NHỤY NGUYÊN
Nhà thơ Nhụy Nguyên
Đồi phôi thai(*)
tôi phải viết bài thơ
về hơn 40 ngàn thiên thần
chấp chới giữa hư không
đang nhìn tôi. Và đang tập làm con
dưới vòng tay nhân từ của Chúa
Đức Maria cũng không thể làm vợi cơn khát người
của hơn 40 ngàn thiên thần mồ côi từ trong tăm tối.
nương nhờ ánh sáng Phúc Âm
xin được nhúng bài thơ này vào nước Thánh
rửa tội cho từng con chữ
để lúc chào đời không oán những “mẹ - cha”...
..............................................
(*) Nghĩa trang do Giáo xứ [thuộc xã] Hương Hồ lập từ 1992, nơi chôn cất khoảng 40 ngàn phôi thai, phần lớn là hậu quả của nạn phá thai.
Tựa viết cho đời mình
mở mắt lại thấy chiêm bao
nhắm mắt dương thế trôi vào hư vô
mở mắt, ô! vẫn là mơ
nhắm mắt liều sống. Ai ngờ... vô minh
mở mắt không cõi tâm linh
nhắm mắt thấy Phật thuyết kinh bên trời
chút ta mê triệu năm rồi
một ngày huyết lệ tuôn rơi muộn mằn
nhắm mắt soi chiếu bổn tâm
mở mắt thoát xác nhân gian vô hồn.
Đêm Phước Tích
ngủ chung với những linh hồn trong ngôi nhà cổ
tiếng mọt xuyên đêm rức buốt
người con gái trinh nguyên bước ra từ ngôi miếu Chăm
hoang tàn cây thụy
lang thang - cứ lang thang gọi tên từng cội Linga thất truyền
những linh hồn trong ngôi nhà cổ
họ lặng lẽ ra đi từ lúc nào - lúc trời chưa tỏ mặt
tôi rũ bóng đêm ngồi nhớ lại giấc mơ…
… úp mặt vào Yoni. Ngôi miếu Chăm đổ nát
người con gái bị thánh thần ruồng bỏ
trời mênh mang đất thênh thang
những linh hồn không trở lại
tôi đào xới giấc mơ
người con gái đã mang thai nỗi buồn
chạy trốn khỏi bài thơ tôi viết
đêm bình yên
khách ghé thăm miếu cổ
Trinh khuyết Yoni lóng lánh giọt người.
Phước Tích, 28/7/2012
(SH292/06-13)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH