TRƯỜNG THẮNG
Viên ngọc bích - Lăng Cô
Sương dày giáp mặt biển đông
Hình như chân trời đang chao chân rửa mặt
Giữa mênh mông nhấp nhô từng cơn sóng
Ầm ào xô đẩy bạc đầu.
Phía xa núi Bạch Mã hút sâu
Vươn cao giữa dãy trường sơn hùng vĩ
Trên đầu mây lang thang suốt ngày lãng đãng
Vẽ ngựa trắng rong hoang điển cố muôn đời
Làng An cư xưa hiền hòa chơn chất một thời
Những thuyền thúng thuyền nan vươn mình ra biển lớn
Nhuộm nắng thức khuya bắt những con cua con mực
Lăng Cô nay đủ đầy có thuyền lớn vượt trùng dương
Vịnh Lăng Cô uốn mình như gái xuân thì làm dáng thơm hương
Nhìn chàng trai vươn vai đèo Hải Vân hùng vĩ
Gió Lập An rì rào như bản tăng gô dịu nhẹ.
Bãi cát trắng phau ôm vịnh núi hữu tình
Lăng Cô bây giờ viên ngọc bích xinh xinh…
Lăng Cô - vươn giữa đại dương
Đứng trên đèo Hải Vân nhìn Lăng Cô đổi mới
Một dải cát trắng phau cong cong mềm mại
Gió mơn man thổi đầy An Cư của một thời xa ngái
Lăng cô bây giờ đã thay sắc đổi màu.
Những resort dọc ngang chạy dài san sát bên nhau
Nhìn sóng vỗ đêm ngày lên ngực trần bờ cát
Hàng dương hoan ca không một lời ủy thác
Biển đẹp yên bình mang sức hút lạ kì
Đầm Lập An nuôi hàu hến ốc gai
Bạch Mã bao quanh khoác lên màu xanh ngọc
Từng xóm nhà xưa nhà nay khang trang sinh động
Vươn giữa đất trời mang hơi thở đại dương…
Mộng làng Cò
Mây lãng đãng xa mờ
Trên đỉnh đầu Bạch Mã
Dãy Trường Sơn nguồn thơ
Cò bay la bay lả
Ơ kìa đầm Lập An
Nước trong xanh phẳng lặng
Nghêu sò ốc hến cá
Lượn lờ đón mùa trăng
Phía xa bờ cát trắng
Sóng đại dương thầm thì
Mãi bạc đầu ngọt đắng
Biển bờ mối tình si
Hàng dương đong thổn thức
Gió ru hỡi ru hời
Làng Cò nay bừng thức
Khách thập phương nghỉ ngơi
Mời em đến thăm chơi
Mộng làng cò Vịnh đẹp
Một lần thôi em ơi
Trọn ước mơ muôn đời…
(SHSDB33/06-2019)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI