Chùm thơ Hạ Nguyên

09:01 25/09/2008
HẠ NGUYÊN* Sinh năm 1966 tại Hương Cần - Hương Trà -  TT. Huế* Hội viên Hội Nhà báo Việt , Ủy viên BCH Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế khóa IV (2007 - 2012).* Hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế* Có nhiều tác phẩm in chung trong các tuyển tập: “20 truyện ngắn và ký 1975 - 1995”, “25 truyện ngắn và ký 1975 - 2000”, “Thời gian và nỗi nhớ”, “Trịnh Công Sơn - cát bụi lộng lẫy”, “Thừa Thiên Huế trong cơn đại hồng thủy (2000)” v.v.

HẠ NGUYÊN là bút danh dành cho “nàng thơ” của Hồ Đăng Thanh Ngọc. Dù báo là nghề nhưng văn vẫn đeo đẳng anh như một định nghiệp. Tác phẩm văn học của Hạ Nguyên chủ yếu là bút ký và thơ.
Xuyên qua thân phận và chút triết lý nhân sinh, thơ Hạ Nguyên mang cái hồn hậu của kiếp sống viễn du vào trí tưởng tiếp nhận, thanh lọc phần nào những bề bộn trong tâm khảm người ta như một vỉa tầng văn hóa.
Xin trân trọng giới thiệu chùm thơ của Hạ Nguyên tới bạn đọc.

Cho em ngày chia tay

Rồi có một ngày em khởi hành cho cuộc chia tay
Một chuyến tàu muộn, tiếng còi hú muộn trong ánh nắng
                                                                       vàng cũng muộn
Chỉ có tiếng lòng bâng khuâng tất cả sao mà nhanh quá
Nắng vẫn rực rỡ thế kia
Chùm phượng đỏ trên những dãy phố dài vẫn rực rỡ thế kia...
Và bầu trời cao rộng thế kia

Như có một cái gì trong thân thể vừa tách khỏi tôi để bay đi
Và nỗi cô đơn bỗng nhiên tan chảy
Như một cơn bão gió ùa qua tôi
Rồi tất cả gãy đổ trong im lặng

Bay theo chuyến tàu của em
Rưng rức tiếng dế tiềm thức
Nâu nâu những chú chim sẻ nhỏ
Và những mảng màu riêng mang rất trong

Tôi nhìn thấy màu cô đơn đầy như màu xanh trên cao
Ngọn gió lành nói với tôi đó cũng là màu hy vọng

Xanh như một tiếng còi tàu bình minh ngày em trở lại
Làm sao cho trái đất này đông cứng xanh?


Gánh cơm hến đi trong sương

Phá vỡ sự đông đặc trắng
lửa hồng gánh cơm hến của em
mở lối trong sương
thành phố bắt đầu tỉnh giấc

Gánh cơm hến của em đi trong sương
Tôi nhìn thấy lễ hội của rau cỏ
mười ba hay mười bốn
                        những đoàn xiếc xanh và đỏ treo ngược
những cay - đắng - ngọt – bùi
trộn lẫn những chiêm nghiệm của dòng Hương
                                             qua nghìn triệu mắt hến
ôi xanh Huế nói gì trên vai em?

Nói gì mà chén cơm nguội vẫn bốc khói?
Nói gì mà miếng da rán rộn ràng?
Nói gì mà miếng cơm hến thanh ngọt đọng mùi bùn
                                                         những ngày sông đục
Nói gì mà cay?

Mỗi sáng người sông Hương điểm tâm
                                          bằng triết lý cuộc đời
nên mỗi người là một triết nhân, là nghệ sĩ
làm nên sự sang trọng của nghèo khó
và sự tinh tế của dân dã...
từ một chút cơm nguội, chút ruốc, chút muối,
                                      chút hến và vô số rau cỏ...
và những trái ớt cay – sự lừa dối tự nuôi sống.

Rồi em vẫy những chiếc nón chào những người xa lạ
đổi sự im lặng sống động này lấy sự sống động khác

Từ lễ hội của rau cỏ
Em làm nên “thành phố của nghệ thuật sống”

Vục mặt vào gánh cơm hến bốc khói của em
lắng nghe sự thủy chung sôi động
rồi hít hà thấy mồ hôi mặn của mình nhỏ xuống
Ôi thành phố này! Đừng có bốc hơi đi!

2.12.2002

Y áo

Y áo em sương khói rơi đầy
Mưa mấy độ tím mắt buồn ngái ngủ
Ta xa vắng cơn mưa mòng xưa cũ
Rủ lũ mặt trời trốn giấc chiêm bao

Y áo em xanh thuở buồn còn biết khóc
Chim reo trên những chiếc hoa vàng
Y áo em từ nghìn thu vuốt tóc
Tuổi mộng mơ tròn lại chiếc sao băng

Ta từ độ về giàn hoa xác pháo
Y áo em hồng rớt lại dấu chân khuya
Lời từ tạ buồn đầy không biết nhớ
Lẫn vào trăng từ thuở hao gầy

Y áo em từ đó rất kiêu sa
Y áo em từ nghìn thu buộc tóc
Ai sang ngang áo hoa cà tím buốt
Rủ phần hồn ở lại bến sông câm

Lũ bướm ạ ngày xưa rồi đã khép
Khúc ca yêu y áo cuối cung đàn
Dây tơ đứt ai về không nối lại
Lũ dế mèn từ đó biết lang thang.


(nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • vốc chút tàn tro trong lò gạch lạnhngọn lửa xa xăm bỏng rát giữa lòng tayngày bất chợt trổ ngọn gió âm uký âm điệu kèn Saranai trên tàn câygià hơn ngàn tuổi...

  • ...sông vẫn xanh màu xanh thuở ấykhác là bây giờ bên sông nhà chọc trời soi bóngô tô đan kín đại lộ lấp loáng nắng trưahình như gió xưa đang háthoa bằng lăng tím lối qua cầu...

  • LƯU LYTên thật: Trần Thị Vân Dung, sinh ngày 28.8.1978 tại Thanh Chương, Nghệ An.Thơ Lưu Ly là sự giãi bày nỗi niềm của một tâm hồn đa cảm mà đơn phương... Sự chân thành mộc mạc của tác giả sẽ mang lại cho người đọc chút “hương đồng gió nội” thật hiếm hoi trong dòng thơ hiện đại.

  • ...Có nơi nào như đất nước tôitiếng trống tràng thành cũng lung lay bóng nguyệtthiếu phụ tiễn chồng ra trậnđêm trở về nằm gối nửa vầng trăng...

  • Trà Mi vốn là bí danh có từ thời hoạt động nội thành của Nguyễn Xuân Hoa được anh “nối mạng” vào “thương hiệu” thơ khi cái đẹp bừng nở trong tuệ giác.Dù không lấy thơ làm cứu cánh nhưng nó vẫn là một hằng số tâm linh đối với bất cứ ai trong mỗi một chúng ta. Sự tung hứng giữa cảm xúc và trí tuệ, sự cộng hưởng giữa truyền thống và hiện đại, sự bức xạ giữa ý tưởng và ngôn ngữ được coi như một nguyên tắc đồng đẳng trong thi pháp thơ Nguyễn Xuân Hoa.Nguyễn Xuân Hoa sinh năm 1947 tại Quảng Điền, TTHuế. Hiện là tỉnh uỷ viên, giám đốc Sở Văn hoá Thông tin TTHuế.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc chùm thơ mới của anh.

  • ...Em đã lấy những gìmà Chúa không cần nữaNgười đã ban tặng emMột tình yêu đau khổ...

  • Cách đây 700 năm, vào năm 1306, vua Trần Nhân Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa, bờ cõi Đại Việt được mở rộng. Hai châu Ô, Lý được vua Chế Mân cắt để làm sính lễ dâng vua Đại Việt. Sau đó, hai châu này được đổi thành châu Thuận và châu Hóa. Thuận Hóa được hình thành từ cơ sở đó.Những bài thơ chữ Hán viết về vùng đất này sớm nhất có thể kể đến như Hóa Châu tác (Làm ở Hóa Châu) vào khoảng năm 1354 của Trương Hán Siêu (?-1354); Hóa Thành thần chung (Chuông sớm ở Hóa Thành) của Nguyễn Phi Khanh (1355-1428); Tư Dung hải môn lữ thứ (Nghỉ chân ở cửa biển Tư Dung) của Lê Tư Thành (vua Lê Thánh Tông 1442 - 1497)... Nhân kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 - 2006) TCSH trân trọng giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ này.HẢI TRUNG giới thiệu

  • Đá Hạ Long đa tình hóm hỉnhNên mái cong đuôi trống xoè lôngTrời và nước hồng hoang kết dínhSóng nôn nao như tiếng vợ gọi chồng...

  • ...đêm bình yên linh hồn nương náusao ta một mình thao thứcsao ta một mình lay gọilối nào tới ban mai?...

  • ...khoảng vườn xanh xưatrồng toàn cây cẩm túnở một bông thôi cũng đủ nhớ thương người...

  • ...từng hàng cỏ mọc bon chencôn trùng nương náu cũng quen lâu rồi...

  • LTS: Nguyễn Xuân Hoàng viết nhiều, viết đủ các thể loại nhưng tác phẩm đã công bố phần lớn là truyện ngắn, bút ký, tản văn, tiểu luận v.v... còn thơ thì ít khi xuất hiện. Song, có lẽ thơ mới là “ngọc châu” trong văn nghiệp của anh. Những bài thơ gần đây được Hoàng viết ra như một sự dự phóng điềm gở của định mệnh.Khắc khoải yêu thương, khắc khoải đợi chờ là tâm trạng của Hoàng được “mã hoá” trong chùm thơ mà Sông Hương vừa tìm thấy trong di cảo của anh.

  • ...Xin hãy để ta mơ về Hợp NhấtLòng bản thể thẳm sâu hòa điệu giữa lòng ta...

  • LÊ HUỲNH LÂMSinh năm 1967, tại Phú Vang - Thừa Thiên Huế; Kỹ sư tin học (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Tác phẩm đã in: Sông hoa (tùy bút)....ấy là một khuôn mặt trầm tư? U uất? Khuôn mặt với đầy đủ đặc tính của một “triết gia bi đát”. Bây giờ, những ngôn từ mà anh dày công nhào nặn đã ý thức hơn về vị thế của mình trong đoản - khúc - người, và chúng không còn cưỡng bức xác thân anh đi ngược chiều nhân loại nữa. Những ngôn từ  (bị dòng đời ám ảnh) đã tự sắp đặt thơ. Bây giờ, thơ trở thành tính từ của thân phận mỗi khi cõi lòng anh lên tiếng...Sông Hương xin chuyển tới bạn đọc ba “cột thơ” rút từ ngôi nhà của anh.

  • ...Không còn ở trong vòm cửa hẹpCả khoảng không bừng sáng quanh ta...

  • ...Tiếng aiTrong gióHú dài…

  • LGT: Như một chuyến hành hương về nguồn cội, với nghĩa cử cao đẹp, Công ty Văn hoá Trí tuệ Việt đã cho ra đời tập sách HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN, gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, thơ, nhạc,... Đặc biệt hơn hết là danh sách đầy đủ, chính xác của 10.263 anh hùng liệt sĩ yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn.
    Sông Hương xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc những dòng thơ được thắp lên từ HUYỀN THOẠI TRƯỜNG SƠN - như một nén nhang gọi hồn những người đã ngã xuống!

  • LGT: Trong cuộc đi tìm mình khắc khoải ở trời , Nguyên Quân mang theo những u uẩn của quá nửa phần đời để mỗi buồn ngồi gặm nhấm. Chắc hẳn cũng nhờ vậy, anh đã làm được một điều không dễ - ấy là gọi tên đúng nỗi buồn giữa mênh mang thi phú...Sông Hương xin giới thiệu chùm thơ của Nguyên Quân mà hai trong số đấy sẽ được tuyển vào 700 năm thơ Huế.

  • Hơn một năm trước, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ giương cao Lá cờ trắng. Nhưng dường như đấy chỉ là hình thức “trá hàng” của một nàng thơ giữa độ hồi xuân.Không hiểu tự bao giờ, loài cúc dại đã cắm rễ vào cõi hồn đa mang của chị hút đến cả nỗi đau dung dưỡng xác thân trong kiếp luân hồi đầy khổ nạn. Tập thơ mới nhất của chị, là sự bung nở của vô vàn cúc dại, để trí nhớ đất này thêm những phút thăng hoa...

  • NGUYỄN THIỀN NGHITên  thật là Nguyễn Bồn, sinh năm 1948 tại Phú Vang, Thừa Thiên Huế.Hội viên Hội Nhà văn TT.Huế.Hiện là giáo viên của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hương Thuỷ.