Ảo hóa
Người lữ khách đi qua sa mạc, thấy một chiếc kèn nằm lăn lóc nhưng chói sáng giữa nắng trời gay gắt. Ông dừng lại, lấy nước uống, nghỉ chân, nhặt chiếc kèn lên xem.
Minh họa: Nhím
Và rồi vì sa mạc tịch liêu và hoang vắng, vì buồn chán, ông bắt đầu lấy hơi thổi chiếc kèn đồng. Đầu tiên chỉ là hơi gió thoảng nhẹ nhưng rồi kèn ngân vang dần và kỳ lạ thay đám cát bụt trước mặt ông bắt đầu dâng cao vần vũ và xoáy thành hình trôn ốc mỗi lúc một nhanh. Đầu tiên thoáng ngạc nhiên nhưng ông dần thích thú và bắt đầu thổi với sự say mê cao độ. Từ vòng xoáy cát bắt đầu hình thành nên lâu đài, ngựa xe, giai nhân, anh hùng và quán rượu. Trong khi anh hùng say mê uống rượu với giai nhân, người qua kẻ lại buôn bán tấp nập trong thế giới cát, ông cũng tranh thủ nghỉ lấy hơi, uống ngụm nước và ra sức thổi tiếp. Lần lấy hơi này dài hơn, đám cát phía xa cuộn dâng nối tiếp hiện thành đất đai xứ xở, sự tranh giành giữa những người cát bắt đầu. Cưỡi trên những con ngựa chiến, đám lính cát dưới sự chỉ huy của một ông vua bắt đầu tiến chiếm, mở rộng bờ cõi. Bên kia đánh lại để giữ gìn thành trì. Tên bay như mưa, máu chảy ngập ngụa, tiếng khóc vang trời. Lấy được thành quách đoàn quân bắt đầu mở rộng cuộc chinh phạt, nhắm đến cả bãi sa mạc bao la. Mỹ nhân tan tác như hoa dưới làn tên đạn, anh hùng ra tay chống chọi cũng không cứu nổi một phương trời. Thế giới tràn đầy bước ngựa phi và chém giết. Ông bắt đầu thấy mệt mỏi và chùn tay. Ông thổi một hơi cuối và dừng tay, để kèn xuống cát. Màn chinh phạt đang cao trào, chém giết đang vô hạn độ như một trận đại khai sát giới từ từ xoay trở lại như một vòng xoáy trôn ốc ngược. Lần lượt người ngựa, thành quách, mỹ nhân, anh hùng biến mất rồi đến cả đất đai xứ xở. Đám cát bụi vàng từ từ hạ xuống nhẹ nhàng và êm dịu. Ông thu dọn hành lý, uống nốt ngụm nước cuối cùng rồi đứng dậy bước đi. Chiếc kèn lại nằm vùi trong cát. Trên một cuộc hý trường chinh phạt đẫm máu giờ chỉ còn lại sự lặng yên của cát và thi thoảng một vài tiếng gió lướt qua vi vu.
Ngôi nhà...
![]() |
Minh họa: Nhím |
Hồi đầu khi anh bước vào ngôi nhà tối ám, ẩm mốc chỉ thấy những đôi mắt sáng quắc hoang dại như mắt mèo nhìn anh. Không khí nguy hiểm khẩn trương trùm khắp. Anh bật đèn. Nhận ra anh, đám con nít mừng rỡ. Có lẽ lâu quá anh không về chơi. Nhìn vẻ rách rưới, tả tơi của quần áo, nhìn những vết thương tứa máu đang cố kìm nén cơn đau trên thân xác kiệt tàn của lũ trẻ anh như muốn khóc, muốn thét lên. Và anh cay đắng vì đang tâm chối bỏ ngôi nhà của mình cho đến bây giờ. Mỗi người trong đời đều có chốn ngụ cư. Nếu như nơi ấy có những kỷ niệm đứt ruột, có một đoạn đời chôn sâu thì dù cố ý hay vô tình tâm thức ta cũng tình nguyện ở lại một đời. Đó trở thành nơi ngụ cư cho những đoạn tâm thức khác mà ta hàng ngày đi qua và sống trải. Chỉ cần nhắm mắt lại là căn nhà đó hiện ra và trong nhà đầy những mảnh tâm thức của ta đang cư ngụ. Chúng cũng có hình hài, có tiếng nói nhưng ta thường không muốn nghe ra. Có những người cả đời chối bỏ để cuối cùng chết đi đầy hối tiếc, vĩnh viễn giữ một tâm thức đói khát rách nát lang thang qua cầu Nại Hà. Anh đâu muốn như thế. Vì vậy một đêm khuya trong giấc ngủ chập chờn anh nghiến răng bước vào căn nhà tâm thức và bật đèn lên. Cố gắng kìm nén tiếng nấc, anh nhận diện từng đứa rồi bắt tay băng bó cho đứa đang nằm co quắp vì vết thương. Đây là anh ngày cũ khi bị gió đời thổi qua, tuy không phải là mũi dao mà làm anh chảy máu vì ngộ nhận và anh để mặc bao năm từ đó đến giờ. Đứa bé thật xanh xao. Băng bó xong xuôi anh lấy ra một gói kẹo đưa cho thằng bé nhất. Đó chính là anh lúc năm, sáu tuổi, thèm khát một viên kẹo một que kem mà không có đủ tiền mua. Nó thật vui sướng và ăn ngon lành. Anh nói chuyện với những đứa còn lại. Có đứa là anh khi thống khổ, có đứa là anh khi bị bỏ rơi, có đứa là anh khi nuôi mộng đẹp làm gì đó cho đời. Rồi anh bàn bạc để cùng sửa sang ngôi nhà. Cứ thế từng đêm hay cả khi uống trà một mình ban ngày rảnh rỗi, anh đều quay về ngôi nhà để quét dọn, sửa sang, chăm lo cho lũ trẻ. Khi lũ trẻ trở nên vui mừng hớn hở hẳn lên thì anh nhận ra mình cũng không còn quá căm ghét, không quá giận dữ, không quá tủi thân nữa và bắt đầu trải nghiệm được niềm vui. Dần dần căn nhà ngập tràn ánh sáng và tiếng cười đùa, anh bắt đầu thư thả hơn vì không còn nhiều việc phải làm nữa. Anh đi ra ngoài, gặp gỡ những người khác, nói chuyện về sự sửa sang căn nhà của chính họ, nằm trong tâm thức họ và không ai khác có thể vào. Sự gặp gỡ cũng có hạn nên anh ngồi vào bàn viết, kể lại trải nghiệm tu sửa căn nhà tâm thức của mình bằng ngôn ngữ. Anh thả những tác phẩm đó trôi đi trên dòng tâm thức chung nhân loại để hy vọng có thể neo đậu lại nơi một vài người. Biết đâu từ những căn nhà nhỏ bé cá nhân ta có thể xây chung một ngôi làng thanh khiết, nơi chỉ có ánh sáng và tiếng cười. Rồi dòng chảy tâm thức chung hết đó sẽ chỉ lấp lánh những niềm an vui.
H.L
(SH303/05-14)
ĐỨC BAN
Từ thành phố N. lên xứ Kẻ Xá đâu đấy, người ta bảo, có thể đi đường bộ bằng ô tô, hoặc đáp thuyền gắn máy ngược sông Duềnh. Võ My chọn đi đường sông.
LÊ THỊ KIM SƠN
Đừng có cười nữa, đừng có cười nữa mà. - Lời nói nửa như van nài, nửa như ra lệnh của Thy làm cho cơn cười ngặt nghẽo của Kha trở nên im bặt.
NGUYỄN VĂN UÔNG
Không biết cái tục thờ ngài đội Cóc ở làng ấy xuất phát từ bao giờ. Có người bảo là chỉ mới hơn trăm năm trở lại đây, khi làng thỉnh tôn tượng tự nhiên của ngài vào an vị trang nghiêm trong gian đầu tả nội đình, hướng mặt nhìn bao quát tiền đường, nơi mỗi kỳ tế tự, các bô lão lễ bái hiến tế, cung nghinh long thần thổ địa.
NGUYÊN QUÂN
Gã đi dọc dãy hành lang của tầng năm, cái hành lang dài hun hút gần như không còn chút ánh sáng nào sót lại, ngoài chút mơ hồ xanh lẻo trên cái mặt số lân tinh của chiếc đồng hồ đeo tay. 0 giờ, đã qua thêm ngày nữa, một ngày trong mười lăm ngày về ẩn trú ở thành phố bên chân biển cả.
PHẠM DUY NGHĨA
Chẳng gì thú bằng đón bão trên đại ngàn, thằng bé nhận ra điều đó từ ngày đem đàn dê lên núi cao.
VĨNH QUYỀN
Nước loạn, sứ quân nổi lên cát cứ khắp nơi. Động chủ họ Trương ngủ mơ rồng vàng. Đám văn nhân môn khách quả quyết điềm lành, ứng chân mạng đế vương, thống nhất thiên hạ.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Dưới cơn mưa sơn cước tầm tã, Hòn Đá Thiêng cheo leo bên sườn núi tự thiên thu kể cho già bản Thào A Phạ nghe, chuyện rằng:
NGUYỄN THỊ THANH LƯU
Tôi chìa cuốn sách đã mở sẵn trang lót bìa ngập ngừng đưa cho ông nhà văn tuổi ngũ tuần đang cúi đầu trên những chồng sách mới tinh đợi kí.
ĐẶNG MINH CHÂU
Làng đang tẻ, tẻ muốn chết được. Vì chẳng có chuyện gì ồn ào để có cớ tán gẫu với nhau.
PHẠM NGỌC TÚY
Bà Mận tháo cái giỏ trên vách xuống. Hôm nay có nắng bà định ra vườn hái ít trái đậu vào kho; đậu la ve ở miền cao thường trồng sớm do không lo có lụt.
TRU SA
Tôi lấy bao thuốc ra và rút thêm một điếu. Tôi rít một hơi thật sâu rồi từ từ thở ra. Khói thuốc bay thành một vệt dài, uốn éo hồi lâu rồi từng lớp rã ra, tan biến vào khoảng không.
TRẦN BĂNG KHUÊ
1.
Mỗi buổi sáng thức dậy tôi đều thấy mình bị nhốt trong những chiếc hộp giả lập quen thuộc. Tôi sung sướng thụ hưởng và có nguy cơ thích thú ngày một rõ rệt đến độ không muốn [không còn] bất kỳ [ys][thức] rời bỏ nào hoặc tìm kiếm cơ hội rời bỏ cùng với những câu trả lời phiến diện cho riêng bản thân tôi về sự tồn tại, về hình hài của vũ trụ này.
NGUYỄN THỊ THANH LƯU
Đó là bức ảnh bán khỏa thân của một phụ nữ trạc ngoại tứ tuần, được chụp theo trào lưu “tự sướng” trong không gian chật chội của một phòng tắm nhỏ, lổn nhổn khăn khố đủ màu, rất đặc trưng cho kiểu nhà tắm nhõn vài mét vuông nhưng kiêm đủ chức năng phòng vệ sinh chung cho cả gia đình ở các đô thị lớn của Việt Nam.
VŨ THANH LỊCH
Làng mở hội lớn. Năm năm một lần. Người thập phương dồn về không biết bao nhiêu mà kể.
NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH
Ra khỏi quán cà phê một đoạn, tôi bước chậm lại. Gió đêm từ mặt sông hắt lên lành lạnh. Lần tay vào túi áo mới hay gói thuốc lá lúc nãy còn bỏ quên trên bàn, tôi vội quay về quán.
LÊ HÙNG VỌNG
Tặng D.
AN PHÚ
Trong không gian yên ắng của ngọn đồi, trên bầu trời không còn ngôi sao nào đêm nay, chỉ có những giọt mưa lả tả, gió và lớp rêu mờ lám xám bên bức tượng.
NHỤY NGUYÊN
Truyện ngắn
ĐINH PHƯƠNG
Khi tôi mười ba tuổi. Lần đầu tiên tôi nói với mẹ “Đừng rơi về phía bóng tối”. Mẹ không hiểu tôi. Bà không biết tôi đang diễn tả điều gì. Mẹ nhìn tôi đầy ngờ vực và cười khẩy.
LÊ HƯNG TIẾN
Tự thức
(Quý tặng nhà thơ Đinh Thị Như Thúy)