Từ 21 - 23/4, tại Thành phố Huế, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo "Nâng cao năng lực cho GV, cán bộ y tế về nước sạch, vệ sinh môi trường trong trường học".
Tham dự hội thảo có bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&Đ), đại diện giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đến từ 18 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
Trên 91% trường học, cơ sở giáo dục có công trình nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn
Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe các tham luận, báo cáo Tổng quan về công tác nước sạch vệ sinh môi trường năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015; Kiến thức truyền thông thay đổi hành vi về nước sạch vệ sinh môi trường trong trường học; ảnh hưởng của nước sạch - vệ sinh môi trường đến sức khỏe của học sinh, sinh viên…
Hiện tổng số trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh là 38.371 trên tổng số 41.981 trường, đạt 91,4%. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn ngành Giáo dục đạt 94% các điểm trường học có công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh.
Đặc biệt trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường, Bộ GD&ĐT đã luôn nhận được sự hỗ trợ từ phía Đại sứ quán Úc và cơ quan phát triển quốc tế Úc cả về tài chính và chuyên môn. Hai Dự án hỗ trợ kỹ thuật đã hoàn thành từ năm 2012 - 2014 đã góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ và thúc đẩy ngành Giáo dục đạt được hiệu quả cao hơn trong thực hiện Chương trình.
Tiếp nối những kết quả của giai đoạn 1 và 2, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT) tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai giai đoạn 3 với Dự án “Đánh giá tác động của Chương trình mục tiêu quốc gia NS-VSMT trong trường học đến sức khỏe của học sinh sau 3 năm triển khai thực hiện”.
Các dự án có vai trò quan trọng không chỉ trong công tác quản lý mà còn thúc đẩy đạt được các mục tiêu của ngành Giáo dục.
Nhiều hạn chế, khó khăn bắt nguồn từ thiếu ngân sách đầu tư
Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong trường học như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…
Tuy nhiên việc thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường ở một số nơi còn hạn chế, khó khăn. Công tác giáo dục truyền thông chưa được quan tâm đúng mức. Ở một số tỉnh thành các công trình nước và nhà tiêu trong trường học được xây dựng không đồng bộ: Công trình vệ sinh xây trước, công trình nước xây sau hoặc ngược lại. Nhiều nhà tiêu được xây dựng không đúng quy cách, chưa thật phù hợp với độ tuổi trẻ.
Công tác truyền thông về giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường gặp nhiều khó khăn do phong tục, tập quán của người dân ở một số nơi (miền núi, vùng cao, sâu xa…) còn lạc hậu.
Tại nhiều địa phương, ngành Giáo dục không được phân bổ ngân sách hoặc được phân bổ ngân sách thấp so với nhu cầu dẫn đến không đủ nguồn lực cho công tác đầu tư, xây dựng công trình trong trường học. Nhiều Sở GD&ĐT không được cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản như Hà Giang, Lai Châu, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Tây Ninh, Cà Mau…
Ngoài ra nhiều địa phương như Sơn La, Thái Bình, Phú Yên Đăk Nông, Đồng Nai, Đồng Tháp… đã hoàn thành hoặc đạt tỉ lệ cao về mục tiêu nước sạch nhưng mục tiêu vệ sinh còn thấp và chưa đạt do chưa huy động được nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo các công trình cũ đã xuống cấp.
Trong lúc đó, các tỉnh miền Trung do phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai, bão lũ khiến nhiều công trình nước sạch và vệ sinh môi trường xuống cấp hoặc hư hại nặng. Đơn cử như tại tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh, cơn bão số 11 vào tháng 10/2013 đã làm ảnh hưởng và hư hỏng 227 trường học.
Cần sự phối hợp liên ngành hiệu quả
Phát biểu tại Hội thảo, bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Để tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường thời gian tới, cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương phối hợp liên ngành: Y tế, Giáo dục, Nông nghiệp.
Cùng đó, đa dạng hóa truyền thông giáo dục; mở rộng phạm vi, chú trọng kiến thức và kỹ năng sử dụng; tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân vào chương trình giáo dục chính khóa và ngoại khóa; phát triển hệ thống Y tế trường học, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán về nước sạch - vệ sinh môi trường.
Để làm được những việc trên, bà Hà Thị Dung nêu lên các đề xuất, cụ thể: Chính phủ quan tâm phân bổ ngân sách cho chương trình, đặc biệt là ngành Giáo dục để hoàn thành mục tiêu chương trình.
Riêng đối với ngành nông nghiệp, cần phối hợp và hỗ trợ ngành Giáo dục trong thực hiện chương trình ở địa phương.
Đối với chính quyền các địa phương, cần tăng cường sự chỉ đạo điều hành, điều phối sự phối hợp giữa các Sở thực hiện chương trình, quan tâm bố trí ngân sách cho ngành Giáo dục tại địa phương.
Việc triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường trong nhà trường có ý nghĩa chiến lược lâu dài, nhằm góp phần hình thành thói quen văn minh, giữ gìn vệ sinh cá nhân, sử dụng nguồn nước sạch, rửa tay với xà phòng đúng cách, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, tạo môi trường xanh sạch đẹp trong trường học, đặc biệt là trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông - Bà Hà Thị Dung - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT)
Theo GD&TĐ
Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Sáng 20/3, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương Khen thưởng giáo viên các Tổ bồi dưỡng và Học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học giỏi Quốc gia THPT năm học 2022-2023.
Sáng ngày 10/11, tại thành phố Huế, Bộ Y tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng khởi động triển khai chương trình tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” tại 05 tỉnh bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau.
Chiều ngày 07/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị Biểu dương, tuyên dương giáo viên, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2021-2022.
Ngày 12/10, tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023. Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học nằm trong bảng xếp hạng này.
Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2503/SGD&ĐT-VP ngày 28/9/2022 về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 29/9/2022.
Sáng ngày 07/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tại Trường THPT Đặng Huy Trứ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng đi có Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 21/3, tại Đại học Huế đã diễn ra lễ khánh đưa vào sử dụng Không gian ngôn ngữ và văn hóa Đức tại Huế-German room in Hue.
Ngày 09/01, tại Trung tâm điều hành UBND tỉnh đã diễn ra chương trình phát động Cuộc thi lập trình dành cho học sinh trung học phổ thông và sản phẩm sáng tạo công nghệ thông tin dành cho sinh viên cao đẳng, đại học (Hue-ICT Challenge).
Chiều ngày 14/12, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải quốc gia, quốc tế Cuộc thi Viết thư UPU Quốc tế lần thứ 50 năm 2021 và Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 07/12, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho tất cả các Trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12/2021.
Ngày 21/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/6, UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 25/6/2021, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa có buổi gặp mặt Lãnh đạo và phóng viên của các cơ quan báo chí của Tỉnh và của Trung ương trên địa bàn tỉnh để thông tin về tình hình phát triển GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2020-2021 và định hướng chỉ đạo kế hoạch năm học 2021-2022.
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 2652/SGD&ĐT-VP ngày 11/11/2020 về việc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ.
Ngày 14/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc triển khai khắc phục lũ lụt và tổ chức kế hoạch dạy học sau lũ.
Sở Y tế vừa tổ chức buổi gặp mặt đoàn y bác sỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ phòng chống dịch covid 19 tại Đà Nẵng trở về địa phương. Tham dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Ngày 29/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2020.
Ngày 23/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 27/4.
Sáng 02/3, học sinh THPT trên địa bàn tỉnh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch cũng như tình hình học sinh đi học trở lại tại các trường học.