NHỤY NGUYÊN
Nhà thơ Nhụy Nguyên
Đồi phôi thai(*)
tôi phải viết bài thơ
về hơn 40 ngàn thiên thần
chấp chới giữa hư không
đang nhìn tôi. Và đang tập làm con
dưới vòng tay nhân từ của Chúa
Đức Maria cũng không thể làm vợi cơn khát người
của hơn 40 ngàn thiên thần mồ côi từ trong tăm tối.
nương nhờ ánh sáng Phúc Âm
xin được nhúng bài thơ này vào nước Thánh
rửa tội cho từng con chữ
để lúc chào đời không oán những “mẹ - cha”...
..............................................
(*) Nghĩa trang do Giáo xứ [thuộc xã] Hương Hồ lập từ 1992, nơi chôn cất khoảng 40 ngàn phôi thai, phần lớn là hậu quả của nạn phá thai.
Tựa viết cho đời mình
mở mắt lại thấy chiêm bao
nhắm mắt dương thế trôi vào hư vô
mở mắt, ô! vẫn là mơ
nhắm mắt liều sống. Ai ngờ... vô minh
mở mắt không cõi tâm linh
nhắm mắt thấy Phật thuyết kinh bên trời
chút ta mê triệu năm rồi
một ngày huyết lệ tuôn rơi muộn mằn
nhắm mắt soi chiếu bổn tâm
mở mắt thoát xác nhân gian vô hồn.
Đêm Phước Tích
ngủ chung với những linh hồn trong ngôi nhà cổ
tiếng mọt xuyên đêm rức buốt
người con gái trinh nguyên bước ra từ ngôi miếu Chăm
hoang tàn cây thụy
lang thang - cứ lang thang gọi tên từng cội Linga thất truyền
những linh hồn trong ngôi nhà cổ
họ lặng lẽ ra đi từ lúc nào - lúc trời chưa tỏ mặt
tôi rũ bóng đêm ngồi nhớ lại giấc mơ…
… úp mặt vào Yoni. Ngôi miếu Chăm đổ nát
người con gái bị thánh thần ruồng bỏ
trời mênh mang đất thênh thang
những linh hồn không trở lại
tôi đào xới giấc mơ
người con gái đã mang thai nỗi buồn
chạy trốn khỏi bài thơ tôi viết
đêm bình yên
khách ghé thăm miếu cổ
Trinh khuyết Yoni lóng lánh giọt người.
Phước Tích, 28/7/2012
(SH292/06-13)
TRẦN HOÀNG PHỐ
HẢI BẰNG
PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi
Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.
TRẦN HOÀNG PHỐ Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh
TRẦN VÀNG SAO
LÊ VĂN NGĂN
VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận
PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn
FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56
LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Kính tặng Hà Nội - Trái tim
THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi
HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1
PHẠM TẤN HẦU Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc” J.BRODSKY
NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1
LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.
LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.
LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau
LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…