Ảo hóa
Người lữ khách đi qua sa mạc, thấy một chiếc kèn nằm lăn lóc nhưng chói sáng giữa nắng trời gay gắt. Ông dừng lại, lấy nước uống, nghỉ chân, nhặt chiếc kèn lên xem.
Minh họa: Nhím
Và rồi vì sa mạc tịch liêu và hoang vắng, vì buồn chán, ông bắt đầu lấy hơi thổi chiếc kèn đồng. Đầu tiên chỉ là hơi gió thoảng nhẹ nhưng rồi kèn ngân vang dần và kỳ lạ thay đám cát bụt trước mặt ông bắt đầu dâng cao vần vũ và xoáy thành hình trôn ốc mỗi lúc một nhanh. Đầu tiên thoáng ngạc nhiên nhưng ông dần thích thú và bắt đầu thổi với sự say mê cao độ. Từ vòng xoáy cát bắt đầu hình thành nên lâu đài, ngựa xe, giai nhân, anh hùng và quán rượu. Trong khi anh hùng say mê uống rượu với giai nhân, người qua kẻ lại buôn bán tấp nập trong thế giới cát, ông cũng tranh thủ nghỉ lấy hơi, uống ngụm nước và ra sức thổi tiếp. Lần lấy hơi này dài hơn, đám cát phía xa cuộn dâng nối tiếp hiện thành đất đai xứ xở, sự tranh giành giữa những người cát bắt đầu. Cưỡi trên những con ngựa chiến, đám lính cát dưới sự chỉ huy của một ông vua bắt đầu tiến chiếm, mở rộng bờ cõi. Bên kia đánh lại để giữ gìn thành trì. Tên bay như mưa, máu chảy ngập ngụa, tiếng khóc vang trời. Lấy được thành quách đoàn quân bắt đầu mở rộng cuộc chinh phạt, nhắm đến cả bãi sa mạc bao la. Mỹ nhân tan tác như hoa dưới làn tên đạn, anh hùng ra tay chống chọi cũng không cứu nổi một phương trời. Thế giới tràn đầy bước ngựa phi và chém giết. Ông bắt đầu thấy mệt mỏi và chùn tay. Ông thổi một hơi cuối và dừng tay, để kèn xuống cát. Màn chinh phạt đang cao trào, chém giết đang vô hạn độ như một trận đại khai sát giới từ từ xoay trở lại như một vòng xoáy trôn ốc ngược. Lần lượt người ngựa, thành quách, mỹ nhân, anh hùng biến mất rồi đến cả đất đai xứ xở. Đám cát bụi vàng từ từ hạ xuống nhẹ nhàng và êm dịu. Ông thu dọn hành lý, uống nốt ngụm nước cuối cùng rồi đứng dậy bước đi. Chiếc kèn lại nằm vùi trong cát. Trên một cuộc hý trường chinh phạt đẫm máu giờ chỉ còn lại sự lặng yên của cát và thi thoảng một vài tiếng gió lướt qua vi vu.
Ngôi nhà...
![]() |
Minh họa: Nhím |
Hồi đầu khi anh bước vào ngôi nhà tối ám, ẩm mốc chỉ thấy những đôi mắt sáng quắc hoang dại như mắt mèo nhìn anh. Không khí nguy hiểm khẩn trương trùm khắp. Anh bật đèn. Nhận ra anh, đám con nít mừng rỡ. Có lẽ lâu quá anh không về chơi. Nhìn vẻ rách rưới, tả tơi của quần áo, nhìn những vết thương tứa máu đang cố kìm nén cơn đau trên thân xác kiệt tàn của lũ trẻ anh như muốn khóc, muốn thét lên. Và anh cay đắng vì đang tâm chối bỏ ngôi nhà của mình cho đến bây giờ. Mỗi người trong đời đều có chốn ngụ cư. Nếu như nơi ấy có những kỷ niệm đứt ruột, có một đoạn đời chôn sâu thì dù cố ý hay vô tình tâm thức ta cũng tình nguyện ở lại một đời. Đó trở thành nơi ngụ cư cho những đoạn tâm thức khác mà ta hàng ngày đi qua và sống trải. Chỉ cần nhắm mắt lại là căn nhà đó hiện ra và trong nhà đầy những mảnh tâm thức của ta đang cư ngụ. Chúng cũng có hình hài, có tiếng nói nhưng ta thường không muốn nghe ra. Có những người cả đời chối bỏ để cuối cùng chết đi đầy hối tiếc, vĩnh viễn giữ một tâm thức đói khát rách nát lang thang qua cầu Nại Hà. Anh đâu muốn như thế. Vì vậy một đêm khuya trong giấc ngủ chập chờn anh nghiến răng bước vào căn nhà tâm thức và bật đèn lên. Cố gắng kìm nén tiếng nấc, anh nhận diện từng đứa rồi bắt tay băng bó cho đứa đang nằm co quắp vì vết thương. Đây là anh ngày cũ khi bị gió đời thổi qua, tuy không phải là mũi dao mà làm anh chảy máu vì ngộ nhận và anh để mặc bao năm từ đó đến giờ. Đứa bé thật xanh xao. Băng bó xong xuôi anh lấy ra một gói kẹo đưa cho thằng bé nhất. Đó chính là anh lúc năm, sáu tuổi, thèm khát một viên kẹo một que kem mà không có đủ tiền mua. Nó thật vui sướng và ăn ngon lành. Anh nói chuyện với những đứa còn lại. Có đứa là anh khi thống khổ, có đứa là anh khi bị bỏ rơi, có đứa là anh khi nuôi mộng đẹp làm gì đó cho đời. Rồi anh bàn bạc để cùng sửa sang ngôi nhà. Cứ thế từng đêm hay cả khi uống trà một mình ban ngày rảnh rỗi, anh đều quay về ngôi nhà để quét dọn, sửa sang, chăm lo cho lũ trẻ. Khi lũ trẻ trở nên vui mừng hớn hở hẳn lên thì anh nhận ra mình cũng không còn quá căm ghét, không quá giận dữ, không quá tủi thân nữa và bắt đầu trải nghiệm được niềm vui. Dần dần căn nhà ngập tràn ánh sáng và tiếng cười đùa, anh bắt đầu thư thả hơn vì không còn nhiều việc phải làm nữa. Anh đi ra ngoài, gặp gỡ những người khác, nói chuyện về sự sửa sang căn nhà của chính họ, nằm trong tâm thức họ và không ai khác có thể vào. Sự gặp gỡ cũng có hạn nên anh ngồi vào bàn viết, kể lại trải nghiệm tu sửa căn nhà tâm thức của mình bằng ngôn ngữ. Anh thả những tác phẩm đó trôi đi trên dòng tâm thức chung nhân loại để hy vọng có thể neo đậu lại nơi một vài người. Biết đâu từ những căn nhà nhỏ bé cá nhân ta có thể xây chung một ngôi làng thanh khiết, nơi chỉ có ánh sáng và tiếng cười. Rồi dòng chảy tâm thức chung hết đó sẽ chỉ lấp lánh những niềm an vui.
H.L
(SH303/05-14)
1. Con đường nhầy nhụa dẫn xuống chân dốc đã được ai đó rắc lên ít cát khô. Trời nắng hay mưa thì con đường vẫn thế. Để đi được vào cái xóm tự lập này không còn con đường nào khác.
Vào cái giây phút định mệnh ấy, tiếng hát nức nở của Khánh Ly vọng tới: Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui, Mẹ hãy ra đây nhìn phố ngập người. Đêm nay hòa bình, không nụ cười trên môi. Nhìn quanh đây không ai còn lại…vỗ về cơn say dịu dàng của tôi.
Anh chị dọn về đây từ hồi mới cưới nhau. Căn phòng xinh xinh, quét vôi xanh nhạt, trang nhã và sạch sẽ.
PHẠM XUÂN PHỤNGNgười thợ học việc rán một hơi cuối cùng. Đó là hơi quyết định sự thành bại của sản phẩm. Đốm thủy tinh lỏng đỏ rực đầu ống xuy phồng to lên, đẹp như một quả cầu lửa sáng chói. Đoạn, anh đưa quả cầu lửa vào lỗ khuôn rồi vừa thổi vừa xoay vừa nhấc dần đầu ống xuy đồng lên cao. Cuối cùng, bằng một động tác dứt khoát, anh xoáy mạnh, cắt lìa đầu ống khỏi phần còn lại của quả cầu lửa hơi nhô ra trên lỗ khuôn.
NGUYỄN BẢNTôi nhổ vào hai lọ crem Tokalon trắng và hồng, loại crem Pháp đắt tiền đang dùng dở của bà, rồi vảy nước bọt đi cho mất dấu.
NGUYỄN ANH ĐÀONàng vào Phú Xuân đã gần hai tháng. Giữa cảnh ngựa xe tấp nập, khăn áo lượt là, muôn hồng nghìn tía của chôn kinh thành, không làm cho lòng nàng nguôi ngoai nỗi nhớ cố hương. Ở cái làng nằm khuất dưới những rặng liễu bên Hồ Tây, vào mùa này rực lên màu vàng của những cuộn tơ óng ả vắt trên bờ giậu. Gió thu lồng lộng mơn man như những ngón tay thiếu nữ nhẹ bứt những chiếc lá đào úa vàng rắc xuống hồ làm thành những chiếc chong chóng quay tít trên mặt nước. Nàng đắm chìm trong nỗi nhớ nhà, nhớ kinh thành cũ với những đền đài, chùa miếu, tuy không thật uy nghi tráng lệ nhưng in đậm dấu vết của thời gian mà mỗi triều đại như khắc hằn trên đó những nét tinh hoa của một nền văn vật nghìn năm.
BÙI MINH QUỐCHoạ sĩ Từ Thành bạn tôi, vào thời khốn đốn nhất phải xoay sang làm mặt nạ để sống qua ngày. Ông thường làm các mặt nạ hề đủ loại, mặt ông địa, mặt chó, mặt khỉ, mặt gấu... và cả các thứ mặt tướng cướp. Khách hàng của ông toàn trẻ con. Vào mùa nắng ráo- mùa vui chơi của lũ trẻ, ông bán khá chạy. Biết tụi nhỏ chẳng có mấy tiền, ông bán rẻ, lấy công làm lãi, nên cũng chỉ tạm đủ sống. Nhưng vào mùa mưa gió bão bùng, hàng ế, thì ông đói.