KHÉT
Lễ Pây Tái - Ảnh: internet
Tôi còn
tôi còn đôi mắt cà mau
những đêm trăng vàng gốc đước
tôi còn ngồi rửa chân cạn
thương em thương cả đời sông
tôi còn giọng nói u minh
theo dấu bông tràm mà lớn
vọng cổ em đừng buộc lạt
tôi trôi trên sợi tóc nào
vì làng sinh ra từ biển
nên mình chát mặn đời nhau
em còn một vành nón lá
nghiêng tôi trú mấy cơn đau?
Đưa noọng về Pây Tái(1)
mảnh lằm khấư trên vai(2)
áo chàm còn quen mùi đước
rừng núi này của chúng ta
thương sẽ như cây tự xanh mà lớn
nhà mình bốn mùa lửa
sao ta lại đói mùa mắt
ruộng mình bốn mùa lúa
sao ta lại đói mùa nhau
noọng ới
chài đã ăn hết những lá ngón trên đường về đây(3)
cái chết không ngăn được cái chân
mưa giông kiếp này không ngăn được cái thương cái nhớ
chài khảm hải(4)
đưa noọng về Pây Tái
--------------
Các từ trong tiếng Tày:
(1) Noọng: em; Pây Tái: Người Tày, rằm tháng bảy là lễ “Pây Tái” - một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Người Tày, Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng ngày rằm tháng bảy là dịp người phụ nữ cùng chồng con mình trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay được chăm sóc cho cha mẹ.
(2) lằm khấư: Còn gọi là vải ướt khô, mảnh vải được chàng trai mang lên khi tổ chức đám cưới của người Tày lúc dâng lễ cho bên nhà vợ, thể hiện sự nhớ ơn nuôi nấng của cha mẹ vợ.
(3) Chài: anh.
(4) Khảm hải: nghĩa là Vượt biển, một đoạn trong hát Then của người Tày, được dùng trong các nghi lễ cúng bái quan trọng.
(TCSH403/09-2022)
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói
Nguyễn Hoa - Nguyễn Trọng Tạo - Hải Bằng - Minh Báo - Vũ Quần Phương - Lý Hoài Xuân
NGUYỄN KHẮC PHỤC Viết cho năm MÙA THU hai mươi tuổi Và câu chuyện tình dang dở lại bắt đầu
LTS: Hải Kỳ tên thật Trần Văn Hải. Sinh năm 1948 ở Đồng Hới. Thơ in từ năm 1969 trên các tập san, báo văn nghệ ở địa phương và Trung ương. Với tâm hồn say đắm, nhạy cảm thơ Hải Kỳ hướng tới những tìm tòi phát hiện chất liệu mới trong đời sống, với giọng thơ khỏe, tránh lặp lại mình.
XUÂN HOÀNGĐồng hới
Hoàng Vũ Thuật - Đông Triều - Đỗ Quyên - Đoàn Mạnh Phương - Đào Duy Anh - Nguyễn Thị Anh Đào - Nguyễn Văn Hùng - Phan Lệ Dung - Trần Phương Trà
PHAN TRUNG THÀNHLời tạ của hải cẩu Hải Dương
HOÀNG VŨ THUẬTBài hát trong bóng đêm
Nguyễn Khoa Điềm - Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ - Trần Hạ Tháp - Lê Tấn Quỳnh - Nguyên Quân - Đức Sơn - Nguyễn Văn Quang - Lê Ngã Lễ - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Xuân Hoàng - Minh Đức Triều Tâm Ảnh - Hạ Nguyên
Anh Ngọc - Lâm Thị Mỹ Dạ - Nguyễn Thị Hồng - Phạm Tấn Hầu - Phạm Đình Ân - Phạm Hồ Thu - Trần Hoàng Phố - Vĩnh Nguyên - Hải Vân - Trinh Đường - Hoàng Minh Nhân - Hoàng Nhuận Cầm - Trịnh Trang Quỳnh - Đỗ Hoàng - Lê Nguyên Hồng
Vĩnh Nguyên - Trần Thị Linh Chi - Lưu Ly - Triệu Nguyên Phong - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Ngàn Thương - Từ Nguyễn - Trần Tịnh Yên - Tuệ Lam - Lê Huỳnh Lâm
Nguyễn Xuân Sanh - Trần Mạnh Hảo - Ý Nhi - Võ Văn Trực - Văn Tăng - Trần Hải Sâm - Thúc Hoàng - Quốc Minh - Trần Hữu Lục
Trần Trình Lãm - Châu Thu Hà - Nguyễn Tiến Chủng - Trịnh Hải Yến - Khaly Chàm - Nguyễn Quang Hưng - Huỳnh Ngọc Lan - Đông Hương
LTS: Phan Duy nhân là bút hiệu của một nhà thơ quen biết với bạn đọc trẻ miền Nam từ đầu những năm 60. Tên thật là Phan Chánh Dinh sinh năm 1941 quê xã Triệu Thượng, huyện Triệu Hải, Bình Trị Thiên, trưởng thành trong phong trào đấu tranh yêu nước của sinh viên Huế. “Thư gửi các bạn sinh viên” của anh in ở tuần báo Sinh viên Huế năm 1964 có thể xem là bài thơ mở đầu cho dòng thơ ca tranh đấu của tuổi trẻ đô thị miền Nam trong tù (Côn Đảo 1968-1973) và sau ngày giải phóng Phan Duy Nhân vẫn tiếp tục sáng tác, dù ít xuất hiện trên báo chí.