Chùm thơ Nguyễn Hữu Trung

09:15 06/10/2023


NGUYỄN HỮU TRUNG

Ảnh: tư liệu

Nghĩ về cánh đồng

 cái gì đó èo uột, phù sa đã bỏ đi
người trẻ cũng bỏ đi
và ngọn lúa dĩ nhiên sẽ ở lại trổ cho hết thuần nông
trên cánh đồng mạch rạ cắt tạm mùa màng

Ngọn gió. Nghĩ nó thổi qua
làm say sóng lúa, con cò bay về
chân đậu trắng vệt phù sa vòng vòng ôm ấp. Bưng biền

Thành phố, tứ xứ
vệt cao cao những tòa nhà
người trẻ ngự trên đó. Họ giang tay hứng bầu trời
mênh mông như cánh đồng. Con diều được làm
bằng giấy trắng học trò lèm bèm trôi trên mặt sóng.

Dung dưỡng cho hết lần giáp hạt. Cánh đồng lại phẳng mặt trời
người trẻ lặn mình trong thành phố
tha thiết ngày khởi sắc, người già ở lại
đợi cỏ ôm mình

Cánh đồng có con đường băng qua. Khu dân cư mọc lên
thu hẹp đường chân trời
thành phố chới với
lúc nào, bao lâu. Người trẻ chân vấp cỏ mềm.


Quay lại

tôi quay lại
căn nhà vẫn còn con nhện giăng tơ trên mái
cửa sổ nhìn ra cánh đồng
tấm lưng cha tôi đen nhẫy nhọc nhằn

tôi quay lại
chụp con chuồn chuồn đậu trên nhánh cây
nhánh cây hóp, tuổi thơ tôi lem luốc cọc còi

tôi quay lại
căn nhà tôi và nhà hàng xóm
mọc lên một cái hàng rào
hàng rào màu xanh có kẽm gai
hàng rào màu trắng có miếng thủy tinh
đêm xuống lại leng keng móc khóa
hất trắng tiếng thở dài
cha nói láng giềng gần như đãi cát tìm vàng
tôi quay lại
tìm vàng qua đụn cát mênh mông
gói tiếng thở dài của cha
tôi lại ra đi



(TCSH415/09-2023)

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng  chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.

  • Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương

  • Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang

  • Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương

  • Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất

  • Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác

  • Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy

  • Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh

  • HỒNG NHUChiếc tàu cau                        (Trích)

  • Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật

  • LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.

  • LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…

  • Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.