Chùm thơ Nông Quang Khiêm

09:21 21/01/2023


NÔNG QUANG KHIÊM

Minh họa: Nguyễn Thiện Đức

Mây

Tôi sinh ra đã thấy bản giàu mây
Còn phận người thì nghèo lam lũ
Buổi sáng mở cửa
Bầu trời cách một với tay.
Ngày...
Tiếng gà rừng gọi mây lên
Tiếng mõ trâu rủ mây về
Mặt trời lùa mây xuống núi
Người lên nương lẫn trong mây
Tiếng trẻ con học bài tan trong mây...
Mây như chiếc nôi
Bản nằm mà không chịu lớn.
Ngày...
Em đứng tạc vào mây
Tôi như mây thiên di tìm chân trời mới
Ngày trở về mang mang câu cọi
Em gùi mây dắt con phía ngược đường.
Tóc cha mẹ mây sương
Mây mơ mộng ru mưu sinh sấp ngửa.
Mây mù trời
Người như áng mây thôi!




Ngẫu khúc chiều ba mươi Tết

Con đếm từng ngày xốn xang chờ đợi. Một năm xa nhà nhớ
quá đi thôi! Nhớ tiếng cá quẫy nước hôm hai ba đưa ông Táo
về trời, nhớ cả tôi ngày xưa lẽo đẽo theo mẹ đi nhà bà ngoại…
Thức dậy trong lòng những cái Tết tuổi thơ…
Con vội vã về nhà vào chiều ba mươi Tết, trời rắc muôn vàn
hạt ngọc li ti. Mùa đông vẫn còn rơi rớt. Cả đất trời rực lên
những sắc hoa. Bầy chim đi đâu suốt mùa đông chẳng thấy,
giờ gọi nhau về ríu rít vui ca. Bố cho thêm củi vào bếp, nồi
bánh chưng trên kiềng lục bục tỏa hương. Một năm xa con lớn
lên nhiều, thấy mái tóc mẹ cha lại thêm nhiều sợi bạc, nụ cười
hiền không vùi kín nổi những lo toan…
Mùa xuân về lòng tràn đầy những khát khao, cha lùa chiếc
chổi tre quét nhọc nhằn muộn phiền ra cuối ngõ. Con vô tư
qua tuổi hai mươi, mải mê theo cánh chim bay qua trời…
Ngoảnh lại, chợt bắt gặp mẹ cha đang đứng sau mùa xuân
lặng lẽ, nuôi ước vọng đời con...

(TCSH407/01-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn

  • Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn

  • VĂN LỢIĐồng Hới trong anh

  • PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế

  • TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh

  • THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi

  • Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân

  • NGUYỄN KHẮC PHỤC    Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi     Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu

  • LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.

  • XUÂN HOÀNGĐồng hới

  • Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà

  • PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương

  • HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm

  • Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên

  • Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng

  • Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm

  • Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục

  • Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương

  • LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.