Chùm thơ Hạ Nguyên

09:01 25/09/2008
HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà -  TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.

HẠ NGUYÊN là bút danh dành cho “nàng thơ” của Hồ Đăng Thanh Ngọc. Dù báo là nghề nhưng văn vẫn đeo đẳng anh như một định nghiệp. Tác phẩm văn học của Hạ Nguyên chủ yếu là bút ký và thơ.
Xuyên qua thân phận và chút triết lý nhân sinh, thơ Hạ Nguyên mang cái hồn hậu của kiếp sống viễn du vào trí tưởng tiếp nhận, thanh lọc phần nào những bề bộn trong tâm khảm người ta như một vỉa tầng văn hóa.
Xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của Hạ Nguyên tới bạn đọc.

Cho em ngày chia tay

Rồi có một ngày em khởi hành cho cuộc chia tay
Một chuyến tàu muộn, tiếng còi hú muộn trong ánh nắng
                                                                       vàng cũng muộn
Chỉ có tiếng lòng bâng khuâng tất cả sao mà nhanh quá
Nắng vẫn rực rỡ thế kia
Chùm phượng đỏ trên những dãy phố dài vẫn rực rỡ thế kia...
Và bầu trời cao rộng thế kia

Như có một cái gì trong thân thể vừa tách khỏi tôi để bay đi
Và nỗi cô đơn bỗng nhiên tan chảy
Như một cơn bão gió ùa qua tôi
Rồi tất cả gãy đổ trong im lặng

Bay theo chuyến tàu của em
Rưng rức tiếng dế tiềm thức
Nâu nâu những chú chim sẻ nhỏ
Và những mảng màu riêng mang rất trong

Tôi nhìn thấy màu cô đơn đầy như màu xanh trên cao
Ngọn gió lành nói với tôi đó cũng là màu hy vọng

Xanh như một tiếng còi tàu bình minh ngày em trở lại
Làm sao cho trái đất này đông cứng xanh?


Gánh cơm hến đi trong sương

Phá vỡ sự đông đặc trắng
lửa hồng gánh cơm hến của em
mở lối trong sương
thành phố bắt đầu tỉnh giấc

Gánh cơm hến của em đi trong sương
Tôi nhìn thấy lễ hội của rau cỏ
mười ba hay mười bốn
                        những đoàn xiếc xanh và đỏ treo ngược
những cay - đắng - ngọt – bùi
trộn lẫn những chiêm nghiệm của dòng Hương
                                             qua nghìn triệu mắt hến
ôi xanh Huế nói gì trên vai em?

Nói gì mà chén cơm nguội vẫn bốc khói?
Nói gì mà miếng da rán rộn ràng?
Nói gì mà miếng cơm hến thanh ngọt đọng mùi bùn
                                                         những ngày sông đục
Nói gì mà cay?

Mỗi sáng người sông Hương điểm tâm
                                          bằng triết lý cuộc đời
nên mỗi người là một triết nhân, là nghệ sĩ
làm nên sự sang trọng của nghèo khó
và sự tinh tế của dân dã...
từ một chút cơm nguội, chút ruốc, chút muối,
                                      chút hến và vô số rau cỏ...
và những trái ớt cay – sự lừa dối tự nuôi sống.

Rồi em vẫy những chiếc nón chào những người xa lạ
đổi sự im lặng sống động này lấy sự sống động khác

Từ lễ hội của rau cỏ
Em làm nên “thành phố của nghệ thuật sống”

Vục mặt vào gánh cơm hến bốc khói của em
lắng nghe sự thủy chung sôi động
rồi hít hà thấy mồ hôi mặn của mình nhỏ xuống
Ôi thành phố này! Đừng có bốc hơi đi!

2.12.2002

Y áo

Y áo em sương khói rơi đầy
Mưa mấy độ tím mắt buồn ngái ngủ
Ta xa vắng cơn mưa mòng xưa cũ
Rủ lũ mặt trời trốn giấc chiêm bao

Y áo em xanh thuở buồn còn biết khóc
Chim reo trên những chiếc hoa vàng
Y áo em từ nghìn thu vuốt tóc
Tuổi mộng mơ tròn lại chiếc sao băng

Ta từ độ về giàn hoa xác pháo
Y áo em hồng rớt lại dấu chân khuya
Lời từ tạ buồn đầy không biết nhớ
Lẫn vào trăng từ thuở hao gầy

Y áo em từ đó rất kiêu sa
Y áo em từ nghìn thu buộc tóc
Ai sang ngang áo hoa cà tím buốt
Rủ phần hồn ở lại bến sông câm

Lũ bướm ạ ngày xưa rồi đã khép
Khúc ca yêu y áo cuối cung đàn
Dây tơ đứt ai về không nối lại
Lũ dế mèn từ đó biết lang thang.


(nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGÔ MINHGió nồm                Tặng Hoàng Vũ Thuật

  • LÂM THỊ MỸ DẠMột ngày sống            một ngày thơ          (Tưởng nhớ người anh  kính mến -  Nhà thơ Xuân Hoàng)

  • - Sinh năm 1976- Hiện đang dạy ở trường Quốc Học - Huế- Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếLời tác giả:Lúc mới tập làm thơ, tôi nghĩ đây chỉ là một cuộc chơi. Không ngờ, bây giờ mỗi lúc muốn tìm lại mình, tôi lại làm thơ.

  • Trong không gian chừng như vô nhiễm của rừng thẳm xanh ôn đới Bạch Mã, những dòng thơ như tan chảy trong mưa, lẩn khuất trong sương mù, những giai điệu bay lên, va động cùng gió mây trên Vọng Hải Đài... Đó là một phần của Trại sáng tác “Ấn tượng Bạch Mã” do Vườn Quốc Gia Bạch Mã phối hợp với Hội LHVHNT TT Huế tổ chức vào dịp 30.4-1.5 vừa qua. Sông CHUAHương xin giới thiệu một số tác phẩm mới còn vương vấn làn mây và sương khói núi rừng trên bản thảo do các tác giả vừa gửi đến.

  • ...Một mình tôi tóc trắng không thấy em đâuĐầm phá trôi nước chảy cả hai đầuPhá rộng quá một đời không qua đượcMùa mãi dài ngút mắt ngóng sang ngâu...

  • Tên thật: Tôn Thất Phong. Sinh năm 1932. Quê quán: Phú Lộc, Thừa Thiên HuếHiện sống tại Nha Trang.Lời tác giả:            Sương khói đè vai áoThả bước đếm hoàng hônDắt câu thơ đi dạoKhắp mọi nẻo tâm hồn

  • Đi trong đêm Huế xuân nàyGió mùa đông bắc gửi heo may vềTrường Tiền hắt bóng vào thơRiêng tôi hắt nỗi ngẩn ngơ với mình...

  • Những khoảng lặng giữa các bản tin thời sự, giữa các dòng ký sự đôi khi không phải là những cái thở phào nhẹ nhõm của một nhà báo vừa xong phận sự với toà soạn. Những khoảng lặng ấy nhiều khi cháy lên những trăn trở sáng tạo mới, với những chiêm nghiệm thơ ca như là một cứu cánh khác của cuộc sống. Nhân Ngày Nhà báo Việt Nam 21.6, Tạp chí Sông Hương xin chúc các đồng nghiệp thêm một tuổi nghề với nhiều thành công mới. Nhân đây, Sông Hương xin giới thiệu một số sáng tác của các nhà báo: Trần Tuấn, Hồ Việt Khuê (báo Tiền Phong), Bùi Long (báo Thanh Niên), Văn Công Toàn (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế), Trần Vũ Long, Lương Ngọc An (báo Văn nghệ), Nguyễn Hồng Hạnh (báo Thừa Thiên Huế).

  • Sinh năm 1956 tại Huế.Tốt nghiệp cử nhân Mỹ thuật Khoa Điêu khắc.Hiện công tác tại Báo Thừa Thiên HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếĐã in: Phía ngoài ô cửa (thơ thiếu nhi)Giải văn học cố đô

  • Sinh năm 1950 tại An Truyền, Huế.Hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.Các tập thơ đã in:                      + Mênh mông chiều (1992)                      + Giọt buồn nghiêng (1998)                      + Mưa rêu (2003)

  • ...đêmanh ngước lên nền trờitìm hình bóng em trong vì sao sáng lạnh cạnh vũng trăng hoang liêuvà tự dặn lòng mìnhhãy yêu thươngnhưng đừng níu giữem hiểu không...?

  • Tên thật: Bùi Công ToaSinh năm: 1948 tại HuếHội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên HuếTác phẩm chính: - Lãng giữa chiêm bao (Thơ NXB Thuận Hoá - 1998)- Nến chiều (Thơ - NXB Thuận Hoá - 2000)

  • Một buổi chiều thu nắng ngã màu,Cảnh chùa Khuông Việt dưới trời Âu.Suối thơ, hồn nhạc, hoà cung điệu.Giọng hát, lời ca, mãi thấm sâu...

  • ...“xin hãy hồi sinh                Tôi muốn sống trọn đời” (*)và tôi nghetrong thăm thẳm tháng ngàytrên đỉnh bậc thang thơ khát vọngVinh Quang như đã hiện lênNói tiếng nói thợ thuyền mộc mạc- Trái Đất là Mẹ                 Thế giới là Cha!...

  • Sinh ngày 10 - 8 - 1943.Quê quán: Thượng An, Phong Điền, TT.Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.HuếTác phẩm chính:- Bên dòng thời gian - Tập thơ  1992.- Tôi yêu cuộc đời đến chết Tập thơ 1999.

  • ...Dưới thời Nguyễn, chủ yếu là thời Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), vườn Thiệu Phương là nơi nhà vua thường đến dạo chơi thưởng cảnh, vịnh thơ. Vua Thiệu Trị đã xếp vườn là thắng cảnh thứ 2 của đất Thần Kinh và viết bài thơ Vĩnh Thiệu Phương văn nổi tiếng. Bài thơ này cùng cảnh vườn đã được ghi lại trong một bức tranh gương tuyệt đẹp hiện treo tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế...

  • ...Không thể chết cho ai cần sốngKhi em đứng vọng vẫy xa bờThì cố thoát ra vòng xoáy dữTan bão rồi ngửa mặt trăng khuya.

  • Sinh ngày 07 - 02 - 1978Hội viên Hội Nhà Văn TT.Huế, hiện công tác tại Ban Tuyên Giáo Tỉnh Uỷ.Tác phẩm đã xuất bản: Khúc đêm (tập thơ  - NXB Thuận Hoá 2002)“Thơ Châu Thu Hà là những cảm xúc tươi non, những rung cảm lặng thầm, có cả những vui buồn bất chợt và cả những lời xôn xao của trái tim yêu muốn tâm tình, thủ thỉ nhưng còn nhút nhát, vụng về...”                                                    Hồ Thế Hà

  • Bên cạnh dòng thơ nằng nặng tư duy, lục vấn nhiều vấn đề hiện đại, hậu hiện đại; đọc thơ người bạn mới đến Phan Lệ Dung có cảm tưởng như được giải thoát khỏi nền âm nhạc điện tử trở về với khúc nhạc đồng quê.Lắng trong nhịp điệu của những cảm xúc trong trẻo, và hồn hậu là thế giới của những chú chim sẻ, chim ri, của mùi hương lúa mới gặt, và của cả tình yêu cũng như một bản hoà âm trôi bềnh bồng giữa đồng không mông quạnh…Sông Hương xin được giới thiệu một số bài thơ mới của Phan Lệ Dung vừa gửi đến.                        SH

  • LTS: Vào ngày 27.3 đến, một sự kiện THƠ sẽ diễn ra trên đất cố đô với trên 500 thành viên của CLB UNESCO THƠ ĐƯỜNG VIỆT NAM tụ hội về bên dòng Hương Giang thơ mộng để cùng tổ chức Ngày hội Thơ Đường lần IV. Nhân dịp này, tập “Huế với Đường Thi” sẽ được ra mắt. Tạp chí Sông Hương nồng nhiệt chúc mừng Ngày hội Thơ Đường và nhân đây xin giới thiệu một số tác phẩm Đường Thi do các thành viên CLB gửi đến.