cốt cán của bậc Trung học.
Gần đây nhiều sinh viên học ngành sư phạm ra trường lo lắng khi có thông tin về việc tỉnh Thừa Thiên – Huế không có chủ trương tuyển dụng mới đối với giáo viên các cấp trong giai đoạn 2014 đến 2015.
Chiều 2/10, Hội Sinh viên Đại học Huế và Phòng CSGT đường bộ và đường sắt (PC67) Công an tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức đã tham gia lễ ký cam kết chương trình đảm bảo an toàn giao thông.
Trường mầm non Hồng Thủy tại thôn 6, xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được khánh thành, đây là ngôi trường nằm trong chương trình khuyến học Đèn Đom Đóm của nhãn hàng Cô Gái Hà Lan (thuộc công ty FrieslandCampina Việt Nam).
Sáng ngày 29/9/2014, tại trường THCS Chu Văn An, UBND thành phố Huế đã tổ chức Lễ phát động Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014 với chủ đề “Học cho bản thân và cho người xung quanh hạnh phúc”.