Chùm thơ Hoàng Hưng

16:41 24/09/2008
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...

Nghe quạ kêu ở

Calcutta

Người phu xe ngồi khâu áo
Chiếc áo rách từ thủa chưa có cội bồ đề
Giữa tiếng quạ kêu
Người phu xe chăm chú đường kim mũi chỉ
Quên mất mình đang đợi khách

Quạ kêu quạ kêu lẫn dàn kèn xe bus inh ỏi
Hai viên Xá Lợi lấp lánh trong nhà bảo tàng
Thần Tara(1) vặn mình theo nhịp vũ trụ

Quạ kêu quạ kêu ở Calcutta
Người bán trà sữa mang họ Barua vốn dòng Thích Ca
Dòng Thích Ca bị người đời truy sát
Người bán trà sữa ngồi xếp bằng rót một vòng trà cho bọn du khách
hiếu kỳ
Món trà sữa từ thời Đức Phật

Quạ kêu quạ kêu lẫn tiếng rùng rùng những toa xe điện
vừa chạy vừa long ra
Hai bên hè phố
Người chờ việc ngồi bẻ ngón tay trong nắng
Lòng đường mấp mô đen bóng những viên gạch trăm năm

Quạ kêu quạ kêu trưa nắng
Chạy túa ra
Bày taxi - bọ cánh cứng màu vàng
Cả thành phố người xe lúc nhúc
Hăng nồng hương liệu nghìn năm

Xa lắc rồi
Cõi buồn vui hờn giận của chúng mình
Cõi lo toan vặt vãnh của chúng mình
Anh cầm tay em
Buông mình vào cõi khác
Giữa tiếng quạ kêu ở Calcutta
-----------------
(1) Một nữ thần hộ mệnh của người Tây Tạng


Sông Hằng

Mặt trời lên sông Hằng
Còn lại bóng đêm xác con trâu mộng
Những giàn thiêu nổi lửa ven bờ
Ánh bình minh trên vòm đá cổ

Tràn xuống sông bầy người ngũ sắc
Xin nước sông rửa sạch tội tình
Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguội
Ướp xác phàm bằng hương liệu sắc - không

Sông Hằng sông Hằng cho tôi một giọt nước thiêng
Một giọt thôi
Giọt nào tẩy hết ưu phiền
Sông Hằng sông Hằng cho tôi chết giữa dòng để tái sinh làm nhà thơ
hay thiền sư lang bạt

Mặt trời lên
Loé cười hàm răng anh bán cá
Suốt buổi sáng anh nhẫn nại đeo bám du thuyền
Để bán cho bằng được một giỏ cá tươi

Nụ cười sông Hằng
Trên mình con cá em phóng sinh
Trên chiếc nhẫn ngón tay em đuổi theo làn cá

Nụ cười sông Hằng
Triệu triệu năm sông nhẫn nại chở Hi Mã Lạp Sơn về xuôi
Nước sông đỏ tươi
Bao giờ mòn hết núi...


Mưa Bangkok

Mưa Bangkok nhơm nhớp
Mùi sầu riêng
Áp lực màng tang một cái chợ vỉa hè

Thèm trận mưa Sài Gòn trắng trời trắng đất.

Chiều nay Hoàng Cung đóng cửa
Cô “gai”(1) gốc Hoa dỗ tôi vào trung tâm mỹ nghệ cắt cổ
Anh tuk - tuk(2) mặt đen toét cười chìa tờ rơi đầy hình gái mat-xa
                                                                                          béo núc
Pát poong Pát poong(3)
Nghe như tiếng rao bánh bao ngon
Tôi không hiểu nổi
Làm sao trên cái đống bầy hầy hai chân tôi đang dính
Lại mọc lên những cao ốc tráng lệ kia
Lại phóng đi xa lộ trên không vút tới cổng trời
Tôi làm sao hiểu nổi
Thành - phố - thiên - thần(4) toàn những người bán lẻ niềm vui
                                                                                            trần thế

Thailand - mỉm - cười(5)
Thigh Land - đùi - dài(6)
Lớp lớp thếp vàng trên mình Phật nằm Phật đứng
Một trăm lẻ tám quả chuông rộn rã lối vào chùa
Tôi ngẩn ngơ theo gót chân trần dưới lớp y vàng rực
Đi trong bùn đi trong mưa.
Mình hành khất gì đây hành khất một niềm tin bên trên lý lẽ?
Hành khất nụ cười phi - du - lịch của em?

Chỉ còn hơn một giờ bay là về đến Sài Gòn
Vẫn không hiểu mình tìm gì ở Bangkok ?

(nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)

 

 

 



----------------
(1) Guide: hướng dẫn viên du lịch
(2) Xe động cơ ba bánh, phương tiện chở khách phổ thông ở Bangkok
(3) Tên khu ăn chơi nổi tiếng nhất Bangkok
(4) Bangkok tên tiếng Thái là Krongthep, nghĩa là “Thành phố của các thiên thần”
(5) Khẩu hiệu của ngành du lịch Thái Lan (Smiling Thailand)
(6) Những người công kích công nghiệp du lịch tình dục của Thái Lan sử dụng cách chơi chữ đồng âm khác nghĩa: Thigh Land, có nghĩa là “Xứ sở của bắp đùi”, phát âm giống Thailand (Xứ sở của người Thái)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Lynh Bacardi, tên thật là Phạm Thị Thùy Linh, sinh ngày 03/04/1981. Làm thơ, viết văn, đồng thời là một dịch giả chưa từng học qua trường lớp chính quy nào. Đến với thơ văn từ năm 2003, Lynh Bacardi không ngừng nỗ lực cách tân và đã tạo cho mình một lối viết đầy bản sắc trong thế hệ trẻ luôn có ý hướng cách tân hiện nay. Thế mạnh của Lynh chính là sự vượt thoát trong tư tưởng, dám bội ước với lối thi pháp truyền thống và nói lên được những khát vọng của giới nữ.

  • Tần Hoài Dạ Vũ - Nguyễn Thanh Mừng - Phạm Nguyên Tường - Nguyễn Nguyên An - Lãng Hiển Xuân - Trần Tịnh Yên - Nhất Lâm - Nguyễn Đông Nhật - Trương Văn Nhân - Miên Di - Nguyễn Lãm Thắng - Huỳnh Thúy Kiều - Ngàn Thương - Hoàng Cát - Đức Sơn - Lệ Thu - Hồng Vinh - Ngô Thiên Thu - Lưu Ly - Ngô Công Tấn - Nguyễn Minh Khiêm - Nguyễn Khắc Thạch - Nguyễn Thường Kham - Từ Hoài Tấn - Nguyên Tiêu - Phan Lệ Dung - Phan Trung Thành - Tôn Phong - Trần Áng Sơn - Lê Ngã Lễ - Trần Vạn Giã - Từ Nguyễn


  • HOÀNG NGỌC QUÝ


  • NGÔ ĐÌNH HẢI

  • Đinh Thu - Nguyễn Văn Thanh - P.n.thường Đoan - Trần Nhuận Minh - Trọng Hướng - Lâm Anh - Đoàn Mạnh Phương - Đỗ Hàn - Trần Phương Kỳ - Nguyễn Văn Quang - Nguyễn Loan - Triệu Nguyên Phong - Kiều Trung Phương - Nguyễn Thiền Nghi - Hồ Đắc Thiếu Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Đạt - Trường Thắng - Lê Nguyễn - Trịnh Bửu Hoài

  • LTS: Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 có ý nghĩa lớn là làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, đánh bại cố gắng quân sự cao nhất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lay ý chí xâm lược buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra bước ngoặt có ý nghĩa quyết định của cuộc kháng chiến.

  • Nguyễn Tùng Linh - Lê Thị Mây - Phạm Sông Hồng - Y Phương  - Thuận Vi - Nguyễn Khắc Thạch - Đặng Thị Vân Khanh


  • NGUYỄN THỤY KHA

  • Hoàng Anh Tuấn - Ngọc Tuyết - Nguyễn Thánh Ngã - Khaly Chàm - Mai Văn Hoan - Võ Văn Luyến - Vũ Kim Liên - Lê Vy Thủy

  • LGT: Kiều Maily sinh năm 1985 tại Pablap - làng Chăm tỉnh Ninh Thuận. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh. Đã có thơ đăng trên đặc san Tagalau, báo Văn nghệ trẻ, báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Phong Chủ nhật, tạp chí Văn hóa Dân tộc… Một số bài thơ Kiều Maily đã được Inrasara chuyển sang tiếng Chăm. Đây là cây bút nữ có những câu thơ được cho là rất dân tộc mà không thiếu hiện đại.


  • NGUYỄN MINH KHIÊM

  • Vĩnh Nguyên - Phan Hoàng - Lê Hưng Tiến - Miên Di - Phan Thành Minh - Viên Chính - Kinh Thượng - Trần Thị Phương Lài - Văn Nhân

  • Nguyễn Tất Hanh, sinh ngày 17/2/1954; Quê quán: Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng. Hội viên Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng. Với anh “Nghệ thuật là khó khăn, đòi hỏi người sáng tạo phải tốn nhiều công sức. Nó không phải cuộc dạo chơi mà là sự kiếm tìm, có thể hôm nay bội thu ngày mai lại mất mùa nhưng với tôi - sự hướng tới cái đẹp thì không bao giờ ngừng”.