KHÉT
Lễ Pây Tái - Ảnh: internet
Tôi còn
tôi còn đôi mắt cà mau
những đêm trăng vàng gốc đước
tôi còn ngồi rửa chân cạn
thương em thương cả đời sông
tôi còn giọng nói u minh
theo dấu bông tràm mà lớn
vọng cổ em đừng buộc lạt
tôi trôi trên sợi tóc nào
vì làng sinh ra từ biển
nên mình chát mặn đời nhau
em còn một vành nón lá
nghiêng tôi trú mấy cơn đau?
Đưa noọng về Pây Tái(1)
mảnh lằm khấư trên vai(2)
áo chàm còn quen mùi đước
rừng núi này của chúng ta
thương sẽ như cây tự xanh mà lớn
nhà mình bốn mùa lửa
sao ta lại đói mùa mắt
ruộng mình bốn mùa lúa
sao ta lại đói mùa nhau
noọng ới
chài đã ăn hết những lá ngón trên đường về đây(3)
cái chết không ngăn được cái chân
mưa giông kiếp này không ngăn được cái thương cái nhớ
chài khảm hải(4)
đưa noọng về Pây Tái
--------------
Các từ trong tiếng Tày:
(1) Noọng: em; Pây Tái: Người Tày, rằm tháng bảy là lễ “Pây Tái” - một trong hai cái Tết quan trọng nhất của năm, sau Tết Nguyên đán. Người Tày, Nùng quan niệm rằng, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng ngày rằm tháng bảy là dịp người phụ nữ cùng chồng con mình trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay được chăm sóc cho cha mẹ.
(2) lằm khấư: Còn gọi là vải ướt khô, mảnh vải được chàng trai mang lên khi tổ chức đám cưới của người Tày lúc dâng lễ cho bên nhà vợ, thể hiện sự nhớ ơn nuôi nấng của cha mẹ vợ.
(3) Chài: anh.
(4) Khảm hải: nghĩa là Vượt biển, một đoạn trong hát Then của người Tày, được dùng trong các nghi lễ cúng bái quan trọng.
(TCSH403/09-2022)
Nguyễn Siêu Việt - Lê Hoàng Anh - Nguyễn Hới Thọ - Phạm Đức - Đoàn Việt Bắc - Nguyễn Ngọc Quỳnh - Nguyễn An Hạ - Hoàng Cầm
PHẠM TẤN HẦU
HOÀNG VŨ THUẬT
NGUYỄN THÁNH NGÃ
TÚ ANH
Trần Quốc Toàn - Tịnh Bình - Ngô Đức Hành - Nguyễn Nho Khiêm - Sơn Trần
LÊ VI THỦY
LỆ HẰNG
HUỲNH THÚY KIỀU
BẠCH DIỆP
MAI TUYẾT
Lê Nhi - Vũ Tuyết Nhung - Huỳnh Thị Quỳnh Nga - Phan Đạo - Đỗ Thượng Thế
TRẦN HẠ VI
NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
HÀ NHẬT
NGUYỄN ĐÔNG NHẬT
NGUYỄN QUANG HƯNG
NGUYỄN NHẬT HUY
NGUYỄN VĂN SONG
NGUYỄN THANH HẢI