Chùm truyện ngắn ngắn của HOÀNG LONG

10:01 16/05/2014

Ảo hóa

Người lữ khách đi qua sa mạc, thấy một chiếc kèn nằm lăn lóc nhưng chói sáng giữa nắng trời gay gắt. Ông dừng lại, lấy nước uống, nghỉ chân, nhặt chiếc kèn lên xem.

Minh họa: Nhím

Và rồi vì sa mạc tịch liêu và hoang vắng, vì buồn chán, ông bắt đầu lấy hơi thổi chiếc kèn đồng. Đầu tiên chỉ là hơi gió thoảng nhẹ nhưng rồi kèn ngân vang dần và kỳ lạ thay đám cát bụt trước mặt ông bắt đầu dâng cao vần vũ và xoáy thành hình trôn ốc mỗi lúc một nhanh. Đầu tiên thoáng ngạc nhiên nhưng ông dần thích thú và bắt đầu thổi với sự say mê cao độ. Từ vòng xoáy cát bắt đầu hình thành nên lâu đài, ngựa xe, giai nhân, anh hùng và quán rượu. Trong khi anh hùng say mê uống rượu với giai nhân, người qua kẻ lại buôn bán tấp nập trong thế giới cát, ông cũng tranh thủ nghỉ lấy hơi, uống ngụm nước và ra sức thổi tiếp. Lần lấy hơi này dài hơn, đám cát phía xa cuộn dâng nối tiếp hiện thành đất đai xứ xở, sự tranh giành giữa những người cát bắt đầu. Cưỡi trên những con ngựa chiến, đám lính cát dưới sự chỉ huy của một ông vua bắt đầu tiến chiếm, mở rộng bờ cõi. Bên kia đánh lại để giữ gìn thành trì. Tên bay như mưa, máu chảy ngập ngụa, tiếng khóc vang trời. Lấy được thành quách đoàn quân bắt đầu mở rộng cuộc chinh phạt, nhắm đến cả bãi sa mạc bao la. Mỹ nhân tan tác như hoa dưới làn tên đạn, anh hùng ra tay chống chọi cũng không cứu nổi một phương trời. Thế giới tràn đầy bước ngựa phi và chém giết. Ông bắt đầu thấy mệt mỏi và chùn tay. Ông thổi một hơi cuối và dừng tay, để kèn xuống cát. Màn chinh phạt đang cao trào, chém giết đang vô hạn độ như một trận đại khai sát giới từ từ xoay trở lại như một vòng xoáy trôn ốc ngược. Lần lượt người ngựa, thành quách, mỹ nhân, anh hùng biến mất rồi đến cả đất đai xứ xở. Đám cát bụi vàng từ từ hạ xuống nhẹ nhàng và êm dịu. Ông thu dọn hành lý, uống nốt ngụm nước cuối cùng rồi đứng dậy bước đi. Chiếc kèn lại nằm vùi trong cát. Trên một cuộc hý trường chinh phạt đẫm máu giờ chỉ còn lại sự lặng yên của cát và thi thoảng một vài tiếng gió lướt qua vi vu.


Ngôi nhà...

Minh họa: Nhím


Hồi đầu khi anh bước vào ngôi nhà tối ám, ẩm mốc chỉ thấy những đôi mắt sáng quắc hoang dại như mắt mèo nhìn anh. Không khí nguy hiểm khẩn trương trùm khắp. Anh bật đèn. Nhận ra anh, đám con nít mừng rỡ. Có lẽ lâu quá anh không về chơi. Nhìn vẻ rách rưới, tả tơi của quần áo, nhìn những vết thương tứa máu đang cố kìm nén cơn đau trên thân xác kiệt tàn của lũ trẻ anh như muốn khóc, muốn thét lên. Và anh cay đắng vì đang tâm chối bỏ ngôi nhà của mình cho đến bây giờ. Mỗi người trong đời đều có chốn ngụ cư. Nếu như nơi ấy có những kỷ niệm đứt ruột, có một đoạn đời chôn sâu thì dù cố ý hay vô tình tâm thức ta cũng tình nguyện ở lại một đời. Đó trở thành nơi ngụ cư cho những đoạn tâm thức khác mà ta hàng ngày đi qua và sống trải. Chỉ cần nhắm mắt lại là căn nhà đó hiện ra và trong nhà đầy những mảnh tâm thức của ta đang cư ngụ. Chúng cũng có hình hài, có tiếng nói nhưng ta thường không muốn nghe ra. Có những người cả đời chối bỏ để cuối cùng chết đi đầy hối tiếc, vĩnh viễn giữ một tâm thức đói khát rách nát lang thang qua cầu Nại Hà. Anh đâu muốn như thế. Vì vậy một đêm khuya trong giấc ngủ chập chờn anh nghiến răng bước vào căn nhà tâm thức và bật đèn lên. Cố gắng kìm nén tiếng nấc, anh nhận diện từng đứa rồi bắt tay băng bó cho đứa đang nằm co quắp vì vết thương. Đây là anh ngày cũ khi bị gió đời thổi qua, tuy không phải là mũi dao mà làm anh chảy máu vì ngộ nhận và anh để mặc bao năm từ đó đến giờ. Đứa bé thật xanh xao. Băng bó xong xuôi anh lấy ra một gói kẹo đưa cho thằng bé nhất. Đó chính là anh lúc năm, sáu tuổi, thèm khát một viên kẹo một que kem mà không có đủ tiền mua. Nó thật vui sướng và ăn ngon lành. Anh nói chuyện với những đứa còn lại. Có đứa là anh khi thống khổ, có đứa là anh khi bị bỏ rơi, có đứa là anh khi nuôi mộng đẹp làm gì đó cho đời. Rồi anh bàn bạc để cùng sửa sang ngôi nhà. Cứ thế từng đêm hay cả khi uống trà một mình ban ngày rảnh rỗi, anh đều quay về ngôi nhà để quét dọn, sửa sang, chăm lo cho lũ trẻ. Khi lũ trẻ trở nên vui mừng hớn hở hẳn lên thì anh nhận ra mình cũng không còn quá căm ghét, không quá giận dữ, không quá tủi thân nữa và bắt đầu trải nghiệm được niềm vui. Dần dần căn nhà ngập tràn ánh sáng và tiếng cười đùa, anh bắt đầu thư thả hơn vì không còn nhiều việc phải làm nữa. Anh đi ra ngoài, gặp gỡ những người khác, nói chuyện về sự sửa sang căn nhà của chính họ, nằm trong tâm thức họ và không ai khác có thể vào. Sự gặp gỡ cũng có hạn nên anh ngồi vào bàn viết, kể lại trải nghiệm tu sửa căn nhà tâm thức của mình bằng ngôn ngữ. Anh thả những tác phẩm đó trôi đi trên dòng tâm thức chung nhân loại để hy vọng có thể neo đậu lại nơi một vài người. Biết đâu từ những căn nhà nhỏ bé cá nhân ta có thể xây chung một ngôi làng thanh khiết, nơi chỉ có ánh sáng và tiếng cười. Rồi dòng chảy tâm thức chung hết đó sẽ chỉ lấp lánh những niềm an vui.

H.L
(SH303/05-14)






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN THÚC HÀ     
           Tặng H.V.T   

    Cha ông, là một nhà tạc tượng có tiếng ở chốn Thăng Long. Năm 1397 dưới triều Trần Thiếu đế, Hồ Quý Ly cho xây thành Tây Đô, cha ông được mời đến khắc chạm nội thất trong điện tiền.

  • LÊ THỊ HOÀI NAM

    Mười một giờ! Mười một giờ ba mươi! Mười hai giờ! Thư vẫn chưa về. Hôm nay là ngày nghỉ của cô ấy? Trước đây, mấy khi anh để ý đến chuyện đi về của vợ nhưng mỗi lần về muộn, Thư đều báo trước. Bây giờ cô ấy đi đâu? Hay lại...

  • NGUYỆT CHU   

    1.
    Buổi chiều.
    Trại trẻ mồ côi.
    Trong phòng chờ khách.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ  

    1. Nàng bứt rứt ngồi xuống chiếc ghế gần giá sách nhỏ của Gloria J. Chỉ có lèo tèo một vài quyển, còn lại là các tờ bướm quảng cáo du lịch, hay offer café, nhà hàng nào đó đang giảm giá vài chục phần trăm rải rác trên thành cửa sổ.

  • PHẠM NGỌC TÚY  

    Lúc tôi đẩy cánh cửa bước vào nhà, ba tôi đang ngồi trầm tư trong ghế bành, bên lò sưởi cháy đỏ rực rỡ. Những ngọn nến được thắp lên làm sáng tỏ căn phòng, thứ ánh sáng mập mờ hư ảo.

  • LỮ MAI  

    - Chú nói với mày một bí mật…
    - Thím Dinh ngoại tình phải không? 

  • DIỆU PHÚC   

    Ta nguyên thân là nước mắt của thần. Vì là nước mắt của thần, mang đầy linh khí, nên khi rơi xuống trần, chẳng thể tiêu tan.

  • PHẠM GIAI QUỲNH  

    Họ tập hợp ở cảng Cá Mập của thị trấn S. Thị trấn này nằm bên Địa Trung Hải, nhỏ và hầu như không mấy xuất hiện trong tầm mắt của các du khách có mong muốn thám hiểm hoặc vãn cảnh. Bởi ở đây không có gì ngoài cá và muối. 

  • ĐINH NGỌC TÂM   

    Cái bóng xuất hiện ba lần mỗi ngày. Buổi sáng đó là một vệt mờ in trên trần nhà và vách tường bên phải. Một vệt mờ ẩn rồi hiện, đậm rồi nhạt.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH  

    1.
    Lão ngồi tựa lưng ngôi mộ cổ dưới tán lá cây me đại thụ, mắt lim dim. Buổi trưa, giồng Tân Hiệp buồn thiu theo từng cơn oi bức của cái nóng hầm hập nắng cuối mùa.

  • NGUYÊN QUÂN

    Khu chợ, những ki ốt bê tông vươn mặt ra phía con suối rộng cả trăm mét, đang cuồn cuộn dòng nước đục ngầu. Đứng ở vị trí này, tì hai tay xuống vai chiếc cầu hiện đại vắt ngang suối, có thể duỗi tầm mắt nhìn suôn suốt đến tận dãy núi cao vút đầu nguồn. Khe Tre là đây. Khe Tre đầy những câu chuyện đường rừng huyền hoặc của thằng Ngạn là đây sao.

  • CUNG TÍCH BIỀN

    Dòng họ Trần Liêu vào định cư ở bờ Bắc sông Thu một thời gian lại gặp chuyện chẳng lành.

  • NGUYỄN THỊ DUYÊN SANH   

    Duy chợt mở bừng mắt vì tiếng đập lùng bùng của mấy tấm phên liếp. Anh nhìn ra ngoài. Trời xám đục một màu chì, chẳng biết còn sáng sớm hay đã xế chiều.

  • NGUYỄN HẢI TRIỀU   

    1.
    Đường ra bến đò cuối làng Phú Đông ngày xưa không vắng hoe như bây giờ đâu. Cái bến đò còn đông đúc người qua lại.

  • LÊ MINH PHONG

    Có một kẻ hành khất già nua đi bán thơ dạo dừng lại trước cổng nhà tôi. Và tôi biết ông ấy đi ra từ một giấc mơ nào đấy của cha tôi. Cha tôi thường mơ tới những giấc mơ lạ kỳ. Những giấc mơ không giống bất kỳ một giấc mơ của ai khác.

  • TẠ BẢO

    Hôm chú tôi đi bộ đội, trong lúc liên hoan chú cao hứng tuyên bố trước cả nhà: "Chết xanh cỏ, sống đỏ ngực".

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN   

    Đường lên núi Quèn tràn ngập sắc hoa đào. Màu hồng phấn trên những cánh rừng đào phai lớp lớp mái xuôi nghiêng xoay tròn hình chóp, đẹp đến nỗi mây trắng dặt dìu bay qua đỉnh núi cũng ửng lên màu ráng hồng hư ảo quang chiếu cả bầu trời Tam Điệp.

  • LTS: Nhà thơ Mỹ Dạ chuyển cảm hứng sang viết kịch bản phim và truyện ngắn sau thời thiếu nữ đã đoạt giải nhất thơ Báo Văn Nghệ 1973 và tập thơ "Bài thơ không năm tháng" được giải thưởng của Hội Nhà Văn Việt Nam -1983. Tự khám phá khả năng trong thể loại mới đâu dễ thành công, riêng gì với nữ sĩ. Vậy mà Mỹ Dạ đã có truyện "đầu tay" sau khi ra đời 3 tập thơ. SH xin trân trọng giới thiệu ngõ ngách "tâm hồn khác" của nàng thơ mượn văn xuôi làm sáng tỏ mình.

  • TRU SA   

    Mấy ngày nay tôi luôn mất ngủ.
    Không hẳn là tôi thức trắng đêm bởi tôi vẫn dễ dàng tìm vào giấc ngủ.