Trong một bài viết về những giá trị cốt lõi của Hà Nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, GS-TS Phùng Hữu Phú (Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương) đã từng khẳng định, một trong giá trị cốt lõi trong cơ tầng văn minh, văn hiến Thăng Long - Hà Nội cần được nhấn mạnh và phát huy chính là truyền thống trọng hiền, coi trọng tài năng và trí tuệ. Dường như ai cũng phải thừa nhận một thực tế, Hà Nội chính là nơi trí tuệ hội tụ và lan tỏa vì cả nước, cùng cả nước.
Tuyên dương các thủ khoa xuấc sắc - Một hoạt động hàng năm của Hà Nội. Ảnh: PHAN THẢO
Tụ hội nguyên khí quốc gia
Theo GS-TS Phùng Hữu Phú, với vị thế trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, Thăng Long - Hà Nội là nơi tụ hội của nhân tài bốn phương. Một mặt, thực tế này có phần bắt nguồn từ truyền thống trọng hiền, thượng hiền của các triều đại quân chủ Việt Nam. Mặt khác, truyền thống này cũng xuất phát từ nhu cầu phát triển tự thân của Thăng Long - Hà Nội. Những dòng chữ khắc trên tấm bia tiến sĩ năm 1442, rằng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn” không chỉ là tuyên ngôn cho chính sách trọng hiền của một triều đại quân chủ mà chính là sự đúc kết một kinh nghiệm lịch sử lớn và là sự khẳng định một giá trị cốt lõi, hằng xuyên của truyền thống văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử 1.000 năm, có thể thấy hầu như những nhân tài kiệt xuất nhất của đất nước đều đã từng hội tụ về mảnh đất nghìn năm văn vật này. Đó không chỉ là những nhân tài xuất chúng trong các lĩnh vực chính trị, quân sự mà còn là những nhà khoa học, nhà văn hóa tài danh lỗi lạc. Bên cạnh đó là đội ngũ hết sức đông đảo thợ thủ công, những nghệ nhân với đầu óc sáng tạo phi thường và với những bàn tay vô cùng khéo léo, tinh xảo. Tất cả đã cùng làm nên một Thăng Long - Hà Nội trí tuệ, sâu lắng và hào hoa.
Đúng như GS-TS Phùng Hữu Phú khẳng định, nguồn lực quan trọng bậc nhất và cũng là lợi thế hàng đầu của Hà Nội chính là nguồn tài nguyên văn hóa và nguồn lực con người. Hà Nội luôn luôn là địa bàn thu hút, tập hợp những lực lượng tinh túy nhất trong cộng đồng dân tộc; là nơi thử thách, phát hiện, đào luyện, sàng lọc nhân tài. Đó chính là những cơ sở để hình thành ở kinh đô - thủ đô một cộng đồng xã hội có chất lượng cao, trong đó phẩm chất chính trị, tài năng, và tính tích cực xã hội là những tố chất nổi trội.
Trải qua nhiều triều đại với các tên gọi khác nhau nhưng Thăng Long vẫn là chốn kinh kỳ, tụ hội anh hùng hào kiệt bốn phương hiến dâng trí lực xây dựng đất nước. Như giáo sư sử học Lê Văn Lan đã từng phân tích, chỉ có nơi đế đô này mới có Quốc tử giám, có nhà Thái học, là trường đại học đầu tiên, nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. Thăng Long - Hà Nội tự thân đã tạo nên một sức hút mãnh liệt đối với anh hùng hào kiệt bốn phương. Bởi chỉ có ở nơi đây, họ mới có dịp được trổ tài kinh bang tế thế, đem chí nam nhi dựng xây đất nước hùng cường.
Nhân tài Hà Nội không chỉ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Nhân tài Hà Nội là người của khắp bốn phương, như nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã khẳng định: “Người Hà Nội là dân tứ chiếng, tứ trấn, người trong Nam ngoài Bắc về cùng tụ cư, cùng phát triển. Người có tài mới trụ lại được nơi này. Những nhà giáo dục đức độ, những học giả tên tuổi, những trí thức lớn, những văn nghệ sĩ danh tiếng... của rất nhiều thế hệ đều đã gắn với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn vật. Và Hà Nội sẽ mãi mãi là nơi tụ hội nguyên khí quốc gia”.
Địa chỉ đỏ về giáo dục
Hiện nay, Hà Nội với dân số trên 7 triệu người - trong đó có hàng vạn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan trung ương và thành phố; hàng trăm tướng lĩnh, hàng vạn sĩ quan cấp tá, hàng vạn cán bộ trung cao cấp qua các thời kỳ cách mạng; hàng chục vạn trí thức, văn nghệ sĩ có trình độ và tâm huyết, công nhân bậc cao, thợ lành nghề, doanh nhân giỏi, sinh viên tài năng... Đây là nguồn lực quan trọng và quý giá nhất, là lợi thế to lớn của Hà Nội. Với hệ thống các trường đại học danh tiếng như ĐHQG Hà Nội, Bách khoa, ĐH Y Dược Hà Nội, Học viện Quân y, ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm... cùng đội ngũ trí thức, nhà khoa học hùng hậu, Hà Nội đang đảm đương trách nhiệm đầu tàu trong việc đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho quốc gia.
Trong những năm gần đây, với hệ thống các trường chuyên THPT của ĐHQG Hà Nội và ĐH Sư phạm Hà Nội, có thể nói đông đảo những “hạt giống” ưu tú nhất của không chỉ Hà Nội mà cả miền Bắc đã hội tụ tại Hà Nội, chờ đến ngày “nở hoa”. Và người ta vẫn nuôi nguyên vẹn niềm hy vọng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ có thêm những Ngô Bảo Châu, Đặng Thái Sơn.. làm rạng danh Tổ quốc.
Hà Nội hiện có 927 trường mầm non, 696 trường tiểu học, 605 trường THCS, 205 trường THPT. Hà Nội luôn nằm trong số các địa phương dẫn đầu cả nước về thành tích thi học sinh giỏi quốc gia, thi Olympic quốc tế, thi ĐH. Hệ thống các trường ĐH, các viện nghiên cứu, các trường THCS, THPT “tốp trên” luôn là niềm mơ ước của các địa phương khác. Cũng chính Hà Nội chứ không phải nơi nào khác là nơi để cho ra đời những hoạt động giáo dục mới mẻ, như Công nghệ giáo dục tiểu học của GS Hồ Ngọc Đại hay bộ sách giáo khoa tham khảo của nhóm Cánh Buồm. Bởi vậy, Hà Nội luôn được coi là “địa chỉ đỏ” về giáo dục, đào tạo tinh hoa cho cả nước, vì cả nước, cùng cả nước.
Để Hà Nội luôn là nơi hội tụ, lan tỏa của trí tuệ Việt Nam, cần nhất là chính sách đầu tư cho giáo dục, là tinh thần cầu thị, thái độ trân trọng đội ngũ trí thức. Có như thế, Hà Nội mới xứng đáng với truyền thống của cha ông nghìn năm trước, là nơi hội tụ và tỏa sáng của nguyên khí quốc gia.
Theo Nhị Hà - SGGPO
Chiều 13/11, đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương có buổi làm việc với Đại học Huế về công tác đào tạo báo chí và truyền thông.
Sáng 20/3, tại Trường THPT chuyên Quốc Học, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương Khen thưởng giáo viên các Tổ bồi dưỡng và Học sinh đạt giải trong Kỳ thi chọn học giỏi Quốc gia THPT năm học 2022-2023.
Sáng ngày 10/11, tại thành phố Huế, Bộ Y tế, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng khởi động triển khai chương trình tư vấn khám, chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” tại 05 tỉnh bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Cà Mau.
Chiều ngày 07/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị Biểu dương, tuyên dương giáo viên, sinh viên, học sinh dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm học 2021-2022.
Ngày 12/10, tổ chức xếp hạng Times Higher Education công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023. Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục Đại học nằm trong bảng xếp hạng này.
Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2503/SGD&ĐT-VP ngày 28/9/2022 về việc cho học sinh đi học trở lại từ ngày 29/9/2022.
Sáng ngày 07/7, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn làm Trưởng đoàn đã kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2022 tại Trường THPT Đặng Huy Trứ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; cùng đi có Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, lãnh đạo Sở GD&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chiều 21/3, tại Đại học Huế đã diễn ra lễ khánh đưa vào sử dụng Không gian ngôn ngữ và văn hóa Đức tại Huế-German room in Hue.
Ngày 09/01, tại Trung tâm điều hành UBND tỉnh đã diễn ra chương trình phát động Cuộc thi lập trình dành cho học sinh trung học phổ thông và sản phẩm sáng tạo công nghệ thông tin dành cho sinh viên cao đẳng, đại học (Hue-ICT Challenge).
Chiều ngày 14/12, tại trụ sở UBND tỉnh đã diễn ra Lễ Tổng kết, trao giải quốc gia, quốc tế Cuộc thi Viết thư UPU Quốc tế lần thứ 50 năm 2021 và Lễ phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 ngày 07/12, Chủ tịch UBND tỉnh thống nhất cho tất cả các Trường THPT trên địa bàn được tổ chức dạy học trực tiếp bình thường từ ngày 13/12/2021.
Ngày 21/8, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Ngày 28/6, UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt khung Chương trình giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 25/6/2021, Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế vừa có buổi gặp mặt Lãnh đạo và phóng viên của các cơ quan báo chí của Tỉnh và của Trung ương trên địa bàn tỉnh để thông tin về tình hình phát triển GD&ĐT Thừa Thiên Huế năm học 2020-2021 và định hướng chỉ đạo kế hoạch năm học 2021-2022.
Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn số 2652/SGD&ĐT-VP ngày 11/11/2020 về việc triển khai ứng phó với diễn biến mưa lũ.
Ngày 14/10, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn về việc triển khai khắc phục lũ lụt và tổ chức kế hoạch dạy học sau lũ.
Sở Y tế vừa tổ chức buổi gặp mặt đoàn y bác sỹ của tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ phòng chống dịch covid 19 tại Đà Nẵng trở về địa phương. Tham dự có Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ.
Ngày 29/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế năm 2020.
Ngày 23/4, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa quyết định cho học sinh đi học lại vào ngày 27/4.
Sáng 02/3, học sinh THPT trên địa bàn tỉnh trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng chống dịch COVID-19, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch cũng như tình hình học sinh đi học trở lại tại các trường học.